Home > Thủ Thuật > Hướng dẫn chụp ảnh chân dung đẹp bằng iPhone 7 Plus
Thủ Thuật

Hướng dẫn chụp ảnh chân dung đẹp bằng iPhone 7 Plus

p1280775-470-75

Bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh chân dung xoá phông bằng chế độ “portrait” trên 7 Plus. iPhone 7 Plus có chế độ chụp chân dung xoá phông, nhưng không phải lúc nào cũng xoá phông là có bức ảnh tốt hay đẹp. Về tiêu cự ống kính, iPhone nói chung có ống kính phổ thông là 28mm, riêng iPhone 7 Plus có thêm camera ống kính 56mm và chế độ “portrait”.

Về phần mềm công cụ, iPhone có camera đặc trưng là hoàn toàn thiết lập tự động các thông số và chọn thời sáng mà nó tính toán là tốt nhất.

1. Trước khi giơ máy lên chụp, để ý điều gì?

  • Lau sạch ống kính camera: camera nhỏ và không có nắp đậy, chúng ta thường bỏ túi và sử dụng rất nhiều lần trong ngày, nên bụi thường bám trên bề mặt camera. Trước khi chụp hình, bạn nên lau nhẹ bằng vải mềm để lớp kính bảo vệ camera sạch sẽ, ảnh sẽ trong và rõ nét hơn.
  • Cầm điện thoại chắc tay không rung lắc: để ảnh chụp được nét. Điện thoại càng dao động nhiều thì nguy cơ ảnh mờ nhoè càng nhiều. Thường thường, máy ảnh sẽ bị tác rộng rung nhiều nhất khi bạn bấm nút chụp.

camera.tinhte.vn-20.jpg
2. Chọn hướng sáng

Tập thói quen xác định nhanh nguồn sáng và hướng sáng:

  • Có hai nguồn sáng cơ bản: Nguồn sáng tự nhiên (mặt trời) và nguồn sáng nhân tạo (đèn).
  • Có các hướng sáng chính: Ánh sáng tạt ngang, ánh sáng xiên góc, ánh sáng ngược, ánh sáng thuận…
  • Các bạn nên tập xác định nguồn sáng, hoặc các nguồn sáng cùng tác động vào mẫu (nguồn sáng chính và có thêm nguồn sáng phụ như ánh sáng mặt trời qua khung cửa sổ và ánh đèn trong phòng); rồi bạn xác định hướng sáng đó là hướng sáng từ đâu chiếu lên người mẫu. Rồi bạn chọn góc chụp phù hợp để có được ánh sáng phản chiếu tốt nhất, ưng ý nhất cho khung ảnh.

Ảnh ví dụ:
2815822_A7a.Camera.Tinhte.vn.jpgiPhone 7 Plus
Ngoài cửa sổ chụp vào – thuận sáng, camera 56mm f/2.8
Ánh sáng phủ đều khung cửa và các em nhỏ, lấy cảnh rộng vui vẻ.

camera.tinhte.vn-3.jpgiPhone 7 Plus
Trong nhà chụp ngược sáng, chế độ “Portrait”, tóc lên ven nổi bật hơn với hậu cảnh mờ.
Ánh sáng hắt lên thành cửa, áo, ghế và phản chiếu một phần lên khuôn mặt em bé.

camera.tinhte.vn-2.jpg
3. Chọn góc chụp

  • Ví trí bạn đặt máy ảnh hướng về đối tượng được coi là góc chụp, góc chụp có thể giúp cho khung ảnh ấn tượng thành công hơn, khơi dậy nhiều sáng tạo hơn khi chụp chân dung.
  • Góc chụp tuỳ thuộc ý người chụp, thường thì chụp ngang mẫu, hoặc dưới lên hoặc trên xuống tuỳ tình huống. Khi chụp cố gắng giữ nguyên vị trí của iPhone và dịch chuyển màn hình bố cục lại khung ảnh theo ý bạn.

Ảnh ví dụ:

iPhone 7 Plus
Góc trên xuống (góc cao), em bế đang mãi chơi, giơ máy canh khung rồi gọi, em bé ngước mắt lên trông nó tự nhiên.

camera.tinhte.vn-4.jpg
iPhone 7 Plus
Góc dưới lên (góc thấp)

camera.tinhte.vn-5.jpg
iPhone 7 Plus
Vì khung cửa có những ô góc vuông, nên đưa máy ngang khung để không bị méo, các song dọc không bị nghiêng ra hoặc vào.

camera.tinhte.vn-6.jpg
4. Lưu ý đo sáng khi chụp bằng iPhone

  • Trên iPhone, điểm đo sáng và lấy nét là 1. Bạn thử chạm tay vào màn hình, chúng ta nói cái hình vuông màu vàng nhấp nháy trên màn hình là điểm canh nét. Đúng! Nhưng trước khi cái dấu vuông màu vàng đó canh nét vật thể cần chụp thì nó là điểm vuông đo sáng cho khung ảnh.
  • Bạn thử để iPhone sát vào một vật để iPhone không thể lấy nét, rồi chạm vào nhiều vùng sáng / tối khác nhau, bạn sẽ thấy hình vuông đo sáng đó hoạt động (đo sáng và điều chỉnh ánh sáng toàn khung thay đổi khác nhau) dẫu cho đối tượng nằm ngoài khoảng cách mà ống kính của iPhone có thể lấy nét. Do vậy, đo sáng vào đâu để kiểm soát được ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ chụp là rất quan trọng.

Ảnh ví dụ các tình huống:

Mình đo sáng vào bờ vách (vị trí hình vuông màu vàng).
Ánh sáng ở cái cặp sẽ cháy trắng. Khi đo sáng vào bờ vách thì bờ vách đúng sáng và nét tại đó, nhưng vùng sáng khác sẽ thừa và cháy trắng.

camera.tinhte.vn.jpg

Thay đổi điểm đo sáng (hình vuông vàng tại cái quai cặp), lúc này cái cặp đúng sáng, thì xung quanh bờ vách thiếu sáng trầm trọng và tối đen. Nếu bạn thích chụp hậu cảnh tối đen thì chọn chủ đề lệch sáng như thế này. Nhưng nếu bạn muốn vừa thấy cặp, vừa thấy hậu cảnh thì sao?

camera.tinhte.vn-2.jpg

Đo sáng tại vùng sáng trung bình giữa 2 vùng lệch sáng. Cái cặp hơi thừa 1 chút, nhưng đã thấy hậu cảnh. Chọn 1 điểm đo sáng khác trên cái cặp để dung hoà giữa 2 vùng lệch sáng ở mức chấp nhận được.

camera.tinhte.vn-4.jpg Ánh sáng xiên gắt, phải quyết định đo sáng vào mắt trái để đủ sáng phần nắng, chấp nhận nữa còn lại bóng tối và vai áo cháy sáng. Có những tình huống như vậy.

camera.tinhte.vn-7.jpg

5. Lấy nét & tăng giảm EV

  • Lấy nét vào mắt mẫu là tốt nhất khi chụp ảnh chân dung gần. Đôi mắt là phần biểu cảm nhất của khuôn mặt và thường có tác động trước tiên với người xem ảnh.
  • Sau khi lấy nét và đo sáng rồi. Nếu khuôn mặt chân dung của mẫu hơi thiếu sáng hay dư sáng, ta kéo tăng giảm thời sáng EV ngay bên cạnh điểm lấy nét. EV là giá trị lộ sáng của cảm biến ảnh (exposure value). Với cùng một cường độ sáng, bạn có thể dùng nhiều thời chụp khác nhau. Trên iPhone, bạn chỉ việc chọn điểm đo sáng và canh nét, rồi tuỳ chỉnh thanh EV theo chiều dọc để có ánh sáng như ý muốn.

Ảnh ví dụ:

camera.tinhte.vn-8.jpg iPhone 7 Plus – Đo sáng vào mặt thì vùng hậu cảnh hơi đen tối, ảnh trông nặng nề, nên mình tăng EV một chút cho vừa ý muốn.

camera.tinhte.vn-9.jpg Cũng bối cảnh trên, giảm EV và hậu kỳ giảm shadow để hậu cảnh tối, nếu thích.

camera.tinhte.vn-10.jpg
5. Hậu cảnh & Phối cảnh thế nào?

  • Hiệu ứng hậu cảnh mờ – xoá phông mù mịt – nhằm mục đích là làm cho chủ thể chân dung nổi bật, tách hẳn, hoặc tăng sự nổi khối so với hậu cảnh. Mục đích thứ hai là trong trường hợp hậu cảnh quá lộn xộn, nhiều đồ vật chi tiết có thể làm cho mắt người xem phân tâm khi xem hình, thì hiệu ứng xoá mờ hậu cảnh sẽ hữu dụng.
  • Nếu chụp bằng ống kính 56mm và không dùng chế độ “portrait”, bạn có thể lựa chọn một hậu cảnh đẹp sẵn, chẳng hạn như những bức tường gạch, bờ rào dây leo, cảnh vật ở xa, hay một phối cảnh nào đó làm nền cho người mẫu.
  • Khi chụp bằng chế độ “Portrait”, giữ khoảng cách từ 1m – 3.5m là thuật toán chạy ổn.

Ảnh ví dụ:
Chụp chế độ “Portrait” của iPhone 7 Plus, một tấm lưu bình thường, một tấm xoá mờ hậu cảnh. Cả hai đều sử dụng ống kính tiêu cự 56mm:

camera.tinhte.vn-13.jpgcamera.tinhte.vn-14.jpg

  • Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một hậu cảnh bằng những vật dụng, một tấm hắt sáng đen, trắng, phản sáng, hay một vật dụng nào đó để làm nền ảnh.

camera.tinhte.vn-15.jpg
6. Tạo dáng tự nhiên?

  • Khuôn mặt xinh đẹp và bối cảnh ánh sáng tốt giúp cho bức ảnh chân dung tốt, nhưng không có nghĩa là bạn không cần đến tạo dáng cho tự nhiên. Thường thì ngoài việc tạo dáng, người chụp và mẫu cũng cần có sự tương tác, thảo luận vui vẻ để không căng thẳng mất phong thái tự nhiên, có thể là ngồi, nằm, đứng, tựa vào gì đó…
  • Nếu bạn nào khó khăn trong việc giúp mẫu tạo dáng, có thể dùng ứng dụng cài đặt vào iPhone luôn để tham khảo. Có rất nhiều gợi ý để dễ dàng hơn cho một buổi chụp mẫu bằng iPhone. Có tất cả cho 6 đối tượng: Trẻ em, mẫu nữ, mẫu nam, cặp đôi, cô dâu chú rễ, nhóm người…

Ảnh ví dụ: iPhone 7 Plus, chế độ “Portrait”

camera.tinhte.vn-16.jpg

7. Chỉnh sửa hình ảnh trên iPhone bằng ứng dụng gì?

  • Cố gắng hoàn thành bức ảnh tốt nhất có thể ngay khi chụp. Chỉnh sửa thêm khi cần thiết. Và bạn có thể dùng các ứng dụng như Snapseed, VSCO Cam hoặc một ứng dụng mà bạn thích dùng khác.
  • Hầu hết các bức ảnh chân dung thường hậu kỳ chỉnh sửa là về ánh sáng, tông màu da trông cho mềm mịn màng tự nhiên hoặc những hiệu ứng giả lập có sẵn cho nhanh gọn.

camera.tinhte.vn-18.jpgcamera.tinhte.vn-17.jpg

Leave a Reply