Home > zShop | Cảnh giác người tiêu dùng > 5 thiên tài lừa đảo kinh điển trong lịch sử
zShop | Cảnh giác người tiêu dùngzShop | Top những vụ lừa đảo kinh điển

5 thiên tài lừa đảo kinh điển trong lịch sử

6_148_1363152207_77_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Cùng điểm lại những kẻ lừa đảo khét tiếng trên thế giới để hiểu hơn về cách thức lừa đảo của các “thiên tài” không được đặt đúng chỗ này.

1. George Psalmanazar – người Formosan đầu tiên đến châu Âu

George Psalmanazar (1679-1763) được mệnh danh là kẻ nói dối tài năng nhất từ trước đến nay. Hắn đã “mê hoặc” cả nước Anh trong một thời gian dài với những câu chuyện bịa đặt vô cùng hấp dẫn.

6_148_1363152206_5_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su
George Psalmanazar (1679-1763)

Psalmanazar tự nhận mình là người đến từ một vùng đất bí ẩn, lần đầu tiên đặt chân đến châu Âu. Đôi khi, hắn nói thứ tiếng không ai biết, ăn mặc chẳng giống ai và thực hành những nghi thức kỳ dị… nhưng điều lạ là Psalmanazar có vẻ bề ngoài rất giống người châu Âu.

Psalmanazar luôn quả quyết rằng mình đến từ hòn đảo Formosan ở châu Á xa xôi – nơi trước đây bị một bộ lạc bản địa bắt làm tù binh. Psalmanazar kể lại rất tỉ mỉ về phong tục kỳ lạ ở đó.

6_148_1363152206_65_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Trình độ nói dối của Psalmanazar thành công đến mức hắn còn tự viết thành sách mô tả khá cụ thể hòn đảo kỳ lạ này. Theo cuốn sách “Mô tả về Lịch sử và Địa lý đảo Formosan” mà Psalmanazar xuất bản, những người đàn ông trên đảo không mặc quần áo mà lúc nào cũng “trần như nhộng” với món ăn yêu thích của họ là rắn.

6_148_1363152206_76_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Ngoài ra, Psalmanazar còn đi nhiều nơi để thuyết trình về lịch sử và ngôn ngữ của vùng đất kỳ lạ do chính ông bịa ra, thậm chí còn dịch các tác phẩm văn học không hề có thực về vùng đất hư cấu ấy.

Trò bịp bợm chỉ kết thúc vào năm 1706 khi bản thân Psalmanazar cảm thấy quá mệt mỏi với vở kịch “tự biên tự diễn” của mình và thú thật với bạn bè.

2. Mary Baker – công chúa Caraboo bị bắt cóc

Vào năm 1817, một người thợ đóng giày ở Anh bắt gặp một thiếu nữ đi lạc trong trang phục hết sức lạ lùng. Cô gái này nói thứ tiếng mà không một ai hiểu. Người dân địa phương đã nhờ nhiều người nước ngoài để cố gắng hiểu cô gái đó đang nói gì.

6_148_1363152206_96_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su
Chân dung cô “công chúa” nói dối, Mary Baker

Rất may, cuối cùng cũng có một thủy thủ người Bồ Đào Nha hiểu được phần nào câu chuyện của cô gái. Cô ta nói rằng, mình là công chúa Caraboo đến từ hòn đảo Javasu thuộc Ấn Độ Dương.

Cô bị bọn cướp biển bắt cóc nhưng may mắn trốn thoát được rồi bơi vào bờ. Trong suốt 10 tuần sau, cô công chúa kỳ lạ này luôn là đề tài yêu thích trong những câu chuyện của người dân địa phương. Cô sử dụng cung tên thành thạo, leo trèo cây rất giỏi, hát bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ và cầu nguyện chúa trời mà cô gọi là Allah Tahhah.

6_148_1363152207_12_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Thế nhưng, sự thật cuối cùng cũng được phơi bày. Cô công chúa Caraboo thật ra là con gái của người thợ đóng giày tên là Mary Baker đến từ Devon. Cô từng là một hầu gái làm việc tại nhiều cung điện trên khắp nước Anh.

Cô đã tự sáng tác ra thứ ngôn ngữ kỳ quái chỉ có trong tưởng tượng và khéo léo biến nó thành một câu chuyện như thật. Một điều đặc biệt, “Công chúa Caraboo” còn chu du đến cả Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha nhưng đều không gặt hái được nhiều thành công như ở Anh.

3. Han van Meegeren – họa sĩ giả mạo

Sự dối trá này là kết quả của sự ham muốn hư danh trong giới nghệ thuật. Han van Meegeren luôn cảm thấy mình không được đánh giá cao và đã lựa chọn cách dối trá để giới nghệ thuật thừa nhận mình.

6_148_1363152207_24_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Năm 1889, các học giả tranh cãi vấn đề liệu họa sĩ vĩ đại người Hà Lan – Vermeer có vẽ những tác phẩm miêu tả cảnh trong Kinh Thánh hay không. Van Meegeren đã nhân cơ hội này đưa ra những tác phẩm giả mạo Vermeer.

6_148_1363152207_33_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Ông tỉ mỉ làm giả các đường nét, màu sắc, tuổi tác một số bức tranh và được một số nhà phê bình xác nhận, Vermeer thật sự đã để lại những bức tranh về Kinh Thánh. Những bức tranh giả mạo nhận được nhiều sự tán dương nhưng chính sự háo danh đã khiến Van Meegeren tiếp tục lún sâu vào vũng lầy này.

6_148_1363152207_77_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Tuy nhiên, Van Meegeren đã mắc sai lầm lớn khi bán tranh cho một người trong Đức Quốc xã. Sau chiến tranh, quân Đồng minh coi việc bán tranh của Van Meegeren là hành động bán “kho báu quốc gia”.

6_148_1363152207_89_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Để chứng minh mình không phải là kẻ phản bội đất nước, Meegeren đành thú nhận ông đã làm giả bức tranh. Cuối cùng, Meegeren bị buộc tội làm giả tranh và đã chết bởi một cơn đau tim.

4. Wilhelm Voigt – viên đại úy uy quyền

Wilhelm Voigt (1849-1922) được ghi nhận là một kẻ lừa đảo táo bạo, tên cướp liều lĩnh, khét tiếng bậc nhất trong lịch sử nước Đức. Voigt đã từng đóng nhiều vai để lừa đảo, nhưng thành công và nổi tiếng nhất phải kể đến vai đóng giả viên đại úy vào năm 1906.

6_148_1363152207_99_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Ngay từ nhỏ, Wilhelm Voigt đã nổi tiếng với việc trộm cắp. Khi mới 14 tuổi, Voigt đã bị bắt giam 14 ngày vì tội ăn cắp. Từ năm 1864 -1891, Voigt còn bị bắt giam thêm 4 lần vì tội trộm cắp và 2 lần vì tội làm giả giấy tờ.

Phi vụ lớn và thành công nhất mà Voigt đã từng thực hiện bắt đầu vào năm 1906. Tại  Köpenick, Voigt mua một bộ quân phục đại úy đã sử dụng rồi đến các đơn vị quân đội đóng ở gần đó.

6_148_1363152208_1_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Ngày 16/10/1906, trên đường đi, Voigt tình cờ gặp 2 tiểu đội lính cảnh vệ. Voigt đưa ra một mệnh lệnh khẩn cấp tự làm, trong đó có viết rằng, hắn có quyền trưng dụng bất kỳ đơn vị quân đội nào để điều động đi làm nhiệm vụ đặc biệt.

Nhóm lính này tin là thật và nghe lệnh chỉ huy của Voigt tiến về thành phố Köpenick bằng đường sắt. Khi đến Köpenick, hắn cấp cho mỗi người một khoản tiền nho nhỏ để động viên rồi ra lệnh đánh chiếm Tòa thị chính của thành phố (khi đó Köpenick là một thành phố tự trị).

6_148_1363152208_24_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Do bất ngờ, Voigt và nhóm lính nhanh chóng giành được kiềm quyển soát cơ quan đầu não của thành phố. Hắn ra lệnh bắt giam Thị trưởng thành phố, trưởng phòng thu ngân, phong tỏa các tuyến đường ra vào thành phố và hệ thông tin liên lạc với Berlin. Tiếp đó, Voigt ra lệnh thu hồi toàn bộ các khoản tiền của thành phố.

Sau khi ôm trọn số tiền đã cướp được trong tay, Voigt ra lệnh nhóm lính giữ nguyên vị trí trong vòng 1,5h, còn hắn thì chạy ra ga tàu hỏa trốn mất tăm. Cuối cùng, Voigt bị bắt và bị kết án 4 năm tù giam vì tội tấn công vũ trang và cướp tiền.

5. Paul Kammerer – cóc Bà đỡ giao phối trên cạn

Vào thập niên 20 của thế kỷ trước, một nhà khoa học người Áo tên là Paul Kammerer đã thiết kế một thí nghiệm nhằm chứng tỏ di truyền Lamac (ý niệm cho rằng một sinh vật có thể đạt được các đặc tính và truyền cho đời sau của nó) là hoàn toàn thực hiện được. Vật thí nghiệm của ông này là một giống cóc có tên gọi cóc Bà đỡ.

6_148_1363152208_38_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Phần lớn cóc giao phối dưới nước, vì thế trên chi sau của chúng có những bướu có vảy màu đen giúp chúng có thể giữ lấy nhau khi giao phối. Tuy nhiên, cóc bà đỡ lại giao phối trên cạn và vì thế chúng không hề có những chiếc bướu này.

6_148_1363152208_51_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Kammerer cho rằng, bằng cách ép cóc bà đỡ giao phối dưới nước, ông ta có thể chứng minh chúng sẽ phát triển những chiếc bướu như vậy.

Kammerer cho một số các thế hệ cóc giao phối trong một bể cá đầy nước và cuối cùng công bố đã thành công trong việc tạo ra một nhóm cóc Bà đỡ với những bướu đen trên chi sau.

6_148_1363152208_63_5-thien-tai-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Tuy nhiên, vào năm 1926, tiến sĩ G.K. Noble đã tiến hành xem xét những con cóc nổi tiếng này và phát hiện, bướu đen kia chỉ là mực được bơm vào chi sau của chúng.

Khi trò lừa đảo bị vạch trần năm 1926, Kammerer đã bị làm cho bẽ mặt. Ông quả quyết đã không bơm mực vào những con cóc và cho rằng trợ lý thí nghiệm của ông ta đã làm điều đó. Một vài ngày sau, Kammerer tự tử.

(Theo Tin Mới)