Home > Tin Tức > Hướng dẫn chọn máy ảnh 2020: Top máy ảnh tốt nhất dưới 30 triệu VNĐ (Phần 1)
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Hướng dẫn chọn máy ảnh 2020: Top máy ảnh tốt nhất dưới 30 triệu VNĐ (Phần 1)

Sony A6100 Kit

Hướng dẫn chọn máy ảnh 2020: Top máy ảnh tốt nhất dưới 30 triệu VNĐ (Phần 1)

Bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh mang lại nhiều tính năng cao cấp hơn các lựa chọn trong tầm giá phổ thông, nhưng cũng không vượt ngưỡng 30 triệu VNĐ? Danh sách hướng dẫn chọn máy ảnh 2020 dưới đây là dành cho bạn!

Những mẫu máy ảnh trong danh sách này đem lại nhiều công cụ điều khiển trực tiếp hơn các mẫu máy giá rẻ hơn, hệ thống lấy nét tự động (AF) tốt hơn, cũng như một số tính năng nâng cao như video 4K. Một số khá trực quan, dễ sử dụng, trong khi một số khác lại cần nhiều kinh nghiệm hơn để thao tác.

1. Sony a6100

Sony A6100

Ưu điểm: 

  • – Hệ thống AF xuất sắc
  • – Quay video 4K30p
  • – LCD cảm ứng, lật

Nhược điểm:

  • – Bớt cứng cáp
  • – Video 4K bị hiệu ứng ‘jello’ rolling shutter
  • – Crop khi quay video 4K30p

Sony a6100máy ảnh mirrorless APS-C cho người mới dùng, trang bị cảm biến 24MP, màn hình cảm ứng để dễ điều khiển vị trí lấy nét và công nghệ bám nét xuất sắc của Sony cho phép lấy nét cực kỳ dễ dàng đối với người và thú cưng.

a6100 là mẫu máy cơ bản nhất trong dòng a6000 và không được cứng cáp như những người anh em khác. EVF có độ phân giải thấp hơn là 1.4 triệu điểm, 2 nút điều khiển thao tác với ngón tay cái. Màn hình cảm ứng lật lên 180 độ thuận tiện chụp selfie và quay vlog.

Hệ thống AF của Sony đã được mài giũa để nhận diện người và thú cưng như các chủ thể chính, bám nét mượt mà trên toàn khung hình. Kèm theo đó là khả năng chạm màn hình để đặt điểm lấy nét, có thể nói đây là hệ thống phục vụ người dùng mới hiệu quả nhất.

a6100 trang bị khả năng phản hồi màu sắc JPEG mới nhất của hãng, hấp dẫn hơn rất nhiều so với các thế hệ trước. Hiệu suất Raw rất tốt, nhưng đáng tiếc là máy không có công cụ chuyển đổi Raw trực tiếp để xử lý lại ảnh Raw với các thiết lập khác nhau.

Máy dễ dàng quay video 4K hoặc slo-mo 1080. a6100 trang bị giắc cắm mic ngoài nhưng không có cổng headphone để điều khiển bằng giọng nói. Bạn cũng có thể thiết lập chức năng ‘nhấp để tra nét’ ở chế độ video. Tuy nhiên bạn sẽ cần lưu ý hiệu ứng méo hình ‘jello effect’ khi quay 4K, nhất là ở chế độ 24p.

a6100 là chiếc máy ảnh entry-level ổn với hệ thống AF dễ dùng và rất mạnh mẽ. Tuy kit zoom không được hấp dẫn cho lắm và giao diện người dùng cũng không được đánh giá cao, nhưng với một số thiết lập thay đổi, máy hoàn toàn có thể giúp bạn chụp những bức hình như ý tương đối đơn giản.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Sony a6100:

1744

1747 1746

2. Fujifilm X-T30

>>> Tham khảo dòng máy ảnh Fujifilm mới tháng 05/2020

Fujifilm X-T4 Body | Fujifilm X-T4 Black | Fujifilm X-T4 Silver

1550154983000_1459274

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh và video 4K xuất sắc
  • – Chụp liên tiếp 20 fps với AF
  • – Hỗ trợ F-Log và xuất 10 bit

Nhược điểm:

  • – Bố trí nút joystick và Q.Menu chưa lý tưởng
  • – Quay 4K giới hạn 10 phút
  • – Nhận diện khuôn mặt chưa đáng tin cậy

Fujifilm X-T30 là mẫu máy ảnh MRL tầm trung của Fujifilm, trang bị cảm biến BSI CMOS 26MP sử dụng bộ lọc màu X-Trans độc quyền của hãng. Rất nhiều tính năng đỉnh cao trên X-T30 là mượn lại từ người tiền nhiệm X-T3 đắt tiền hơn, trong đó có hệ thống AF lai và bộ điều khiển video. Và đây là chuyện tốt.

X-T30 được chế tạo rất chắc chắn dù ở phân khúc giá tầm trung. Bộ nút xoay chuyên dụng hỗ trợ kết nối người dùng với máy, tuy nhiên bố trí nút Q.Menu và joystick còn chưa lý tưởng lắm. Màn hình lật phản hồi nhạy, các chức năng tùy chỉnh có thể gán cho các thao tác quẹt theo hướng. Kính ngắm điện tử (EVF) có độ phân giải cao nhưng cũng không quá ấn tượng.

Hệ thống AF phản hồi nhạy, tra dấu chủ thể hiệu quả (sau một số điều chỉnh thiết lập), mặc dù nhận diện khuôn mặt chỉ tạm. Chụp liên tiếp nâng lên 20 fps với AF liên tục, thậm chí có thể nhanh hơn ở mức crop 1.25x, tuy vậy bộ nhớ đệm máy ảnh khá là nghèo nàn. Thời lượng pin cũng tương đối chấp nhận được đối với một máy ảnh nhỏ như vậy.

Chất lượng hình ảnh là một trong những tính năng hái ra tiền của X-T30. JPEG rất đẹp mắt, nhiều chế độ Film Simulation thú vị và file Raw dễ chỉnh sửa, cho phép người dùng tăng sáng cho các vùng tối mà không bị tăng nhiễu hạt đáng kể.

X-T30 quay video 4K UHD và điện ảnh chất lượng cao. Video không bị crop, lỗi rolling shutter rất nhỏ, nhiều công cụ điều khiển và xuất Log 10 bit ra thiết bị quay ngoài. Nhược điểm là thời lượng quay 4K giới hạn 10 phút, tra dấu chủ thể giới hạn ở tra dấu khuôn mặt. Trên máy có cổng vào 2.5mm cho micro ngoài, và cổng USB-C dùng được cho headphone.

Tuy có nhược điểm về công thái học, Fujifilm X-T30 thực sự đáng đồng tiền bát gạo. Chất lượng hình ảnh và video, bộ điều khiển trực tiếp và hiệu suất cao khiến máy trở thành một trong những máy ảnh mirrorless tầm trung tốt nhất trên thị trường.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm X-T30:

ff_x_t30_002

ff_x_t30_001 ff_x_t30_003

3. Canon EOS 77D

canon_eos_77d_dslr_camera_1318281

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh và màu sắc tuyệt vời
  • – Trải nghiệm live view mượt
  • – Công thái học và bộ điều khiển tốt

Nhược điểm:

  • – Kính ngắm quang học nhỏ
  • – Không quay 4K

Canon EOS 77D là máy ảnh DSLR APS-C tương đối nhỏ gọn mang lại chất lượng hình ảnh được đánh giá là tuyệt vời, vay mượn khá nhiều đặc điểm của dòng máy ảnh cao cấp Canon nhưng có mức giá phải chăng hơn nhiều.

Tuy không có kháng thời tiết, EOS 77D vẫn cho cảm giác được lắp ráp chắc chắn. Bộ điều khiển được bố trí tinh tế, hai nút xoay điều khiển và LCD phụ ở mặt trên của máy hỗ trợ điều chỉnh thiết lập nhanh chóng và dễ dàng. Chế độ live view nhạy, giao tiếp với màn hình cảm ứng tuyệt vời trên màn hình lật linh hoạt.

AF nhìn chung là điểm mạnh nhất trên 77D. Hệ thống nhận diện pha mới với 45 điểm chữ thập hoàn toàn cho phép chụp AF điểm đơn hoặc AF vùng nhanh và chính xác thông qua kính ngắm, dù tracking chủ thể iTR của Canon có phần lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Chuyển đỏi sang live view và công nghệ Dual Pixel của Canon kết giữa chức năng chạm để lấy nét với chạm để tracking, giúp tracking chủ thể chính xác, dễ dàng hơn đối với cả video và ảnh tĩnh. Nhận diện khuôn mặt cũng là một ưu điểm lớn, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa nhiều khuôn mặt trong một cảnh.

Cảm biến 24MP mang lại dải tần nhạy sáng cải tiến và màu JPEG đẹp hơn, tuy giảm nhiễu nhạt và tăng nét còn hơi vụng trên suốt phạm vi ISO.  Với các cảnh kết hợp hoặc thiếu sáng, tốt nhất là chuyển sang Raw, cho phép người dùng tận dụng được khả năng chụp thiếu sáng rất tốt của 77D.

Đáng tiếc là một số người dùng sẽ cảm thấy tụt hứng bởi việc thiếu khả năng quay 4K, cũng như video Full HD 1080p bị soft đáng kể. Đổi lại, Dual Pixel AF giúp phim được lấy nét chính xác hơn và ổn định hình ảnh kỹ thuật số của hãng sẽ là hỗ trợ ấn tượng. Nhìn chung, EOS 77D ghi được nhiều điểm quan trọng ở khả năng quay video đủ để bù lại phần nào chất lượng video.

Canon EOS 77D sẽ phù hợp với những ai đang tìm kiếm một sự nâng cấp từ các máy DSLR cũ hoặc tầm thấp hơn, hoặc thậm chí những ai muốn đổi đời từ smartphone và nghiêm túc đầu từ cho nhiếp ảnh. Không phủ nhận còn có nhiều lựa chọn khác cho video 4K, tốc độ chụp burst nhanh, hoặc một thiết kế tổng thể nhỏ gọn, nhưng sẽ không có một lựa chọn nào khác trên thị trường cho bộ điều khiển tốt, trải nghiệm live view hài lòng, kính ngắm quang học  tử tế đặc biệt ở tầm giá này, như 77D.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS 77D:

77d-sample-14

77d-sample-8 77d-sample-6

4. Canon EOS M6 Mark II

Canon M6 Mark II

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh rất tốt
  • – Dual Pixel AF cho tốc độ và độ chính xác khi lấy nét cao
  • – Nhỏ gọn nhưng nhiều công cụ điều khiển
  • – Chụp burst nhanh với AF-C

Nhược điểm:

  • – Thời lượng pin hạn chế
  • – Sạc USB cần adapter loại PD
  • – Phim 4K không nhiều chi tiết lắm

Canon EOS M6 Mark II là máy ảnh mirrorless APS-C 32MP sử dụng ngàm EF-M, có ngoại hình nhỏ gọn nhờ EVF dạng rời. Máy trang bị hệ thống Dual Pixel AF, video 4K và chụp burst Raw 30 fps.

Tuy nhỏ nhưng M6 II có báng cầm thoải mái và cũng đủ chỗ cho khá nhiều công cụ điều khiển. 3 nút xoay (tính cả nút nhỏ ở mặt sau), khá nhiều nút custom và màn hình cảm ứng được thiết kế tỉ mỉ cho trải nghiệm chụp thoải mái.

Dual Pixel AF hoạt động hiệu quả với cả chụp ảnh và quay phim, trang bị các tính năng tra nét chủ thể và nhận diện khuôn mặt/mắt dễ sử dụng. Khả năng tra nét ổn, chưa vượt trội nhưng nhìn chung là hiệu quả. Tốc độ thông thường là 7 fps ở chế độ live view thay vì 14 fps. Thời lượng pin khá thấp, dù vậy có thể sạc USB nếu bạn có cục sạc hỗ trợ USB Power Delivery.

Cảm biến 32.5MP thể hiện tốt xét về độ nhiễu hạt, DR và độ phân giải. Bộ lọc chống răng cưa giảm rủi ro bị hiệu ứng moire, đồng thời cho phép máy quay được nhiều chi tiết hơn so với các đối thủ tầm trung. Tính năng tăng nét JPEG mặc định có hơi thô nhưng vẫn tinh chỉnh được để phù hợp nhu cầu cá nhân.

Phim 4K kém chi tiết hơn so với các đối thủ cùng tầm, bù lại có tính năng AF nhấp để tra nét biến M6 II trở thành chiếc máy ảnh dễ quay nhất. Máy không có cổng headphone nhưng giữ được đủ các thiết lập khác nhau để nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa chế độ chụp ảnh và chế độ quay phim.

Canon EOS M6 II là mẫy máy ảnh tầm trung tuyệt vời có thiết kế công thái học và giao diện người dùng chất lượng giúp nó nổi bật hơn so với các đối thủ cùng phân khúc. Vẫn có những máy tốt hơn về AF, video hay thời lượng pin, nhưng nhìn chung, M6 II vẫn chiếm được nhiều cảm tình nhờ tính cạnh tranh và các tính năng toàn diện.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS M6 Mark II:

gallery-image-2-eosm6markii-1400x960

gallery-image-5-eosm6markii-1400x960 gallery-image-3-eosm6markii-1400x960

5. Canon EOS M50

Canon EOS M50

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh rất tuyệt vời
  • – Dual Pixel AF cho tốc độ lấy nét nhanh và tracking chủ thể tốt
  • – Chụp liên tiếp 7.4 fps với AF-C

Nhược điểm:

  • – Video 4K bị crop lớn, không dùng được Dual Pixel AF và bị rolling shutter
  • – Thời lượng pin kém, không có sạc USB
  • – Giới hạn lựa chọn ống kính native

Canon EOS M50 là mẫu MRL cho người mới bắt đầu trang bị EVF, cảm biến APS-C 24MP quen thuộc của hãng và hệ thống Dual Pixel AF xuất sắc. Đây cũng là mẫu máy ảnh không chuyên đầu tiên của Canon hỗ trợ quay 4K.

M50 có ngoại hình nhỏ gọn với báng cầm thoải mái. Được thiết kế cho người mới bắt đầu, máy có giao diện đơn giản, dễ sử dụng với chỉ một nút xoay điều khiển. Màn hình cảm ứng lật hữu ích để chụp selfie hoặc quay vlog, khá nhạy. Kính ngắm OLED 2.36 triệu điểm hỗ trợ chụp ngoài trời. Chia sẻ hình ảnh dễ dàng hơn với sự bổ sung của Bluetooth cho phép truyền tải ảnh ngay lập tức đến smartphone.

M50 được trang bị phiên bản mới và cải tiến hơn (ở thời điểm máy ra mắt) của hệ thống Dual Pixel AF. Với các ống kính nhất định, người dùng sẽ có vùng bao phủ nhận diện pha rộng hơn cũng như thêm điểm lấy nét. Các ống kính khác cho cùng một độ bao phủ nhưng ít điểm lấy nét hơn. Dual Pixel AF làm việc hiệu quả về độ nhạy, nhận diện khuôn mặt và tracking chủ thể. Tốc độ chụp liên tiếp 7.4 fps với AF-C, dù bộ nhớ đệm sẽ nhanh bị đầy nếu dùng ảnh Raw. Thời lượng pin dùng cho khoảng 235 lần chụp và không hỗ trợ sạc qua cổng USB.

Chất lượng hình ảnh tương tự các thế hệ máy trước đó cũng sử dụng cảm biến CMOS 24MP, đồng nghĩa máy có thể đạt màu JPEG xuất sắc (với tông màu được cải thiện rõ), mức nhiễu hạt thấp và chụp được nhiều chi tiết hơn. Dải tần nhạy sáng Raw không phải là tốt nhất trong phân khúc nhưng cũng đủ dùng. M50 cũng là máy ảnh Canon đầu tiên có tùy chọn nén Raw, từ đó giảm kích thước tập tin xuống khoảng 40%.

Tính năng được quảng cáo rầm rộ nhất trên EOS M50 là video 4K, nhưng lại khá trái ngược với kỳ vọng. Yếu tố crop lớn khiến quay góc rộng gần như không khả thi, Dual Pixel AF không áp dụng được, trong khi rolling shutter thấy rất rõ. Nếu chấp nhận quay 1080p, người dùng sẽ thu được chất lượng ổn hơn và dùng được Dual Pixel AF. Máy có đầu vào cho micrrophone ngoài và điều khiển thủ công mức độ âm thanh.

Nhìn chung, M50 dễ dùng, có chất lượng hình ảnh ưng ý, hệ thống AF đáng tin cậy, kết nối không dây bổ trợ tốt. Nếu bạn mua EOS M50 như một máy ảnh chụp tĩnh, đây là một lựa chọn rất ổn.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS M50:

eos-m50-sample-image-1

eos-m50-sample-image-2 eos-m50-sample-image-9

6. Canon EOS 800D

4173531

Ưu điểm: 

  • – Phản hồi nhạy dù dùng kính ngắm hay live view
  • – Chế độ hướng dẫn thông minh
  • – Dễ quay video

Nhược điểm:

  • – Cảm biến lỗi thời không cạnh tranh được về độ nhiễu hạt và dải tần nhạy sáng
  • – Phim bị soft
  • – Chỉ có một nút xoay lệnh

Canon EOS 800D có bổ sung chế độ hướng dẫn đơn giản mà đặc biệt, kết hợp hệ thống Dual Pixel AF cho phép lấy nét nhanh ở chế độ live view. EOS 800D cầm vừa tay, trang bị nhiều tính năng điều khiển trực tiếp ấn tượng dù chỉ có một nút xoay điều lệnh.

Chế độ hướng dẫn tuyệt vời hỗ trợ người dùng mới thao tác trên máy thuận tiện hơn và nhanh làm quen với máy hơn. Máy thể hiện tốt với cả kính ngắm và màn hình phía sau, là một cải tiến đáng kể đối với máy ảnh DSLR.

AF qua kính ngắm ổn, với số điểm AF lớn và độ bao phủ rộng, AF ở chế độ live view mới thực sự đáng chú ý. Ảnh JPEG rất đẹp với màu sắc bắt mắt và tăng chỉnh nét được. Giảm nhiễu có phần lạc hậu, không có chuyển đổi Raw trong máy ảnh để định dạng ảnh sau khi chụp. Hiệu suất cảm biến rất ổn dù không phải là xuất sắc nhất, xét về nhiễu hạt và dải tần nhạy sáng.

Ảnh JPEG điển hình của Canon với độ soft nhẹ, kết xuất màu đẹp. Máy cho kiểm soát tăng nét khá phức tạp nếu bạn không muốn ảnh xuất khỏi máy bị răng cưa. Thể hiện Raw ổn, mức chi tiết tương đồng với các đối thủ cùng phân khúc. Mức nhiễu hạt cũng giống các mẫu APS-C khác.

Video có độ phân giải cao nhất là 1080p. Chế độ IS kỹ thuật số hỗ trợ chụp cầm máy nhưng Dual Pixel AF mới thực sự khiến máy trở thành một trong những máy ảnh dễ dùng nhất.

Sự kết hợp giữa chế độ hướng dẫn thông minh và AF live view đồng nghĩa máy làm việc rất tốt khi chụp với màn hình sau, biến Canon EOS 800D là một trong những máy ảnh DSLR dễ chụp nhất từng được sản xuất. Máy rất phù hợp cho người dùng mới bắt đầu.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS 800D:

800d-sample-27

800d-sample-17 800d-sample-30

7. Fujifilm X-A7

Fujifilm X-A7

Ưu điểm: 

  • – Phản hồi nhạy dù dùng kính ngắm hay live view
  • – Chế độ hướng dẫn thông minh
  • – Dễ quay video

Nhược điểm:

  • – Cảm biến lỗi thời không cạnh tranh được về độ nhiễu hạt và dải tần nhạy sáng
  • – Phim bị soft
  • – Chỉ có một nút xoay lệnh

Fujifilm X-A7 là mẫu máy ảnh mirrorless tiềm năng và khá là rẻ sử dụng ngàm Fuji X. Máy trang bị cảm biến CMOS APS-C 24MP, LCD xoay lật đa góc và khả năng quay video 4K không crop.

X-A7 có thiết kế rangefinder và ra mắt vừa phiên bản màu truyền thống vừa thêm phiên bản màu thời trang. Thân máy nhựa, hơi trơn trượt nhưng không tạo cảm giác rẻ tiền. Giao diện cảm ứng đơn giản cho người mới chụp, vẫn đủ chỗ cho một cặp nút xoay điều khiển và joystick AF dù ở tầm giá rẻ.

Xét về thông số, X-A7 không kém cạnh siêu phẩm X-T30 và hoạt động khá là ổn. Máy có nhận diện mắt và mặt hỗ trợ chụp ảnh gia đình, nhưng chỉ chụp ở tốc độ 6 fps. Thời lượng pin rất ổn, có thể sạc lại qua cổng USB.

Màu ảnh JPEG vẫn nổi bật như mọi khi, hỗ trợ các bộ lọc màu giả lập phim truyền thống, nhưng đáng tiếc là không có hồ sơ mẫu Eterna rất được ưa chuộng.

X-A7 quay video 4K không crop ở tốc độ 30p hoặc 24p sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến với thời lượng lên đến 15 phút. Video gặp lỗi méo hình có thể để ý được nhưng không quá rõ ràng như một số đối thủ cùng phân khúc. Máy có tích hợp cổng microphone; không có cổng headphone.

Không thể phủ nhận rằng Fujifilm X-A7 là một bước tiến đáng chú ý so với người tiền nhiệm của nó. Chất lượng hình ảnh và hiệu suất AF có thể vấp phải nhiều đánh giá trái chiều, nhưng cơ bản về thiết kế và các tính năng nói riêng đã đủ gây ấn tượng.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm X-A7:

x-a7_gallery_marta-ferreira_05

x-a7_gallery_marta-ferreira_04 x-a7_gallery_derrick-ong_03

8. Fujifilm X-E3

1504763522000_1358089_m371-3d

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh và dải tần nhạy sáng Raw tuyệt vời
  • – Màu ảnh JPEG đẹp
  • – Cân bằng tốt giữa bộ điều khiển vật lý và cảm ứng

Nhược điểm:

  • – Tracking chủ thể có thể tốt hơn
  • – Điều khiển video giới hạn

Fujifilm X-E3 là mẫu máy ảnh thay đổi ống kính APS-C tầm trung, dáng rangefinder, có khả năng quay 4K trên cảm biến 24MP với bộ lọc màu X-Trans độc đáo của Fujifilm.

X-E3 nổi bật trong dòng máy ảnh X Fuji nhờ các thao tác quét màn hình cảm ứng theo bốn hướng thay vì sử dụng pad điều khiển ở mặt sau máy. Hai nút xoay điều khiển, nút Q Menu tương thích cảm ứng và nhiều nút tùy biến khác cho trải nghiệm chụp ảnh hiện đại hơn so với ngoại hình truyền thống của máy.

Nhận diện pha trên cảm biến thể hiện tốt đối với AF điểm đơn và đối với chủ thể đang di chuyển, nếu người dùng có thể giữ vùng lấy nét trên đối tượng. Tracking chủ thể khá ổn nhưng chưa đủ chuẩn của máy ảnh chụp thể thao. Máy có thể chụp đến 8 fps (hoặc 14 fps sử dụng màn trập điện tử), phản hồi khá tốt đối với đầu vào nút xoay và màn hình cảm ứng.

Cảm biến 24MP cho chất lượng ấn tượng, với file Raw chi tiết còn các tùy chọn màu sắc trên JPEG thì rất hấp dẫn. Các mức dải tần nhạy sáng ổn và hiệu suất ISO cao cạnh tranh là tốt nhất trong phân khúc,

Máy quay 4K ghép điểm ảnh từ toàn bộ chiều rộng của cảm biến. Điều này đồng nghĩa các clip không quá chi tiết như video trên mẫu X-T2 cao cấp hơn, nhưng vẫn đủ để cạnh tranh trong phân khúc. Không có tùy chọn Log khi quay, nhưng vẫn có các tùy chọn màu hấp dẫn.

Fujifilm X-E3 mang lại giao diện thay đổi nhưng giữ được nét phong cách cổ điển và chất lượng hình ảnh xuất sắc so với các máy ảnh Fujifilm hiện đại.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm X-E3:

ff_x_e3_001

ff_x_e3_002 ff_x_e3_003

(Theo DPReview; Ảnh: Thư viện ảnh chính thức của hãng)