Đây là ebook chụp ảnh đường phố của Eric Kim. Trong đó, tác giả đúc kết thành 100 bài học ngắn – đặc trưng của từng nhiếp ảnh gia bậc thầy – về nhiếp ảnh đường phố (street-life). Đó là những đúc kết ngắn gọn từ sự nghiệp nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson, Josef Koudelka, Sebastião Salgado, Anders Petersen, William Klein … Có lẽ mỗi người có hướng đi và cách học chụp riêng cho chính mình, có thể khác biệt nhau, nhưng thấy đây cũng là những lưu ý cần thiết cho nhiều người chập chững.
Bài 1:
- Fulfill your personal maximum
- Get closer
- Shoot 25% more than you think you should
- Shoot from the gut
- The “.7 Meter Challenge”
- “Marinate” your photos
- Don’t shoot from the hip
- Influence the scene
- Don’t crop
1 – Hãy thể hiện tối đa nét riêng của bạn
Josef Koudelka
Trong vòng mười năm trở lại đây, tôi đã cố tìm cho cho mình tiếng nói, phong cách và lối đi riêng trong nhiếp ảnh. Hành trình này đã dẫn dắt tôi trải qua cuộc sống bằng nhiều cách không thể tin nổi. Tôi đã học được rất nhiều bài học trong nhiếp ảnh (và đời sống) mà đã biến đổi tôi thành một con người nhân bản thực sự.
Mối quan tâm đặc biệt của tôi chính là nhiếp ảnh đường phố; bắt dính những khoảnh khắc của cuộc sống đời thường giữa những chốn công cộng. Tôi luôn bị hấp dẫn bởi đồng loại, và nhiếp ảnh đường phố đã giúp tôi càng lúc càng trở nên một con người đầy cảm thông hơn.
Nói gì thì nói, nhiếp ảnh là nhiếp ảnh. Tôi thường cảm thấy mình chỉ nên chụp “ảnh đường phố”, nhưng, trong hướng đi riêng của mình, tôi đã khám phá ra điều quan trọng, không phải là bạn chụp được những gì, mà là việc chụp ảnh làm cho bản cảm thấy như thế nào, mới là quan trọng; Điều quan trọng là việc chụp ảnh có thôi thúc bạn bước ra khỏi nơi tiện nghi của mình, và bạn có khả năng thể hiện được tối đa cái riêng tư của bạn hay không.
Tôi cảm thấy mục đích sống của mình là tích lũy kiến thức, và chắt lọc thông tin cũng như các bài học mà mình đã học được về nhiếp ảnh từ quảng đại quần chúng. Tất nhiên tôi không phải là một “bậc thầy”; tôi chỉ là một sinh viên tầm thường dành hết cuộc đời mình để theo đuổi việc học tập. Những gì tôi chia sẻ trong tập sách này là một rút tỉa từ những bài học tôi đã học được từ các nhiếp ảnh gia bậc thầy.
Đừng cho bất cứ điều nào trong tập sách này là “chân lý”. Thay vào đó, hãy xem các bậc thầy nhiếp ảnh giống như những người hướng dẫn riêng cho bạn. Hãy coi những bài học này như một nhúm muối; hãy nhón ra và chọn lấy những bài học nào đánh động đến bạn nhất, và gạt bỏ tất cả những gì còn lại.
Cuối cùng, để tìm ra quan điểm và phong cách riêng của bạn trong nhiếp ảnh, bạn chỉ cần biết bạn là một con người. “Biết mình” chính là sự khôn ngoan vĩ đại nhất mà các triết gia cổ đại đã đưa ra cho chúng ta.
“Nếu bức ảnh bạn chụp không đủ đẹp, chính là do bạn không đến đủ gần” – Robert Capa
Một trong những khuyết điểm phổ biến mà nhiều người mới bắt đầu chụp ảnh đường phố thường mắc phải, đó là : họ không đến đủ gần.
Chúng ta có nhiều nỗi lo sợ và đưa ra nhiều lời biện bạch để không đến đủ gần trong việc chụp ảnh đường phố. Chúng ta ngại chọc giận người khác, ngại làm người khác cảm thấy khó chịu, và sợ những người không quen biết gọi cảnh sát đến (thậm chí còn sợ bị hành hung).
Hãy hoàn toàn nhận thức được điều này trong đầu bạn. Việc đến gần một người xa lạ, sẽ không làm bạn chết được. Quả thực, tôi đã học được trong chụp ảnh (và trong cuộc sống), tiếp cận thể lý thì dẫn đến tiếp cận cảm xúc.
Chỉ dùng một ống kính télé hay một ống kính zoom để “đến gần” chủ thể bạn chụp, thì không đủ. Dùng một ống kính télé, tức là bạn đang nén nhỏ bức ảnh của bạn lại, và khi nhìn vào nó, người ta ít có cảm giác gần gũi. Nó khiến cho có cảm tưởng như bạn chỉ là một du khách đứng ngoài nhìn vào, chứ không phải là một người tham gia chủ động trong cảnh chụp.
Trong chụp ảnh đường phố, tôi thường khuyến cáo nên dùng một ống kính 35mm (tương đương với full-frame) đối với hầu hết những người chụp ảnh, (Alex Webb, Constantine Manos và Anders Peterson thường chụp với độ dài tiêu cự như vậy). Mắt người nhìn thế giới chung quanh trong một góc nhìn 40mm, và tôi thấy rằng chụp ảnh với một ống kính 35mm thì có đủ mức độ xê xích chung quanh các mép của khung hình.
Một ống kính 50mm cũng tốt (Henri Cartier-Bresson nổi tiếng là do đã dùng loại ống kính này gần như cả đời ông), nhưng trong thế giới đông đúc ngày nay, tôi cho rằng việc đó hơi khó. Một ống kính 28mm cũng khá tốt (William Klein, Bruce Gilden và Garry Winogrand cũng dùng loại này), nhưng với loại ống kính này, bạn phải chấp nhận đến đủ gần mới làm đầy khung hình được.
Như một quy tắc chung, tôi cố gắng chụp bằng ống kính 35mm với khoảng cách ít nữa là 2 cánh tay (hoặc gần hơn nữa). Khoảng cách hai cánh tay tương đương 1,2m (khoảng 4 feet). Do đó, tôi luôn thiết đặt trước máy ảnh lấy nét ở cự li 1,2m, với khẩu độ f/8, ISO 1600, và chỉ việc ra khỏi nhà rồi tìm cho đúng lúc để chụp.
Nếu có lúc nhìn thấy một nhân vật thú vị trong cuộc đời mình, bạn hãy nhận thức được rằng mình sẽ không bao giờ nhìn thấy lại họ lần thứ hai. Vậy hãy sống mà không nuối tiếc và hãy chụp ảnh đi.
Tôi đã gặp một người phụ nữ trên đường phố New York City và nói với bà ấy rằng, “Ôi lạy Chúa, thưa cô, cô là người phụ nữ tuyệt vời mà tôi chưa từng gặp. Cô có phiền khi tôi chụp một vài bức ảnh không ?” Bà ấy tỏ ra hết sức khiêm tốn và bảo, “Tất nhiên rồi !”.
Tôi đến thật gần với chiếc máy ảnh KTS Ricoh Gr, và chụp bằng ống kính 28mm, chức năng Cận Cảnh trong chế độ “P” cùng với ISO 400. Để đưa gương mặt của bà vào đầy khung, tôi đã chụp với khoảng cách 0,3m. tôi chụp nhiều bức, một vài bức bằng đèn flash, vài bức khác thì không. Tôi bảo bà hướng vào tôi rồi lần lượt nhìn lên và nhìn xuống.
Đến bức thư 19, bà nén cười và nói, “Chụp nhiều ảnh thế, ông điên thật !” rồi bà bật cười lớn. Trong bức ảnh ấy, tôi đã bắt dính được “khoảnh khắc quyết định”.
Sau khi bắt dính khoảnh khắc, tôi vẫn chưa chắc chắn 100% là mình đã có được bức ảnh đẹp nhất hay chưa, do đó, tôi tiếp tục bấm máy thêm khoảng 10 tấm nữa.
Như một quy tắc chung, khi nghĩ rằng mình đã chụp được ảnh rồi, tôi vẫn tiếp tục chụp thêm 25% số bức đã chụp (bởi vì chẳng bao giờ bạn biết được liệu mình có chụp được bức ảnh đẹp nhất hay chưa).
Sau đó bà ấy nói với tôi là bà đã 82 tuổi. Lý do bức ảnh hết sức ý nghĩa đối với tôi là vì lúc ấy đang có quá nhiều những bức ảnh về cái chết, sự hủy hoại và nỗi khốn cùng trên thế giới.
Đấy là một trong những bức ảnh hết sức “may mắn” mà tôi đã chụp được, tôi hy vọng mình có thể chụp được nhiều bức ảnh như vậy để quảng bá tính chất tích cực và tình yêu trên thế giới này.
Anders Peterson là một trong các bậc thầy nhiếp ảnh đương đại có nhiều ảnh hưởng rộng lớn nhất. Ông chỉ chụp bằng một chiếc máy ảnh phim ‘point-and-shot’ (Contax T3) và chụp những bức ảnh trắng đen rất có hồn mà ông gọi là “tư liệu”. Ông tự làm cho mình và những người ông gặp gỡ trở thành chủ thể chính, và ông chụp từ trái tim.
Một bức ảnh không có cảm xúc là bức ảnh chết. Vấn đề mà nhiều người chụp ảnh thường mắc phải là cố làm cho việc chụp ảnh của họ quá nặng tính phân tích. Họ chú trọng vào việc sắp xếp bố cục, lên khung, hình thức, ánh sáng đẹp, nhưng lại quên đi điều quan trọng nhất, đó là tạo ra một bức ảnh đáng nhớ : một bức ảnh có hồn, chất chứa đầy niềm say mê.
Khi ra ngoài để chụp ảnh, bạn đừng cố thể hiện quá chi li. Hãy chụp bằng trực giác và chụp bằng cả tấm lòng của mình.
Thậm chí có khi bắt gặp điều gì đó không mấy thú vị, bạn cũng đừng nên quá khắt khe với chính mình.
Chớ để cho đầu óc bạn bảo : “Đừng chụp bức ảnh ấy, chẳng hấp dẫn tí nào, và không ai thấy nó thú vị đâu”. Hãy cứ chụp, vì sau đó bạn vẫn có thể chỉnh sửa hoặc xóa nó đi tùy ý. Vậy thì phân tích vào lúc nào ?
Hãy chụp với cả tấm lòng khi bạn ra ngoài để chụp ảnh đường phố, nhưng hãy sử dụng đầu óc của mình khi ở nhà và chỉnh sửa (chọn lựa) các bức ảnh. Hãy phân tích chúng theo từng sự kiện một cách tỉ mỉ, và học biết cách “giết chết những đứa con bé bỏng của mình” (Những bức ảnh không mấy nổi bật song do cảm tính mà bạn gắn bó với nó, tuy biết là nó không đẹp).
Hãy tách riêng việc chụp ảnh với khâu chỉnh sửa. Chúng được tiến hành bằng hai phần khác nhau trong não bộ của bạn, và nếu cố vận dụng cả hai cùng một lúc, bạn sẽ thất bại.
Như một thủ thuật thực dụng, hãy tắt màn hình LCD trên máy ảnh khi chụp, và hãy kềm chế đừng nhìn lại những bức ảnh ngay sau khi vừa chụp (cái này người ta gọi là “lăn tăn”). Tại sao ? Vì nó giết chết “luồng chụp” của bạn.
Hơn nữa, hãy để cho những bức ảnh bạn chụp được “thấm” lâu hơn, bằng cách để yên chúng sau khi chụp một tuần, rồi mới xem lại.
Để thực sự thoải mái đến gần chủ thể bạn muốn chụp, hãy thử thực hành như ông bạn Satoki Nagata của tôi : Dành nguyên một tháng chỉ để chụp các chủ thể ở cự li 0,7m (khoảng một cánh tay).
Với thực hành này, bạn hãy chuyển máy ảnh sang chế độ lấy nét bằng thủ công, và điều chỉnh ống kính của bạn ở tiêu cự tương tự. Với kiểu “ép máy sáng tạo” như thế, bạn sẽ học được cách tiếp cận được các chủ thể và làm cho họ thoải mái khi bạn chụp ở một cư li rất gần.
Thoạt đầu, hãy nên xin phép, rồi một khi đã cảm thấy dạn dĩ hơn, hãy bắt đầu chụp một cách tự nhiên.
Tôi chụp cả bằng phim lẫn bằng KTS, nhưng một ưu điểm lớn nhất của việc chụp phim là, dù có muốn chăng nữa, bạn cũng không thể xem lại được các bức ảnh ngay sau khi vừa chụp.
Với phim, thường là sau khi chụp, tôi để yên từ 6 tháng đến 1 năm mới tiến hành xử lý. Điều này giúp tôi thực sự tách mình ra khỏi cảm tính của tôi đối với các bức ảnh, và có thể nhìn lại chúng một cách khách quan hơn.
Với KTS, tôi thấy thật khó mà để cho các bức ảnh mình chụp được “thấm” lâu hơn, như đã nói ở trên, do cứ mãi “lăn tăn” (nhìn ngay vào bức ảnh vừa chụp xong).
Khi chụp bức ảnh này, tôi nhìn thấy người phu nữ ấy đang đứng trước tấm biển quảng cáo ở Luân Đôn. Tôi đến gần bà và chụp liền hai tấm. Một, chụp lúc bà đang nhìn đi chỗ khác, và một là lúc bà nhìn thẳng về phía tôi.
Mới đầu, tôi không cho rằng đó là một bức ảnh đẹp, nhưng sau một thời gian để “thấm” – và càng ngồi nhìn vào nó, tôi càng thích nó hơn. Tôi cũng đã đưa nó cho một cặp vợ chồng bạn thân xem, họ đều đồng ý đó là một bức ảnh hấp dẫn. Đối với một số bức ảnh, bạn càng để chúng “thấm” lâu, thì bạn càng thích chúng thêm.
Một số khác thì trái lại, càng “thấm” lâu, bạn càng không thích chúng. Hãy hình dung dầu và nước đựng chung trong một chiếc chai. Bạn lắc mạnh chiếc chai, cả hai thứ chất lỏng ấy hòa trộn vào nhau.
Để yên một lúc, dầu sẽ nổi lên trên (những bức ảnh đẹp), trong khi nước thì lắng xuống dưới (những bức ảnh không đạt).
Một sai lầm phổ biến khác mà người chụp ảnh đường phố thường mắc phải, đó là cố vượt qua nỗi sợ hãi chụp ảnh đường phố, bằng cách chụp ngang hông (chụp ngang thắt lưng và không ngắm qua ống ngắm).
Cá nhân tôi, khi bắt đầu chụp ảnh đường phố, tôi lệ thuộc vào việc “chụp từ ngang hông” (2010). Tôi rất ngại đưa máy ảnh có ống ngắm lên ngang mắt, bởi vì sợ bị “bắt gặp” khi chụp ngẫu nhiên những người xa lạ.
Garry Winogrand là một trong những nhiếp ảnh gia đường phố có nhiều tác phẩm nhất trong lịch sử. Ông chụp bằng một chiếc Leica với ống kính 28mm, và rất nổi tiếng nhờ cách tạo ra những bức ảnh có chiều sâu, rõ cạnh và trực diện. Nếu lên trang Youtube, bạn có thể nhìn thấy ông đứng gần chủ thể khi chụp đến mức nào, và ông luôn nhanh mắt nhìn qua ống ngắm trong lúc chụp. Điều này cho phép ông lên khung một cách phù hợp, và nắm bắt được khoảnh khắc mà ông cho là hấp dẫn.
Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy việc chụp từ ngang hông thật là một kiểu đối phó vụng về. Càng chụp từ ngang hông, càng khiến tôi ít tự tin mình là một người chụp ảnh đường phố. Không chỉ có vây, nhưng giống như Garry Winogrand nói, tôi không làm chủ được việc lên khung. Những bức ảnh tôi chụp đều nghèo nàn, thiếu cân đối, và bất cứ bức nào hơi khá một chút, thì cũng đã là may mắn lắm rồi.
Là người chụp ảnh đường phố, bạn chẳng làm gì sai trái. Bạn đang cố gắng tạo ra những bức ảnh mà người ta ai cũng có thể thông cảm. Nếu không như vậy, thì các sử gia đã không có được ý tưởng nào về những gì người ta từng làm ở những nơi công cộng trong lịch sử. Tất cả những hình tượng về nhiếp ảnh đường phố như Henri Cartier-Bresson, Helen Levitt, Robert Doisenau và Vivian Maier đã không tồn tại.
Hãy tự tin. Hãy có niềm tin vào chính mình. Bằng cách không chụp từ ngang hông, bạn đang chứng tỏ cho thế giới thấy bạn chẳng làm gì sai. Khi sử dụng ống ngắm (hoặc màn hình LCD), bạn có thể làm chủ tốt hơn việc lên khung và sắp xếp bố cục.
Bạn làm khi đang chụp ảnh đường phố, và “bị bắt gặp quả tang ?
Gợi ý của tôi : hãy nhìn vào chủ thể, mỉm cười, nói “cảm ơn” và rời đi.
Đôi lúc cũng hay, khi chủ thể để ý thấy bạn sắp chụp ảnh họ.
Chẳng hạn, trong bức ảnh này tôi chụp ở Hollywood, tôi nhìn thấy phần hông của người phụ nữ lớn tuổi đội chiếc mũ rộng vành và đeo đôi mắt kính lớn ấy. Tôi khom người xuống và chụp bằng chiếc Canon 5D, ống kính 24mm. Ngay vào giây tôi chuẩn bị chụp, bà ấy nhìn tôi và tạo dáng với hai bàn tay vung lên một cách “vui nhộn”.
Nếu tôi chụp từ ngang hông, có thể bà đã không để ý thấy tôi. Do đó, bà sẽ chẳng bao giờ tạo dáng để tôi chụp, và bức ảnh ấy đã không tồn tại.
Nhưng việc chủ thể để ý thấy bạn như thế có phá hỏng bức ảnh của bạn không ? Dứt khoát là không..
William Klein có lối tiếp cận rất hay với các chủ thể khi ông chụp ảnh đường phố, và sự có mặt của ông đã làm cho những bức ảnh ông chụp đầy sức sống, năng động và rõ cạnh hơn.
Một sai lầm phổ biến mà nhiều người chụp ảnh mắc phải là cắt xén quá nhiều những bức ảnh họ chụp. Họ mắc chứng “nghiện-cắt-xén”, qua đó họ cắt xén bất cứ bức ảnh nào họ chụp (ngay cả khi không cần thiết phải làm như vậy). Tôi cũng đã từng có lúc như thế, cứ cắt xén quá đà những bức ảnh mình chụp (ngay cả khi các mép ảnh cũng rất hấp dẫn).
Một mặt trái khác của việc “nghiện-cát-xén” : tôi sẽ trở nên lười biếng khi chụp ảnh đường phố. Tôi đứng rõ xa với chủ thể và cứ cho là mình cứ việc xén bớt và zoom chủ thể lại gần, thay vì đến thật gần.
Tôi sẽ luôn nhủ thầm trong đầu : “Ối dào, nếu có chụp dở đi nữa, thì sau đó mình cứ xén bớt đi là được ấy mà.” Việc này khiến tôi trở nên lười biếng và ngăn tôi không thể cải thiện được kỹ năng sắp xếp bố cục và lên khung.
Khi lần đầu tiên biết được Henri Cartier-Bresson (Bố Già nhiếp ảnh đường phố và bậc thầy về bố cục) không cắt xén các bức ảnh ông chụp (và ngăn cấm các học trò của ông không được làm như vậy), tôi đã quyết định làm theo như thế.
Mới đầu, thật khó mà không cắt xén các bức ảnh. Vì thế mà khi không còn cắt xén nữa, tôi đã nhận ra mình thật quá cẩu thả khi lên khung cho các bức ảnh. Từ đó, bằng cách đặt ra cho mình nguyên tắc không được cắt xén ảnh, tôi đã bắt đầu tập trung được vào việc “làm đầy khung” và tạo ra những mép ảnh đẹp hơn, khiến cho việc sắp xếp bố cục của tôi được cải thiện đáng kể.
Tôi không có ý nói là bạn đừng bao giờ cắt xén các bức ảnh bạn chụp. Có nhiều bậc thầy nhiếp ảnh đường phố vẫn mạnh tay cắt xén các bức ảnh của họ (Robert Frank đã từng có một số cắt xén triệt để trong tập sách ảnh của ông “The Americans”, thậm chí còn chuyển một số bức phong cảnh thành ảnh chân dung bằng cách xén bớt).
Nếu muốn cải thiện kỹ năng sắp xếp bố cục của mình : bạn hãy bỏ ra nguyên một năm đừng cắt xén. Tôi có thể bảo đảm sau thời gian đó, cách lên bố cục của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Và giả như trong tương lai, bạn quyết định bắt đầu lại việc cắt xén, thì hãy luôn thực hiện có chừng mực (tôi khuyên nên cắt xén ở mức dưới 10% một khung hình).
Khi đang chụp ảnh trên đường phố, hãy tránh đừng làm theo lối “phiến diện” (chỉ nhìn vào trung tâm khung hình). Hãy tập trung vào các mép cạnh của khung hình và đặc biệt là hậu cảnh để cải thiện kỹ năng sắp xếp bố cục của bạn.
(Nguồn: Tinhte.vn)