Home > Thủ Thuật > 5 Lý Do Tại Sao EOS 5D Mark IV Lại Rất Phù Hợp với Chụp Ảnh Thiên Văn
Thủ ThuậtThủ Thuật AppleTin Tức

5 Lý Do Tại Sao EOS 5D Mark IV Lại Rất Phù Hợp với Chụp Ảnh Thiên Văn

eos-5d-mark-iv-sample-image_1448-1

Đối với người dùng EOS 5D series trong thời gian dài, EOS 5D Mark IV là một bước tiếp theo được hoan nghênh trong quá trình thay đổi và phát triển của series này. Với khả năng dễ vận hành cho phép bạn chụp ngay mà không bị lúng túng, và cảm giác an tâm khi máy ảnh có khả năng phản ánh ý định của nhiếp ảnh gia, 5D Mark IV thực sự có thể được mô tả bằng chỉ một từ: Đáng tin cậy. Hãy đọc tiếp và xem một số ví dụ để tìm hiểu yếu tố gì làm cho EOS 5D Mark IV được các nhiếp ảnh gia thiên văn ưa chuộng. (Người trình bày: Shigemi Numazawa)

 

Lý do 1: Các đặc điểm vượt trội ở độ nhạy sáng ISO cao và hình ảnh không nhiễu cho phép bạn “đóng băng” những ngôi sao đồng thời duy trì chất lượng hình ảnh

Những ảnh này được chụp vào một mùa thu khi tôi đi dạo quanh một đáy sông. Từ những thay đổi nhìn thấy được ở các khu vực khác nhau của cây cỏ, bao gồm cỏ bông bạc Nhật, thấy rõ sự chuyển mùa đang diễn ra.

Những điều kiện như thế này rất thú vị để chụp vì bạn có thể có được những hình ảnh với một cảm giác khác biệt, tất cả ở cùng một khu vực. Tất cả những gì bạn cần là tăng một chút độ nhạy sáng ISO, rút ngắn thời gian phơi sáng, và khám phá các góc khác nhau khi lắp máy ảnh lên chân máy. EOS 5D Mark IV có hiệu năng độ nhạy sáng ISO cao cải thiện. Do đó, khi kết hợp với một ống kính rộng, có thể chụp bầu trời đầy sao và phong cảnh hoàn toàn “bị đóng băng”, dùng thời gian phơi sáng ngắn đồng thời duy trì chất lượng hình ảnh cao.

EOS 5D Mark IV/ FL: 20mm/ Manual exposure (f/1.4, 8 giây)/ ISO 3200/ WB: 3,600K
Trong khi tôi dạo quanh chụp một cánh đồng cỏ bông bạc Nhật bao la cạnh đáy sông, chòm sao Thiên Lang mọc phía trời đông. Tôi chụp với máy ảnh được lắp lên chân máy đồng thời giới hạn tốc độ cửa trập ở 8 giây. Thiết lập này cho phép tôi an tâm sử dụng độ nhạy sáng ISO 3200 ở khẩu độ tối đa f/1.4.

 

Hiện nay bạn có thể chụp sao ngay cả khi chụp cầm tay

Tôi thử chụp cầm tay, và xác định phạm vi độ nhạy sáng ISO thực tế là ISO 51200 và phơi sáng 0,3 giây. Việc có thể lập khung hình một cách linh hoạt nhờ vào độ nhạy sáng ISO mở rộng trên EOS 5D Mark IV có thể làm thay đổi cách chụp ảnh thiên văn từ nay trở đi.

 

Lý do 2: Có ít nhiễu hơn khi chụp phơi sáng lâu, do đó không còn cần đến tính năng Giảm Nhiễu Phơi Sáng Lâu ngay cả vào những ngày trời nóng

Các tính năng mà tôi chú ý nhất khi chụp ảnh thiên văn là độ nhạy sáng ISO cao và các đặc điểm nhiễu. Một vấn đề lớn là nắm được độ nhạy sáng ISO gì cần sử dụng để có thể duy trì chất lượng hình ảnh cao.

Độ phân giải cao hơn của EOS 5D Mark IV có nghĩa là chiều cao điểm ảnh trở nên nhỏ hơn nữa, nhưng các đặc điểm độ nhạy sáng ISO cao được duy trì hiệu quả và sự chuyển màu trong ảnh RAW rất mượt với tông màu rất đa dạng. Về hiện tượng nhiễu, nhiễu dòng tối, có nghĩa là nhiễu theo mô thức cố định, là một vấn đề lớn khi phơi sáng lâu và xuất hiện như những điểm trắng rời rạc. Hiện tượng nhiễu như thế tăng rất nhiều khi có nhiệt độ xung quanh cao. Tuy nhiên, EOS 5D Mark IV đạt được kết quả tốt nhất trong các nội dung kiểm tra các khả năng khác nhau của máy ảnh trong việc giảm nhiễu như thế.

EOS 5D Mark IV/ FL: 20mm/ Manual exposure (f/1.4, 10 giây)/ ISO 3200/ WB: 3,750K
Khi mùa thu trôi qua, Dải Ngân Hà mùa hè bắt đầu di chuyển về phương Tây. Tôi chụp ở một góc thấp dùng ống kính 20mm. Tôi xác định vị trí một cách cẩn thận, vì ngay cả những thay đổi nhỏ về vị trí cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến bố cục khi sử dụng ống kính góc cực rộng.

 

Các điểm trắng gần như không tồn tại trên EOS 5D Mark IV

ISO 3200

 

ISO 51200

Một sự so sánh chỉ với nhiễu dòng tối được thực hiện trong một căn phòng hoàn toàn tối. Phơi sáng được cài đặt thành 30 giây cho tất cả các máy ảnh, và ở nhiệt độ xung quanh là 25°C, với số điểm ảnh được đồng bộ trên EOS 5D Mark IV sau khi chụp. Ảnh được phóng to lên 200% và được nhấn mạnh. Ở ISO 3200, các điểm trắng gần như không tồn tại trong ảnh chụp bằng EOS 5D Mark IV.

 

Lý do 3: Ánh sáng của những vì sao được tái tạo đẹp vì hiện tượng sai màu được giảm thiểu

Sai màu là một vấn đề trong chụp ảnh thiên văn. Trong những tình huống trong đó những ngôi sao được chụp rất sắc nét và máy ảnh có kích thước điểm ảnh lớn, không thể tạo ra màu bình thường theo bảng Bayer, dẫn đến một hiện tượng trong đó các màu như xanh lá và đỏ điều, các màu này hoàn toàn không tồn tại đối với sao, xuất hiện trong ảnh.

Trên thực tế, hiện tượng này xuất hiện không ít thì nhiều trên hầu hết các máy ảnh. Về EOS 5D Mark IV, tôi đã sử dụng các ống kính khác nhau và nhận thấy rằng hiện tượng sai màu ở mức nhỏ đến mức không đáng quan ngại. EOS 5D Mark IV rất đáng tin cậy về khả năng tái tạo ánh sáng của các ngôi sao.

EOS 5D Mark IV/ EF24mm f/1.4L II USM/ FL: 24mm/ Manual exposure (f/1.4, 25 giây)/ ISO 800/ WB: 3,650K
Vào đêm cụ thể này, có nhiều chiếc đèn đánh cá nhìn thấy ngoài khơi, làm giảm độ sáng của các ngôi sao. Tuy nhiên, ngay cả ở những điều kiện như thế, miễn là bạn có thể xử lý cẩn thận ảnh RAW, bạn sẽ thấy rằng EOS 5D Mark IV có thể khắc họa cả chi tiết của Dải Ngân Hà lẫn những hòn đá ở tiền cảnh.

 

Màu sắc của các ngôi sao được khắc họa chính xác

Tôi so sánh ảnh chụp sao bằng EOS 5D Mark IV với ảnh chụp bằng EOS-1D X, máy ảnh này có kích thước điểm ảnh lớn hơn một chút. Sử dụng cùng dữ liệu từ cùng địa điểm, tôi phóng lớn ảnh 600% sao cho số điểm ảnh là đồng bộ đối với cả hai ảnh. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ, rõ ràng là có hiện tượng sai màu xuất hiện trong ảnh chụp sao bằng EOS-1D X.

 

Lý do 4: Độ phân giải cao khoảng 30,4MP làm nổi bật sự chênh lệch về độ sáng của những ngôi sao

Người ta từng cho rằng độ phân giải cao dẫn đến giảm độ nhạy sáng ISO và dãy tương phản. Tuy nhiên, những cải tiến trong công nghệ xử lý hình ảnh không ngừng vượt qua những bất lợi như thế. Do đó, những lợi thế của độ phân giải cao ngày càng rõ nét. Một trong những lợi thế như thế là hiện tượng nhiễu trong ảnh. Vì hiện tượng nhiễu về cơ bản là phụ thuộc vào điểm ảnh, số điểm ảnh càng cao, các điểm ảnh càng nhỏ, và do đó chúng càng ít nổi bật. Ngoài ra, vì những ngôi sao tối sẽ xuất hiện nhỏ hơn, sự chênh lệch về độ sáng của các ngôi sao sẽ nổi bật.

EOS 5D Mark IV/ EF24mm f/1.4L II USM/ FL: 24mm/ Manual exposure (f/1.4, 30 giây)/ ISO 3200/ WB: 3,500K
Tôi bắt gặp một cảnh ấn tượng trong đó chòm sao Thiên Lang phía trời đông mọc bên trên những cánh đồng lúa trong một ngôi làng trên núi. Trời rất tối, yêu cầu mức phơi sáng 30 giây thậm chí ở f/1.4 và ISO 3200. Ảnh này nhấn mạnh ánh sáng của những ngôi sao và chi tiết của phong cảnh kế bên.

 

Tái tạo chính xác sự chênh lệch về độ sáng của những ngôi sao

Tôi phóng to ảnh 3 ngôi sao của chòm sao Thiên Lang để làm cho chúng có cùng kích cỡ. Trong ảnh chụp bằng EOS-1D X Mark II, những ngôi sao tối có vẻ lớn hơn. Tuy nhiên, trong ảnh chụp bằng EOS 5D Mark IV, bạn có thể thấy rằng sự chênh lệch về độ sáng của những ngôi sao được khắc họa chính xác hơn đáng kể.

 

Lý do 5: Đầu nối thiết bị điều khiển từ xa đã được đưa ra phía trước để đảm bảo tính dễ sử dụng cao hơn

Ngay cả khi việc chụp trời sao đã trở nên dễ dàng hơn nhiều và thời gian phơi sáng đã giảm, tầm quan trọng của việc điều khiển từ xa bằng dây cáp vẫn không thay đổi. Dù vậy, ai lại không thấy căng thẳng khi kết nối thiết bị điều khiển từ xa với máy ảnh khi trời tối? Thứ nhất, khó tìm được đầu nối bằng thao tác sờ chạm, do đó thường cần phải dùng đèn để tìm đầu nối. Trường hợp này rất đúng trong những cảnh trong đó bạn sắp chụp một chỗ đứt quãng trong các đám mây. Trên EOS 5D Mark IV, thiết bị điều khiển từ xa đã được đặt riêng ở một góc ở mặt trước của máy ảnh. Nắp cao su cũng dễ tháo ra, đây thực sự là một cải tiến rất thú vị.

 

Giờ đây bạn có thể lắp dây cáp bằng cách sờ chạm

EOS 5D Mark IV

 

EOS 5D Mark III

Việc di chuyển đầu nối thiết bị điều khiển từ xa ra phía trước thân máy là rất có lợi về mặt bảo vệ đầu nối tránh bụi và nước, nhưng khía cạnh thú vị nhất của sự cải tiến này là dễ tìm được vị trí của đầu nối ngay cả trong trời tối khi chụp ảnh thiên văn. Bạn cũng có thể tìm thấy đầu nối bằng cách sờ chạm, giúp bạn lắp dây cáp dễ hơn bao giờ hết.

( Nguồn: SnapShot)

Leave a Reply