Với 100 điểm DxOMark, đây là máy mirrorless có cảm biến Full Frame tốt nhất hiện nay, xếp ngang hàng với chiếc DSLR Nikon D850. Về mặt số liệu, cảm biến của Sony A7r III vẫn là 42.2MP, không đổi so với thế hệ mark II, tuy nhiên thực tế cho thấy Sony đã có tinh chỉnh giúp cảm biến này tăng thêm 2 điểm.
Khi so sánh với Nikon D850, chiếc Sony A7r III có độ sâu màu thấp hơn, dynamic range xấp xỉ nhau, nhưng khả năng khử nghiễu và kiểm soát nhiễu hạt của A7r III vượt trội hoàn toàn. DxOMark cho biết điểm số về khả năng khử nghiễu của A7r III chỉ đứng sau máy Medium Format và "quái vật" Sony A7s II. Sự khác nhau này đến từ bộ xử lý ảnh mới với công nghệ LSI mà Sony trang bị trong A7r III cũng như A9.
So với thế hệ cũ A7r II, A7r III có dải dynamic range rộng hơn rất nhiều, lên đến 0.8 EV. Điều này cho thấy A7r III có thể ghi nhận dải màu tốt hơn và đặc biệt giá trị trong nhiếp ảnh phong cảnh.
Cụ thể hơn có thể xem các biểu đồ dưới đây:
Độ sâu màu
Tại mức ISO thấp nhất (ISO 32), chiếc Nikon D850 cho độ sâu màu 26.4 bits, sánh ngang với các máy Medium Format. Trong khi đó tại ISO 50, mức ISO thấp nhất mà chiếc máy Sony có thể chạm đến thì máy cho kết quả 26 bit, xấp xỉ độ sâu màu mà Nikon D850 ghi nhận tại ISO 100.
Dù vậy, các tay máy chuyên chụp phong cảnh, chân dung và thể thao đều sẽ hạ xuống mức ISO thấp nhất nếu có điều kiện. Vì thế ISO32 là một lợi thế cho Nikon D850. Nếu những ai thường xuyên chụp ơpr ISO cao thì chiếc A7r III lại có ưu thế hơn.
Dynamic range
Một lần nữa mức ISO32 lại giúp chiếc D850 tạo ra khoảng cách so với Sony khi thể hiện dải Dynamic Range rộng hơn. Tuy nhiên ở mức ISO600 trở đi thì chiếc Sony lại thể hiện dải tương phản động này xuất xắc hơn, đặc biệt tại mức ISO cao >51200
Khả năng khử nhiễu
Trong tất cả các mức ISO, chiếc A7r III đều nằm trên D850 và đặc biệt vượt trội tại mức ISO 25600 trở đi. Trong thử nghiệm này, tỉ lệ chuyển đổi tín hiệu sang nhiễu của A7r III vẫn ở mức cao đến mức ISO800, trong khi đó Nikon D850 chỉ duy trì đến mức ISO500
(Theo Tinh Tế)