Gặp gỡ mẫu máy ảnh mirrorless tầm trung mới nhất của Sony: A6400.
Sony A6400 là mẫu máy ảnh mirrorless APS-C mới nhất của Sony, xếp ngay sau mẫu A6500 trong dòng A6xxx và sẽ thay thế hoàn toàn mẫu A6300.
Tuy vậy, với việc được Sony trang bị công nghệ mới nhất của hãng và hệ thống AF tiên tiến đáng chú ý nhất, A6400 trên thực tế còn có thể chứng tỏ nó là chiếc máy ảnh còn tiềm năng hơn cả mẫu A6500 đang dẫn đầu dòng.
Sony A6400 có giá bán khởi điểm là $898.
Nội dung
Thông số kỹ thuật cơ bản của Sony A6400:
- Cảm biến: APS-C CMOS 24.2MP
- Ngàm: Sony E
- Màn hình: 3.0 inch, cảm ứng, xoay lật, 921,000 điểm ảnh
- Chụp liên tiếp: 11 fps
- AF: 425 điểm
- Video: 4K
- Kết nối: Wi-Fi, NFC, Bluetooth
- Thời lượng pin: 360 lần chụp
- Trọng lượng: 403 g
Tính năng
- Cảm biến APS-C CMOS 24.2MP
- Quay video 4K
- Màn hình cảm ứng xoay lật và kính ngắm điện tử (EVF)
Tương tự A6300 và A6500, A6400 trang bị cảm biến APS-C Exmor CMOS 24.2MP, nhưng nhờ chip ngoại vi Front-end LSI và bộ xử lý hình ảnh BIONZ X mới nhất, Sony tăng tốc độ xử lý nhanh lên gấp 8 lần so với những gì A6300 có thể làm được.
Các cải tiến này đồng thời cho phép hãng kéo dải ISO của mẫu máy mới đến giới hạn 102,400, gấp đôi giới hạn 51,200 trên A6500 (dải cơ bản của A6400 là 100-32,000), song song khả năng tái xuất màu được cải thiện đáng kể.
Khiếm khuyết lớn nhất trên Sony A6400 nằm ở việc không có bất kỳ hình thức ổn định hình ảnh nào, trong khi A6500 có hệ thống ổn định 5 trục. Người dùng A6400 sẽ phải phụ thuộc nhiều vào khả năng ổn định của ống kính; tuy nhiên nhiều ống kính zoom APS-C nhất định của Sony có ổn định hình ảnh Optical SteadyShot (OSS), nhưng nhiều ống kính prime lại không có trang bị này.
Sony A6400 trang bị EVF giống như trên A6300 và A6500, với độ phân giải 2.36 triệu điểm và tỉ lệ phóng đại 0.7 lần. Phía sau máy là màn hình 3 inch với độ phân giải khiêm tốn 921,000 điểm ảnh. Màn hình này có chức năng cảm ứng, cải tiến đáng kể so với màn hình trên A6300, nhưng vẫn gây khó khăn khi sử dụng bởi tỉ lệ khung hình 16:9 như cũ – một tỉ lệ không tồi khi quay video thường xuyên, nhưng sẽ gây khó chịu khi chụp ảnh tĩnh do xuất hiện các thanh màu đen để lấp các không gian hiển thị bị thiếu. Mặc dù vậy, vlogger sẽ thích đặc tính có thể lật lên đến 180 độ của màn hình, cho phép người dùng bố cục bản thân dễ dàng hơn trong khung hình.
Không chỉ có màn hình hấp dẫn vlogger, mà Sony A6400 còn có các tính năng làm video rất hữu ích, gồm có khả năng quay 4K (sử dụng mẫu 6K) ở tốc độ 100Mbps, song song đó còn có S-log3 và S-log2 hỗ trợ hậu kỳ, cũng như quay 4K HDR (HLG). Sony A6400 còn có jack microphone và tương thích với adapter XLR; tuy nhiên cũng như các máy trước trong dòng A6xxx, máy không có jack cho headphone. Người dùng có thể chuyển video 4K trực tiếp đến smartphone thông qua ứng dụng mới của Sony là Imaging Edge Mobile sắp ra mắt trong tháng 3 – thay thế ứng dụng cũ PlayMemories, đồng thời có điều khiển từ xa và giao diện thân thiện với người dùng.
Các nhiếp ảnh gia sẽ rất hoan nghênh tính năng quay video ngắt quãng có sẵn trên Sony A6400. Tính năng này có thể thiết lập bất cứ đâu trong khoảng từ 1 đến 60 giây, với tổng số lần chụp trong khoảng từ 1 đến 9,999. Để tránh các thay đổi phơi sáng trong lúc chụp, độ nhạy Tracking AE có thể chỉnh High, Mid hoặc Low trong suốt quá trình chụp ngắt quãng.
Sony A6400 trang bị chỉ một khe cắm thẻ nhớ SD tương thích các thẻ loại UHS-I (không nhanh bằng UHS-II), kết nối Wi-Fi, Bluetooth và NFC.
Cấu tạo và xử lý
- Thiết kế tương đồng A6300
- Màn hình lật về trước 180 độ
- Thân máy phủ hợp kim magie
Sony cho biết chất lượng cấu tạo của A6400 đã được nâng cấp so với A6300, mặc dù hãng không nói rõ là ở điểm nào. Sony A6400 sở hữu thân máy cấu tạo từ hợp kim magie seal kháng bụi và ẩm. Sony cũng nâng cấp tuổi thọ màn trập lên 200,000 lần, gấp đôi trên A6300.
Tuy nhiên, cũng như các máy ảnh khác của Sony, màn hình cảm ứng bị giới hạn nhiều khi chạm lấy nét, chạm bấm màn trập và nhận diện chủ thể để tracking; người dùng sẽ không thể định vị hệ thống menu của A6400 dễ dàng, mặc dù đặc điểm này đã được làm mới so với giao diện của A6300, với sáu menu cho mã màu phụ để hỗ trợ.
Một bổ sung thú vị là tính năng My Dial, cho phép người dùng thiết lập lại vòng điều khiển chính của A6400 và con lăn phía sau máy khi bấm hoặc nhấn giữ một nút custom bất kỳ. Nút custom này cũng không bị giới hạn đối với một bộ chức năng riêng lẻ nào.
Điểm thiết kế có phần khác A6300 nằm ở màn hình lật lên đến 180 độ, hữu ích với những người dùng thích selfie và vlogger đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh 4K. Vấn đề duy nhất là nếu người dùng sử dụng microphone phụ chuyên dụng và gắn lên hot shoe của máy ảnh, thì tính năng này của màn hình sẽ không thể sử dụng được.
Lấy nét tự động (AF)
- Tốc độ lấy nét chỉ 0.02 giây
- Tính năng Real-time Tracking tiên tiến
- Tính năng Real-time Eye AF được cải thiện
Chỉ nhận xét hệ thống AF trên Sony A6400 là tinh vi thôi thì chưa đủ, và việc Sony khoe A6400 được trang bị AF nhanh nhất thế giới chỉ 0.02 giây chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn.
Mẫu máy mới trang bị hệ thống AF lai với 425 điểm nhận diện pha và 425 điểm nhận diện tương phản, phủ hết 84% khung hình.
Sony A6400 là máy ảnh đầu tiên của hãng trang bị công nghệ Real-time Tracking và Real-time Eye AF mới của chính Sony (cả hai tính năng này sẽ có trên Sony A9 thông qua một bản cập nhật firmware trong tháng 3, trên A7R III và A7 III là tháng 4).
Real-time Tracking sử dụng các thuật toán dự đoán và nhận diện mới nhất của Sony, bao gồm khả năng nhận diện vật thể dựa trên AI và các thông tin màu sắc, khoảng cách (độ sâu), chất liệu (độ sáng),… chưa kể nhận diện khuôn mặt và nhận diện mắt.
Điều này đồng nghĩa là các nhiếp ảnh gia có thể cụ thể đối tượng của mình bằng cách chọn bằng AF trước, rồi máy ảnh sẽ thực hiện tracking đối tượng này tự động xung quanh khung hình. Thông minh hơn nữa, nếu đối tượng này có khuôn mặt, AF của máy sẽ tự động sử dụng nhận diện khuôn mặt và mắt, tuy nhiên nếu đối tượng quay mặt khỏi hướng máy ảnh, máy sẽ chuyển về Real-time Tracking.
Eye AF là một tính năng hết sức ấn tượng trên nhiều máy ảnh Sony trong vòng nhiều năm trở lại đây, thì Real-time Eye AF Sony A6400 còn gây ấn tượng gấp đôi. Nhờ thuật toán AI mới, Eye AF có độ chính xác, tốc độ và khả năng tracking được cải tiến hơn, trong khi máy ảnh giờ đây có thể tự động tracking bên mắt ưu tiên (trái hoặc phải). Trên menu người dùng có theer chọn Auto/Right Eye/Left Eye tùy vào ưu tiên của mình, bên cạnh đó có thêm một tùy chọn chuyển đổi giữa mắt trái và mắt phải (được gán cho chức năng custom).
Sony A6400 gây ấn tượng mạnh nhất về khả năng AF. Bất kể là chụp nhanh một bức ảnh tập thể hay chụp thể thao tốc độ nhanh, có thể nói AF trên A6400 không hề gây thất vọng. Lấy nét nhanh, khóa chủ thể dễ dàng, đồng thời tự động nhận diện khuôn mặt và mắt – như thế này còn không ấn tượng thì là gì?
Hiệu năng
- Chụp liên tiếp 11 fps
- Bộ nhớ đệm cải tiến so với A6300
- Thời lượng pin 360 lần chụp
Đi đôi với hệ thống AF tiên tiến là khả năng chụp liên tiếp đến 11 fps với cả AF và AE. Hiệu suất bộ nhớ đệm cải tiến nhiều so với trên A6300 khi mà A6400 có thể chụp đến 116 ảnh JPEG so với A6300 chỉ chụp được 30 ảnh, chụp RAW tăng từ 21 đến 46 ảnh. Nếu muốn chụp không gây ồn, người dùng có thể chụp với tốc độ 8 fps.
Khả năng đo sáng khá là đáng tin cậy, chỉ thỉnh thoảng bị nghiêng về underexposure; có thể chỉnh lại bằng bù phơi sáng hoặc xử lý hậu kỳ.
Viên pin chưa được nâng cấp, sở hữu thời lượng khá khiêm tốn là 360 lần chụp nếu thường xuyên sử dụng EVF, nâng lên 410 lần chụp khi dùng màn hình sau. Sony A6400 sạc được qua cổng USB; thiết bị sạc riêng cho pin được bán rời.
Chất lượng hình ảnh
- Cảm biến tương tự trên A6300 và A6500
- Nhiễu ảnh được kiểm soát tốt
- Chất lượng video 4K tốt
Sony A6400 sử dụng cùng một cảm biến APS-C Exmor CMOS 24.2MP với A6300 và A6500, nhưng lại có bộ xử lý hình ảnh BIONZ X mới nhất mà Sony tin rằng sẽ giúp mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn.
Ảnh chụp trên A6400 với các ống kính thử nghiệm gồm Sony E 18-135mm f/3.5-5.6 OSS, FE 24-70mm f/4 ZA OSS và FE 55mm f/1.8 ZA, cho ảnh giàu chi tiết và có độ trong trẻo cao. Ảnh JPEG trực tiếp trông rất ấn tượng, với độ sắc nét hoàn hảo, dù vậy độ tương phản chỉ ở mức trung bình.
Nhiễu ảnh được kiểm soát rất tốt trên toàn dải nhạy sáng, kể cả khi sử dụng độ nhạy sao như ISO 6400. Nếu chụp JPEG, người dùng nên sử dụng thiết lập giảm nhiễu thấp, bởi thiết lập thông thường sẽ xử lý khá là nặng.
Chất lượng video cũng rất xuất sắc, phim chi tiết, chân thực, ghi chuyển động đẹp, mượt, bên cạnh chất lượng âm thanh rất ổn. Tuy nhiên cũng như nhiều máy ảnh khác, microphone nội bộ của A6400 cũng gặp vấn đề với tiếng gió.
Tạm kết
Trong khi nhiều người dùng vẫn cho rằng Sony A6400 chỉ là một nâng cấp thường-thường-thôi của mẫu A6300, trên thực tế mẫu máy mới lại có nhiều trang bị mới rất tuyệt vời. Mặc dù vậy, máy vẫn còn nhiều khuyết điểm tương tự trên A6300, trong đó quan trọng nhất là không có ổn định hình ảnh.
(Theo Techradar)
Tham gia Group ZSHOP GROUP – GIAO LƯU – CHIA SẺ – MUA BÁN MÁY ẢNH, MACBOOK để thảo luận và cập nhật tin tức máy ảnh,công nghệ cùng cơ hội nhận được nhiều ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn!