Thuật ngữ sắc nét (sharpness) diễn tả sự rõ ràng của từng chi tiết trong một bức ảnh. Ngoài yếu tố chủ đề, bố cục, ánh sáng màu sắc… thì độ sắc nét là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh. Vậy, điều gì làm cho bức ảnh có độ sắc nét? Là kỹ thuật chụp, là do thiết bị bạn dùng, hay có được độ sắc nét nhờ hậu kỳ?
Về từ ngữ, mình có tham khảo nhiều, nhưng độ sắc nét, độ nét, độ sắc… rất dễ lẫn lộn. Mình gợi ý thống nhất dùng từ như trong bài này để dễ hình dung:
- Sharpenees: độ sắc nét
- Acutance: độ sắc
- Resolution: độ phân giải
Độ sắc nét (shapeness)
Hai yếu tố căn bản được kết hợp lại tạo nên cảm quan về độ sắc nét của một bức ảnh là độ phân giải (resolution) và độ sắc (acutance). Một hình ảnh cần cả hai: độ phân giải cao & độ sắc cao để đạt được độ sắc nét (shapeness)
- Là yếu tố phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh, phụ thuộc cảm biến ảnh (digital sensor).
- Đô phân giải thể hiện khả năng cảm biến của máy ảnh, tách bạch các phần tử gần nhau về không gian của các chi tiết.
- Độ phân giải của một bức ảnh không thể cải thiện trong hậu kỳ.
Độ sắc (acutance)
- Là sự thể hiện tốc độ chuyển tiếp các chi tiết hình ảnh tại mép rìa (edge).
- Một ảnh có độ sắc (acutance) cao nghĩa là có cạnh sắc nét chuyển tiếp hình dạng chi tiết (sharp edge), chi tiết rìa mép thể hiện rõ ràng, chuyển tiếp giữa các chi tiết chính xác.
- Độ sắc phụ thuộc chất lượng ống kính, nhưng nó có thể được cải thiện nhờ hậu kỳ.
* Như vậy, với máy ảnh số, độ phân giải giới hạn bởi cảm biến ảnh và không thể thay đổi ở hậu kỳ thì độ nét chính xác (acutance) phụ thuộc chất lượng ống kính và có thể thay đổi ở khâu hậu kỳ (sharpen).
Độ phóng đại và khoảng cách
Ngay khi nói đến độ sắc nét, thì tức thì phải nói đến độ phóng đại và khoảng cách. Đây là hai yếu tố cần lưu ý khi nhận xét cảm quan về độ sắc nét.
- Một hình ảnh lớn hơn luôn cần độ sắc nét cao hơn. Một bức ảnh có độ sắc nét thấp khi được phóng to quá mức sẽ không còn thể hiện rõ ràng các chi tiết trong ảnh. Chẳng hạn khi in ảnh kích thước 4 x 6″ sẽ cần độ sắc nét thấp hơn khi muốn in ảnh 8 x 10″.
- Khoảng cách xem ảnh cũng ảnh hưởng đến cảm nhận trực quan về độ sắc nét của bức ảnh. Một bảng quảng cáo được nhìn từ khoảng cách xa có thể độ phân giải thấp hơn so với một bản in nhỏ treo trong phòng, nhưng cảm quan về độ sắc nét cả hai là như nhau là do khoảng cách quan sát khác nhau.
- Càng gần hình ảnh càng cần độ sắc nét nhiều hơn, tỷ lệ thuận với khi phóng to và quan sát ở khoảng cách càng xa.Vì vậy, khi xử lý hậu kỳ một bức ảnh về độ nét (sharpen), hãy lưu ý mục đích sử dụng, có thể cách tối ưu độ sắc nét không thật sự cần như khi nhìn ảnh trên màn hình máy tính.
- Độ phóng đại cũng là lý do để hiểu tại sao kích thước cảm biến lớn hơn tạo ra hình ảnh có độ sắc nét cao hơn. Hai máy ảnh cùng độ phân giải nhưng khác nhau kích thước cảm biến thì chất lượng khác nhau khi in cùng kích thước bản in. Ảnh in khổ 4×6″ từ máy medium hay large format luôn sắc nét hơn nhiều so với ảnh giống hệt nhau chụp bằng máy ảnh 35mm.
Nhiễu hạt
Nhiễu ảnh thường xuất hiện do sử dụng độ nhạy ISO cao. Chúng ta luôn cố gắng giảm thiểu tối đa nhiễu hạt trên ảnh, chụp với mức ISO thấp nhất trong dải tiêu chuẩn. Nhưng, đôi khi một lượng nhỏ nhiễu hạt có thể cải thiện độ sắc nét. Ảnh không thực sự sắc nét, nhưng hạt có vẻ tăng thêm sự kết cấu các chi tiết trông có vẻ rõ ràng hơn.
Xem hai ảnh dưới, ảnh bên trái trông bề mặt mịn hơn và mức độ thể hiện chi tiết thấp hơn; ảnh bên phải có một lượng nhiễu hạt nhỏ tạo cảm giác ảnh chi tiết hơn, tăng vẻ bên ngoài cho sự sắc nét cao hơn. Tính chất này vẫn hay được sử dụng như một cách đánh lừa cảm nhận của mắt người xem khi đánh giá nhận xét về độ sắc nét. Bản chất vẫn là ảnh có độ sắc nét thấp hoặc không thật sự sắc nét như tấm bên trái và nhiễu hạt.
Kỹ thuật
Độ sắc nét (sharpenees) của một bức ảnh là yếu tối được quan tâm trước tiên. Ảnh sắc nét thì chứa đầy đủ thông tin chi tiết ảnh, mắt người xem ảnh tự khắc có xu hướng tìm kiếm vùng ảnh sắc nét.
Về kỹ thuật chụp, chỉ với một độ rung nhẹ cũng có thể suy giảm độ sắc nét đôi khi thảm hại. Một số lưu ý sau:
- Nguyên nhân thường gây ra mờ nhoè ảnh (ảnh không sắc nét) là do máy bị rung khi chụp. Cần giữ vững máy, sử dụng chân máy, điều chỉnh tốc độ màn trập đủ nhanh.
- Với các chủ đề chuyển động, càng nhanh thì tốc độ màn trập càng nhanh, chụp chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (S/Tv) và chọn tốc độ đủ nhanh. Đọc lại bài này: Chọn chế độ ưu tiên màn trập…
- Có thể dùng phần mềm hậu kỳ cải thiện một phần độ sắc cho chi tiết hình ảnh rõ ràng hơn.
KẾT LUẬN
Sự sắc nét của một bức ảnh được xác định bởi độ phân giải và độ sắc hiển thị. Sử dụng một máy ảnh có độ phân giải cao và ống kính cho kết quả độ sắc thể hiện tốt là quan trọng. Nhưng, nhiêu đó không phải là tất cả. Kỹ thuật thành thạo sử dụng thiết bị để đạt được độ sắc nét cao nhất và cách xử lý hậu kỳ đúng để cải thiện phần nào độ sắc.
Nguồn: Tinhte