Home > Ống Kính - Lens > Đánh giá ống kính Sony FE 50mm f/1.4 GM: lại một bổ sung xuất sắc nữa cho hệ ngàm E
Ống Kính - LensTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Đánh giá ống kính Sony FE 50mm f/1.4 GM: lại một bổ sung xuất sắc nữa cho hệ ngàm E

SEL50F14GM (17)

Sony FE 50mm f/1.4 GM là ống kính một tiêu cự nhỏ gọn, nhanh và cung cấp độ phân giải cao thuộc dòng ống kính G Master cao cấp của Sony, đồng thời gia nhập đội ngũ ống kính 50mm vốn đã rất phong phú của hãng.

332189652_2766429903493540_3744429193879974498_n
Ảnh: Sony

Các thành viên khác của câu lạc bộ tiện lợi này gồm có Sony 50mm f/1.2 GM, Sony FE 50mm f/1.8, Sony FE 50mm f/2.5 G, Sony FE 50mm f/2.8 Macro và một trong những ống kính rất được yêu thích về mặt quang học của mình, Sony Planar T* FE 50mm f/1.4 ZA.

Bên cạnh đó, còn có một số ống kính 50mm của bên thứ ba dành cho ngàm Sony, bao gồm ống kính Sigma 50mm f/1.4 Art ra mắt cách đây không lâu.

Dòng G Master của Sony là dòng cao cấp nhất và các ống kính thuộc phân loại này đều có các đặc tính quang học tuyệt vời, lấy nét nhanh và chất lượng hoàn thiện. FE 50mm f/1.4 GM sẽ không gây thất vọng về những mặt này. Với mức giá $1,299, nó cũng rẻ hơn 50mm f/1.2 GM giá $2,000 trước đó.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Chênh lệch $700 chủ yếu nằm ở khẩu độ rộng hơn một nửa so với 50mm f/1.2 và kính lớn hơn cần cho khẩu độ rộng hơn. Giá cao hơn cũng có thể vì f/1.2 có bốn động cơ tuyến tính XD, nhiều gấp đôi so với ống f/1.4, cần để đẩy kính nặng hơn của ống f/1.2.

Giá $1,300 của Sony cũng đắt hơn $400 so với ống kính Sigma 50mm f/1.4 DG DN Art mới. Mặc dù đây không phải là bài đánh giá trực tiếp nhưng cần lưu ý Sony 50mm f/1.4 GM nhẹ và nhỏ hơn ống của Sigma.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Sự khác biệt về kích thước giữa hai ống này không lớn; ống Sigma chỉ cao hơn ống Sony khoảng 15mm, nhưng sự khác biệt về trọng lượng là đáng chú ý. Ống Sony nhẹ hơn 144g so với ống Sigma, cho cảm giác cân bằng hơn khi gắn vào máy ảnh.

Kích thước nhỏ hơn của ống Sony trở nên rõ ràng khi gắn vào thân máy Sony và lắp lên gimbal, chẳng hạn DJI RS 3 Mini. 50mm GM sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời phù hợp với loại gimbal nhỏ gọn giống vậy.

Thiết kế đỉnh cao của dòng Master

Sony FE 50mm GM được cấu tạo từ 14 thấu kính chia thành 11 nhóm và có hai thấu kính XA (phi cầu cực đại) và một thấu kính ED (tán sắc cực thấp). Điểm mấu chốt là các thành phần quang học này được thiết kế để căn chỉnh và cố định ánh sáng tới nhằm giảm quang sai.

Số lượng lá khẩu trong ống kính chân dung rất quan trọng vì nó chịu trách nhiệm cho hiệu ứng làm mờ hậu cảnh mềm hay gọi là hiệu ứng bokeh và ống kính này có khẩu độ 11 lá. Nhiều ống kính 50mm rẻ tiền hơn có khẩu 7 hoặc 9 lá, vẫn có thể tạo ra độ mờ hậu cảnh tốt, nhưng nói chung, càng nhiều lá khẩu thì càng tốt.

Sony cũng sử dụng lớp phủ Nano AR II mới của hãng, lớp phủ này được thiết kế để giảm (hoặc loại bỏ) hiện tượng lóa và bóng mờ, nhưng thực sự mình thấy rất khó xảy ra hiện tượng lóa quang học trong ống kính này.

Mặt trước cũng phủ một lớp flo, được cho là làm giảm tích bụi bẩn, dầu và nước trên mặt kính phía trước. Mình nghĩ loại thông số kỹ thuật này chủ yếu để tiếp thị. Tuy nhiên, trong khi thử nghiệm Sony 50mm và một số ống kính khác, tôi chỉ có một chiếc áo phông cotton màu đỏ để lau sạch bụi bẩn trên ống kính.

Sony 50mm gần như không còn bụi bẩn sau khi lau nhanh bằng vải, nhưng một trong những ống kính khác mà mình đang chụp bị bám bụi bông màu đỏ dọc theo mép của mặt kính phía trước và cần loại bỏ bằng máy thổi bụi. Vậy mới nói, tiếp thị cường điệu chút cũng có cái giá của nó.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Tuy tôi không sử dụng ống 50mm này chụp macro, nhưng nó có khoảng cách lấy nét tối thiểu là 0.14m và độ phóng đại 0.16x khi ở chế độ AF, đồng nghĩa nó có khả năng chụp cận cảnh khá tốt, nhưng độ phân giải sẽ không bằng một ống chuyên macro.

Bên ngoài, Sony FE 50mm f/1.4 GM có thiết kế không chỉ trở nên quen thuộc ở các ống kính GM mà còn ngày càng phổ biến trên mọi dòng ống kính khác của Sony, bắt đầu từ vòng chỉnh khẩu thủ công. Một cần gạt khóa khẩu giúp ngăn không cho khẩu độ bị dịch chuyển khỏi cài đặt khẩu Auto, một cần gạt click/declick rất lý tưởng để quay video.

Ngoài ra còn có hai nút focus hold có thể cài đặt mà mình hiện đang sử dụng trên A7R V để chuyển đổi giữa các chế độ nhận dạng đối tượng. Trên thân ống kính cũng có cần gạt AF/MF truyền thống.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Lấy nét nhanh và êm

Như với các ống kính GM gần đây của Sony (thậm chí cả các ống kính dòng G gần đây của hãng), FE 50mm f/1.4 GM là một ống kính nhanh. Trong các thử nghiệm của mình với Sony A7R IV, ống kính này ngay lập tức tìm thấy mắt của đối tượng, có thể chọn các loài chim và động vật khác nhau, đồng thời khóa lấy nét vào các vật thể chuyển động nhanh mà không gặp vấn đề gì.

Mình đã gặp một vài trường hợp trong đó ống kính không bắt ngay được mắt của đối tượng khi chúng ở rất gần ống kính nhưng vẫn nằm ngoài khoảng cách mà mình nghĩ là khoảng cách lấy nét tối thiểu. Mình đã thấy điều tương tự trên Sony A7R V vài lần kể từ khi nó ra mắt và đây cũng là một vấn đề mà A7R IV được biết đến chủ yếu. Khi người chụp lùi lại một chút và hệ thống mới có thể nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt, thì AF sẽ chọn lại vào mắt đối tượng.

Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra với 50mm f/1.4 GM. Tần suất xảy ra việc này là khoảng vài trăm bức ảnh một lần, vì vậy tỷ lệ bắt nét chính xác vẫn cao hơn mức trung bình.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Lấy nét trong điều kiện thiếu sáng cực kỳ nhanh, ngay cả khi ống kính không mở hết cỡ, 50mm f/1.4 GM còn lấy nét nhanh hơn trong điều kiện ánh sáng yếu và chính xác hơn bất kỳ ống kính 50mm nào khác mà mình chụp gần đây, kể cả 50mm f/1.2 GM và Sigma 50mm f/.1,4 DG DN Art.

Xóa phông rất đẹp, với tông màu hơi ấm đối với ống kính và độ chênh lệch đẹp mắt giữa các vùng được lấy nét và nhòe trong ảnh. Như với bất kỳ ống kính khẩu rộng nào, điều cần thiết là hậu cảnh không bị lóa vì vùng sáng bị phơi dư sáng được thể hiện như một điểm nhấn thu hút sự chú ý.

Bên cạnh khả năng thu thập ánh sáng đáng chú ý hơn chút và gợi ý về hiệu ứng bokeh-giống-bokeh hơn trên 50mm f/1.2 GM, mình khó có thể nghĩ ra tình huống nào khác là lựa chọn tốt hơn.

Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh bằng A1 sẽ nhận được hiệu suất 30 khung hình mỗi giây (FPS) đầy đủ từ ống kính này, đây là điều ống kính bên thứ ba không thể đạt được. Mình không chắc tương lai sẽ như thế nào đối với thông số FPS của Sony, nhưng với việc Canon đạt được tốc độ khung hình cao tới 40 FPS trong R6 Mark II, mình chắc rằng chúng ta sẽ được chứng kiến các tốc độ khung hình nhanh hơn và mình đang chờ các ống kính G Master bắt kịp.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Đây là một trong những lợi thế đáng chú ý của ống kính chính hãng so với ống kính bên thứ ba: ống kính và hệ thống lấy nét tự động được thiết kế bởi cùng một công ty, với các kỹ sư xem xét cùng một lộ trình. Rất nhiều thứ đi vào các ống kính ngày nay là những gì chúng cần để theo kịp các máy ảnh tương lai.

Quay video

Việc chú trọng nhiều hơn vào video trong dòng sản phẩm của Sony là lý do tại sao các phát triển như động cơ lấy nét tự động không gây tiếng ồn và nút xoay điều chỉnh khẩu độ có thể khử nhấp đã được giới thiệu, mang lại trải nghiệm video hoàn toàn yên tĩnh và tốc độ cao. Sony 50mm GM là ống kính hoàn hảo để sản xuất video, với khả năng lấy nét tự động siêu chính xác và nút xoay lấy nét nhất quán để lấy nét thủ công.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Đáng đồng tiền về gần như mọi mặt

Mặc dù các ống kính Sony GM nguyên bản đều có hiệu suất tuyệt vời, nhưng Sony đã đánh bật chúng với các ống kính mới hơn trong vài năm qua. Động cơ tuyến tính cực động của Sony ban đầu chỉ có trên các ống kính telephoto mới và cao cấp nhất của công ty, nhưng chúng đã dần phát triển thành một dòng sản phẩm. Kích thước nhỏ của động cơ này cho phép thiết kế ống kính nhẹ hơn. Đồng thời, các đội ngũ kỹ thuật quang học của Sony có vẻ cũng nỗ lực giảm kích thước và trọng lượng của các thành phần bên cạnh cải thiện hiệu suất hình ảnh của chúng.

Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel
Ảnh: David Schloss @ Peta Pixel

Ngay cả các ống kính dòng G của Sony gần đây cũng đã tăng cường hiệu suất và chất lượng quang học, khi công nghệ G Master áp dụng trên nhiều ống kính tiêu dùng hơn.

Ống kính này hoạt động tốt hơn về mặt quang học và lấy nét so với ống kính full frame Sony Planar FE 50mm f/1.4 ZA hiện đã lỗi thời. Sony cho biết họ sẽ không ngừng sản xuất Planar vì sự sùng bái mà ống kính đó đã đạt được. Tuy nhiên, ống kính mới sẽ là lựa chọn tốt hơn cho phần lớn người dùng.

Thực tế, FE 50mm f/1.4 còn rẻ hơn $100 so với giá hiện tại của ống kính Planar có nhãn Zeiss. Người dùng sẽ nhận được nhiều hơn với chi phí thấp hơn trong một thiết kế nhỏ gọn hơn.

Lại nói, tuy đây không phải là một bài viết so sánh, nhưng nên lưu ý rằng 30FPS của Sony A1 không thích hợp với với ống kính Sigma 50mm f/1.4 DG DN Art (cũng xuất sắc), chưa nói tới khoản lấy nét tự động của Sony. Đối với hầu hết người dùng, một ống kính có độ bảo chứng tương lai cao hơn sẽ là món đầu tư hời hơn.

Các lựa chọn thay thế

Có hàng tá ống kính 50mm hiện có cho ngàm Sony E, chưa tính số ống kính cũ được thiết kế cho các hệ thống khác mà người dùng vẫn chụp nối ống chuyển đổi.

Dù giảm giá các ống kính nối hay lấy nét tay, vẫn còn nhiều ống kính 50mm khác với chất lượng AF tốt trên nền tảng Sony.

Đối với những ai nhạy cảm với giá bạn, Sigma 50mm Art là lựa chọn thay thế tuyệt vời, chỉ duy là nó không có khả năng chụp tốc độ cao 30 FPS, nhưng giá $850 vẫn sẽ đáp ứng được các tay máy 50mm chịu chấp nhận hạn chế đó.

Với giá $2,000, Sony FE 50mm f/1.2 GM cũng là một lựa chọn xuất sắc, dù mình chỉ nghĩ ra được rất ít tình huống sử dụng khẩu f/1.2 đủ đáng đồng tiền. Các tay máy chụp ảnh cưới và chân dung cao cấp sẽ nhanh chóng chọn ống kính mới, nhưng họ sẽ khó thấy được bất kỳ lợi ích quang học nào trong thế giới thực.

Có nên mua ống kính Sony FE 50mm f/1.4 GM?

Có, nếu bạn muốn sở hữu một ống kính dưới tên Sony và khả năng bảo chứng tương lai mà nhãn GM hiện đảm bảo. Sony FE 50mm f/1.4 GM sẽ phục vụ xuất sắc trong nhiều năm liền với tốc độ chụp nhanh, lấy nét tự động như chớp và chất lượng hình ảnh tuyệt vời.

Theo David Schloss @ Peta Pixel