Home > Tin Tức > Chụp màu sắc sống động, đỏ lửa của bình minh
Tin Tức

Chụp màu sắc sống động, đỏ lửa của bình minh

morning-glow_1296

Chụp bình minh (và hoàng hôn) luôn là một thử thách. Điều kiện ánh sáng luôn thay đổi có nghĩa là bạn chỉ có thời gian rất ngắn trước khi màu sắc bắt đầu nhạt đi. Bạn có thể chiến thắng cuộc đua với thời gian này bằng cách nào? Sau đây là một số kỹ thuật sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để chụp màu sắc sống động của bình minh.

EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 176mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/6 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: 3,800K

Nếu bạn không nhanh tay, màu sắc sống động của bình minh sẽ dần biến mất. Bạn nên nắm rõ mình muốn sản phẩm hoàn thiện trông như thế nào trước khi bắt đầu chụp. Lập kế hoạch trước cho phép bạn cài đặt và tìm đúng vị trí ngay lập tức. Đây là cách tôi xoay xở chụp một số ảnh bình minh khi nó có màu sắc sống động nhất!

Những màu sắc đẹp nhất xuất hiện 30 phút trước bình minh

Ảnh chính được chụp vào một ngày hè ở Tokyo, từ một địa điểm có thể quan sát một cụm tòa nhà cao tầng ở Shinjuku cũng như Tokyo Skytree. Tôi đảm bảo mình cài đặt xong một lúc trước khi mặt trời chiếu sáng, và chờ.

Khi tông màu của bầu trời thanh đổi nhanh chóng từ lúc mặt trời bắt đầu mọc, nó là một cuộc đua với thời gian nếu bạn muốn chụp được đúng khoảnh khắc, chẳng hạn như khi màu sắc sống động nhất. Do đó điều rất quan trọng là phải lập kế hoạch trước và sử dụng các thiết lập phù hợp. Với ảnh này, tôi đặc biệt chú ý đến 3 thiết lập: độ dài tiêu cự, số f và cân bằng trắng.

 

Điểm 1: Chụp cảnh thành phố với độ dài tiêu cự 176mm

Tôi muốn có thể thể hiện sự tăng màu ở các tông màu bình minh, đồng thời thể hiện cảnh quan thành phố ở dạng bóng. Để làm như thế, tôi sử dụng ống kính tele 176mm mang lại hiệu ứng nén phối cảnh cho cảnh quan thành phố. Việc có các tòa nhà xuất hiện như một cụm nhỏ sẽ làm nổi bật vẻ sống động của bầu trời.

 

Điểm 2: Khắc họa những chi tiết nhỏ bằng f/11

Nếu bạn sử dụng khẩu độ quá hẹp, hiện tượng gọi là nhiễu xạ sẽ xuất hiện và làm giảm chất lượng hình ảnh. Cảnh này không đòi hỏi độ sâu trường ảnh sâu vì nó khắc họa một cảnh ở xa, do đó ngay cả khẩu độ f/8 cũng tốt. Tuy nhiên, vì có độ tương phản rõ giữa sáng và tối, tôi chọn khẩu độ hẹp hơn nữa là f/11 sao cho các chi tiết sẽ không bị nhòe.

 

Điểm 3: Cài đặt WB thành 3,800K để làm cho những đám mây có vẻ xanh hơn

Lý do tôi cài đặt WB thành 3,800K là các đám mây có vẻ hơi ngả xanh, mà tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Dĩ nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh các tông màu đỏ của bình minh. Cẩn thận nếu sử dụng Auto WB, vì chi tiết ở các đám mây nhuốm màu xanh dương có xu hướng bị mất với thiết lập này.

 

Thủ thuật: Màu sắc thường sống động nhất 30 phút trước bình minh

Định giờ đóng vai trò quan trọng Màu sắc thường sống động nhất khoảng 30 phút trước thời gian dự báo mặt trời mọc, do đó hãy cài đặt và chuẩn bị chờ trước thời điểm đó. (Trong lúc đó, bạn có thể thưởng thức màu xanh trước bình minh, nhưng có thể sẽ tốt hơn nếu chừa ảnh chụp màu xanh cho một ngày khác vì chúng cần các thiết lập máy ảnh rất khác).
Ngoài ra, thời tiết có thể ảnh hưởng đến hình thức của ảnh. Bình minh trông còn đẹp hơn nữa khi có mây xung quanh, do đó bạn nên tìm một ngày thời tiết tốt sắp kết thúc. Nếu bạn chụp ở một nước có 4 mùa, mùa hè cũng là thời điểm phù hợp.

 


 

EOS 5D Mark III (Thân Máy)

 

Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết

 

 

 

Theo: Yoshio Shinkai

Nguồn: SNAPSHOT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *