Home > Thủ Thuật > Hướng dẫn tất-tần-tật về đèn flash on-camera: Những điều cần biết và phụ kiện cần thiết
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Hướng dẫn tất-tần-tật về đèn flash on-camera: Những điều cần biết và phụ kiện cần thiết

Hướng dẫn tất-tần-tật về đèn flash cóc: Những điều cần biết và phụ kiện cần thiết

Hướng dẫn tất-tần-tật về đèn flash on-camera: Những điều cần biết và phụ kiện cần thiết.

Đèn flash trên máy ảnh, hay thường gọi là đèn flash on-camera hay flash cóc, là phụ kiện không thể thiếu đối với rất nhiều nhiếp ảnh gia. Flash cóc cung cấp nguồn sáng bổ sung cho các tình huống chụp thiếu sáng nặng khó chụp cầm máy, cho phép người chụp đạt được độ phơi sáng cân bằng hơn trong điều kiện chụp dưới ánh sáng ban ngày, cho phép ‘đóng băng’ các chủ thể di chuyển nhanh, đồng thời có thể sử dụng để điều khiển hoặc bấm cò chụp cho các nguồn đèn flash khác. Thêm vào đó, đèn flash cũng có thể dùng như một công cụ sáng tạo hiệu quả cao để tạo nên vẻ thẩm mỹ nâng tầm cho bức ảnh của bạn trong những điều kiện ánh sáng được cho là không ổn cho lắm. Nhiều ưu điểm của đèn flash rời dạng gắn trực tiếp trên máy ảnh chưa chắc đã bằng đèn flash có sẵn trên máy.

Hướng dẫn tất-tần-tật về đèn flash cóc: Những điều cần biết và phụ kiện cần thiết

Flash rời on-camera vs. flash rời hoàn toàn (off-camera) vs. flash có sẵn (in-camera)

Thuật ngữ đèn flash rời on-camera đơn giản dùng để chỉ loại đèn chớp tắt (đèn strobe) có thể gắn trực tiếp lên máy ảnh của bạn. Tuy được mô tả là on-camera, thỉnh thoảng loại đèn này không cần phải gắn lên máy ảnh về mặt vật lý. Các đèn flash on-camera như vậy thường có thể sử dụng như đèn flash off-camera. Loại đèn này khác với một số loại đèn strobe khác như là đèn pack strobe và monolight trong studio ở chỗ là các loại kia không được làm ra với mục đích kết nối vật lý lên máy ảnh (trừ rất rất hiếm trường hợp sử dụng các phương pháp lắp ghép phức tạp). Bên cạnh đó, flash rời on-camera thường sử dụng nguồn điện tự cấp riêng, mặc dù thỉnh thoảng cũng sử dụng các nguồn điện ngoài để cải thiện hiệu suất hoặc thời lượng pin.

25739-1

Đèn flash rời on-camera đồng thời để chỉ loại đèn flash ngoài có thể sử dụng trên máy ảnh của bạn so với đèn flash có sẵn (in-camera) được tích hợp trong rất nhiều thân máy. Đèn flash rời on-camera thể hiện tốt hơn đèn flash in-camera về hầu như mọi khía cạnh, trừ khoản nó không gắn sẵn trên máy ảnh. Việc bỏ đi flash trên máy ảnh mở cửa cho rất nhiều tùy chọn cấp sáng khác; hơn rất nhiều so với việc đơn thuần là cấp một vạt ánh sáng phẳng cho cảnh để tạo điều kiện phơi đủ sáng. Bạn thường chẳng cần chĩa flash gọn trong cảnh, cũng chẳng cần đánh bật flash khỏi các bề mặt khác và chĩa vào các hướng còn lại để kiểm soát flash của bạn trông thế nào. Còn khi dùng flash in-camera, bạn buộc phải sử dụng đèn này từ góc phát flash đã định.

Hầu hết các đèn flash có sẵn đều được đặt gần ống kính máy ảnh, thường dẫn đến hiệu ứng mắt đỏ (red-eye effect) khi chụp các chủ thể trong điều kiện ánh sáng yếu. Hiệu ứng mắt đỏ xảy ra khi đồng tử giãn ra dưới ánh sáng mờ, flash sẵn lại đặt thẳng hàng với trục quang học của ống kính, do đó tia sáng của nó đi vào mắt và phản xạ lại trên máy ảnh từ võng mạc sau mắt vốn khá là đỏ. Giải pháp là sử dụng nguồn đèn flash rời on-camera như flash off-camera từ một góc đặt khác, như thế sẽ giúp loại bỏ được hiệu ứng mắt đỏ trong ảnh chụp người.

Chỉ số hướng dẫn, sử dụng thủ công, điều khiển lực flash và tốc độ đồng bộ

Trước khi tìm hiểu công nghệ tự động trang bị trên hầu hết các flash hiện nay, chúng ta nên nắm rõ cách điều khiển thủ công và hiểu được lực flash. Điều này có liên quan trực tiếp đến việc hiểu được các tỉ lệ phơi sáng—làm thế nào tốc độ màn trập và khẩu độ tác động và cân bằng lẫn nhau—cho dù căn phơi sáng tự động (auto-exposure metering) đang bật và tận dụng để xác định các thiết lập phơi sáng tốt nhất.

Các chỉ số hướng dẫn thường được lấy làm chuẩn để xác định lực của một đèn flash, với chỉ số hướng dẫn càng cao tức là lực flash càng lớn

Chỉ số hướng dẫn (Guide number; GN) thường được lấy làm chuẩn để xác định lực của một đèn flash, với chỉ số hướng dẫn càng cao tức là lực flash càng lớn. Một chỉ số GN là kết quả của phép nhân f/stop của một lần phơi sáng với khoảng cách xác định, ở ISO 100; thể hiện như công thức sau:

GN = f/[số] x [khoảng cách]

Công thức này trực tiếp đề cập Luật bình phương nghịch đảo (Inverse Square Law), khẳng định cường độ nhất định của ánh sáng bằng tỉ lệ nghịch đảo với bình phương khoảnh cách từ nguồn của cường độ ánh sáng vật lý. Lấy ví dụ: cường độ ánh sáng đã cho sẽ bằng 1/4 cường độ tại 2 lần khoảng cạnh từ nguồn, 1/9 cường độ tại 3 lần khoảng cách, 1/16 cường độ tại 4 lần khoảng cách,… Do f/số liên quan rất chi tiết với cường độ phơi sáng nên giá trị này phù hợp với công thức GN như một biến để xác định giá trị phơi sáng flash.

Hãy đơn giản hóa câu chuyên tính toán này bằng một ví dụ thực tế nhé. Ví dụ nếu bạn có flashvới GN = 100, chụp chủ thể ở khoảng cách 7.6 m, như vậy sẽ cần dùng f/4 để phơi sáng rõ ràng. Trong khi đó, nếu chủ thể ở cách đó 15.2 m thì khẩu cần sẽ là f/2, hoặc ở cách đó 1.5 m thì sẽ cần xấp xỉ f/22. Vì GN thường thể hiện ở ISO 100, bạn có thể xác định phơi sáng xa hơn nếu sử dụng độ nhạy cao hơn, như ISO 800 chẳng hạn, thì khi chủ thể ở khoảng cách 15.2 m thì khẩu cần sẽ là f/5.6.

Một biến số cần lưu ý nữa đó là tất cả các giá trị này xét giả sử nếu bạn đang sử dụng lực flash tối đa; mà thông thường thì, bạn có thể điều khiển đầu ra của đèn bằng các gia số để vừa tiết kiệm thời lượng pin, vừa cho tốc độ recycle (tái sử dụng) flash nhanh hơn, hoặc là để kiểm soát phơi sáng tốt hơn khi tác nghiệp cận cảnh. Biến lực flash có thể dễ dàng bù trong công thức GN bằng cách giảm một trong các biến số khác. Ví dụ, nếu sử dụng đèn flash với GN = 100 (ở ISO 100) với lực 1/4 và chụp đối tượng cách đó 7.6 m, bạn sẽ cần dùng đến khẩu f/2 (trong khi ở ví dụ tính khẩu trên thì giá trị khẩu là 1/4).

25739-2
ISO 100

Nên lưu ý là trong phần lớn các ví dụ, bạn chỉ điều khiển phơi sáng in-camera khi làm việc với flash sau khi đã thay đổi khẩu độ. Lý do là bởi thời lượng chính xác của một đèn flash về cơ bản là ngắn hơn hầu hết các tốc độ màn trập; nếu bạn bù phơi sáng bằng cách sử dụng tốc nhanh, bạn sẽ chẳng thấy được bất kỳ thay đổi vào về phơi sáng do đèn flash đã thực hiện luôn vai trò của màn trập. Bên cạnh đó, trừ khi sử dụng màn trập lá (leaf shutter; là một màn trập nằm trong ống kính, được trang bị trên nhiều ống kính định dạng trung hoặc lớn), có vẻ màn trập trong thân máy ảnh (focal plane shutter) của bạn sẽ không thể xuất được một ảnh phơi sáng đầy đủ ở các tốc ngắn hơn tầm 1/250 trên 1 giây (còn phụ thuộc vào máy ảnh của bạn).

Tốc độ chụp nhanh được khuyên dùng là ở tốc độ mà máy ảnh của bạn có thể chụp ảnh khi dùng đèn flash, gọi là tốc độ đồng bộ (sync speed). Nếu bạn phơi sáng nhanh hơn tốc độ đồng bộ trong khi dùng flash, màn trập sẽ không có đủ thời gian để dọn đường ảnh trên cảm biến hoặc phim chụp trong khi cảnh thì nhận chiếu sáng đầy đủ từ flash. Điều này sẽ gây ra các vùng bị chặn hoặc là bị đen hình (blackout) trên ảnh (là những phần mà màn trập không dọn sạch kịp thời). Ngược lại, bạn có thể phơi sáng dài hơn tốc độ đồng bộ tối đa và vẫn cho ra ảnh được phơi sáng đầy đủ, tuy nhiên điều này sẽ còn phụ thuộc vào thời gian thực hiện, các ưu hoặc khuyết điểm khác có thể xảy ra.

Kỹ thuật Fill Flash và Dragging the Shutter

Tuy đèn flash thường được sử dụng để cấp sáng toàn bộ cảnh, dù là vì điều kiện thiếu sáng hay vì bạn đang sử dụng khẩu độ nhỏ để bắt độ sâu trường ảnh phụ, nhưng đèn flash còn có thể sử dụng kết hợp với phơi sáng bằng ánh sáng của môi trường xung quanh (ambient exposure) nhằm mang lại các ưu điểm sáng tạo khác. Ngược về tốc độ đồng bộ, nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập tương tự tốc độ có thể được yêu cầu đối với phơi sáng với ánh sáng thông thường, từ môi trường xung quanh, bạn sẽ kết hợp cả ánh sáng xung quanh và ánh sáng đèn flash. Kỹ thuật này được gọi là “dragging the shutter” và có thể tận dụng để đánh sáng các vật thể nhất định hoặc các chủ thể chính trong cảnh. Lấy ví dụ chụp một cánh đồng hay bụi cây vào lúc chạng vạng; mặc dù khu vực tiền cảnh và xung quanh rất tối, nhưng vùng trời của cảnh vẫn lấy đủ ánh sáng.

 Có một cách để kết xuất loại cảnh này, đó là sử dụng đèn flash của bạn để chiếu sáng các vùng lân cận, rồi để màn trập giữ mở lâu để chụp được ánh sáng môi trường từ bầu trời. Việc này cho phép cấp phơi sáng đủ để kết xuất cả vùng tối hơn và vùng sáng hơn của ảnh chỉ trong một khung hình duy nhất. Ngoài ra, kỹ thuật này còn áp dụng hiệu quả để ‘đóng băng’ chuyển động dưới ánh sáng kém, bằng cách sử dụng đèn flash để dừng và chiếu sáng đối tượng đang di chuyển, kế đó giữ màn trập của bạn mở để phơi sáng chuẩn cho hậu cảnh.

dragging-the-shutter_0

Hình thức tương tự nhưng phương thức ngược lại là kỹ thuật Fill Flash hay là đánh flash bổ trợ. Ở kỹ thuật này, bạn sử dụng đèn strobe để đổ đầy sáng cho các vùng của cảnh, kể cả khi các vùng này tối hơn các vùng xung quanh hoặc để cố tình làm tối đi hậu cảnh nhằm làm sáng chủ thể ở gần đó hơn. Kỹ thuật này có thể sử dụng trong các tình huống ánh sáng ban ngày hoặc được thắp sáng đều nơi phát sinh sự thiếu đồng nhất giữa các giá trị phơi sáng của tiền cảnh và của hậu cảnh (ví dụ như chủ thể bóng hoặc chiếu sáng ngược), kể cả khi phơi sáng môi trường phù hợp để chụp cầm máy.

Để sử dụng đúng kỹ thuật này, đầu tiên là căn sáng cho chủ thể, kế tiếp là căn sáng cho hậu cảnh. Sự khác biệt về các giá trị phơi sáng ở đây sẽ được quyết định thông qua việc sử dụng phơi sáng bằng flash. Một khi đã quyết định được sự khác biệt này, bạn tiến hành thiết lập máy ảnh của mình để phơi sáng cho đúng với các giá trị của hậu cảnh (phải hiểu là bạn sẽ chịu bị phơi sáng non (underexpose) chủ thể của mình), sau đó mới đặt flash do sự khác nhau giữa các stop giữa chủ thể và hậu cảnh. Thứ tự này sẽ kết xuất cả hai vùng ảnh chính xác, cho bạn khả năng phơi sáng ổn định hơn, sáng đều hơn. Bạn còn có thể lợi dụng công cụ này xa hơn để cố tình kết xuất chủ thể gần đó của mình sáng hơn so với hậu cảnh, nhấn mạnh chủ thể hơn. Để thực hiện, bạn cũng làm tương tự các bước như trên trước, nhưng hãy đặt các thiết lập phơi sáng của máy đơn giản thôi để cố ý phơi sáng non các vùng ánh sáng môi trường và để flash chiếu sáng cho chủ thể chính của bạn; từ đó cho ra bức ảnh với chủ thể được chiếu sáng đẹp đều và hậu cảnh tối.

Căn flash TTL

Mọi công cụ và hệ thống trước đều có thể được tận dụng hiệu quả với đèn flash của bạn khi chuyển sang dùng điều khiển bằng tay. Bằng cách sử dụng đèn flash ở chế độ thủ công hoặc dùng đèn flash không có các khả năng phơi sáng tự động, bạn vẫn có toàn quyết quyết định cả lực flash và các thiết lập phơi sáng trên máy ảnh. Điều này lý tưởng để áp dụng sáng tạo và cũng dễ dàng hơn khi bạn đã quen với một số tình huống chụp nhất định. Tuy nhiên, thỉnh thoảng đây không phải là phương pháp nhanh nhất hay thực tế nhất xét về việc có sẵn thiết bị căn flash tự động hay không. Thiết bị căn flash tính toán tự động trong máy ảnh thường sử dụng TTL hoặc là thông qua ống kính. Phương pháp này xác định phơi sáng flash chính xác này rất giống với cách căn phơi sáng hoạt động trên máy ảnh, dù vậy, phương pháp này vẫn cần được xem xét qua nhiều yếu tố khác nhau như là lực flash hay khoảng cách của chủ thể nếu sử dụng với ống kính tương thích.

ttl_1

Căn flash TTL bắt đầu khi nhấn nút bấm màn trập trên máy ảnh, đồng nghĩa là kế tiếp sẽ ngay lập tức bấm cò đèn flash được kết nối. Đèn flash này sau đó sẽ phát ra ánh sáng liên tục hay là gọi là tiền flash (pre-flash) đập vào chủ thể rồi phản xạ ngược lại ống kính. Ánh sáng dội ngược này sẽ đi trực tiếp đến thiết bị căn phơi sáng, và thiết bị căn phơi sáng sẽ xác định quá trình phơi sáng thật sự sẽ mất bao lâu để phơi sáng đúng cách một chủ thể. Các hệ thống TTL hiện đại đều có thể điều khiển cả các thiết lập phơi sáng của máy ảnh và của đèn flash nhằm mang lại các ảnh phơi sáng đẹp, tiết kiệm thời gian ngồi đoán bừa và thử nghiệm chụp với đèn flash.

Cách xác định phơi sáng chính xác khi sử dụng đèn flash này cũng đồng thời phụ thuộc vào loại đèn flash và loại máy ảnh bạn sử dụng, khi mà cả hai cần tìm được tiếng nói TTL. Mỗi loại máy ảnh khác nhau đều có hệ thống TTL độc quyền riêng, như là Canon có E-TTL II hay Nikon sở hữu i-TTL, kế tiếp là đèn flash kết nối được với TTL mới xác định được hệ thống TTL nào chúng có hỗ trợ. Thêm vào đó, các hệ thống TTL hiện đại sẽ hoạt động với các ống kính nhất định có lợi cho độ chính xác của TTL do có thể tính được khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể. Tùy vào vị trí bạn đặt điểm lấy nét, mà đèn flash sẽ phát đủ độ sáng để phơi sáng chủ thể phù hợp ở khoảng cách đã tính được.

Đối với trường hợp cố tình phơi sáng non hoặc phơi sáng dư (under-/over-exposure) khi làm việc với thiết bị căn flash TTL, hầu hết các đèn flash đều có trang bị hệ thống bù phơi sáng tương tự hệ thống trên máy ảnh, cho phép bạn thay đổi lượng ảnh sáng đầu ra “hợp lý” bằng một số stop nhất định. Bù phơi sáng cũng như các thiết lập chuyên biệt khác đều cho phép bạn kiểm soát lượng flash đánh bổ trợ khi làm việc với TTL, cho phép chụp bằng flash đều và được kiểm soát tốt hơn.

Đánh flash và dùng flash rời máy ảnh hoàn toàn

Các đèn flash on-camera có thể chia làm hai loại: loại trang bị các đèn flash (flash head) di chuyển (xoay hoặc lật) và loại không có trang bị này. Các đèn strobe không có trang bị flash head di chuyển có ưu điểm nhỏ gọn nhưng đổi lại tính tiện dụng của chúng bị hạn chế đáng kể so với các đèn strobe có trang bị flash head lật được hoặc thậm chí là xoay được. Một đèn flash không di chuyển được cũng giống đèn flash in-camera, và khi gắn đèn này lên máy ảnh, nó cũng sẽ xuất ánh sáng về cùng một hướng vừa vuông vừa đối diện. Dù vậy, những đèn flash kiểu này thường có nhiều điều khiển nguồn và điều khiển tay hơn đèn flash in-camera.

25739-5

Tuy nhiên, một khi bạn đã thêm khả năng di chuyển flash head, bạn có thể bỗng dưng chiếm được nhiều khả năng điều khiển hơn nữa cũng như đa dạng lựa chọn về hướng ánh sáng đổ lên chủ thể. Ánh sáng chĩa thẳng vào chủ thể của bạn về cơ bản là loại ánh sáng rất gắt, tạo nên các vùng tối đậm và tuột sáng nhanh từ chủ thể đến hậu cảnh (Luật bình phương nghịch đảo). Để kết xuất được một cảnh giống như vậy với ánh sáng dịu hơn, bạn có thể hơi xoay flash head một chút để đánh sáng xuống bức tường hoặc trần nhà gần đó chẳng hạn, nhằm mở rộng chất lượng hướng sáng. Khi đèn flash đập vào trần hoặc tường, bề mặt này sẽ lật tức biến bản thân nó thành một nguồn ánh sáng lớn hơn rất nhiều so với chiếc đèn flash của bạn. Tác động đa hướng này hỗ trợ làm giảm đi các hiệu ứng của Luật bình phương nghịch đảo, do nguồn sáng lúc này lớn hơn và sẽ tạo ra ít mảng tối gắt hơn với ánh sáng đều hơn.

Một khả năng khác còn tốt hơn cả khả năng hướng flash gắn trên máy ảnh khỏi chủ thể, đó là tháo đèn flash khỏi máy ảnh hoàn toàn và hướng nó vào bất kỳ hướng nào hoặc bất kỳ góc nào mà bạn muốn. Việc này có thể thực hiện được bằng cách kết nối qua dây hoặc kết nối không dây. Kết nối dây đơn giản cần chạy dây đồng bộ (sync cord) giữa đèn flash và máy ảnh. Phải chắc chắn là sợi cáp có các đầu phích tương thích với cả máy ảnh và đèn flash của bạn. Các đèn flash thường có loại đầu kết nối riêng, thỉnh thoảng cũng hỗ trợ các đầu cắm tiêu chuẩn như phích gia dụng hoặc giắc miniphone, photo hoặc sub-mini. Các dây cáp này thường trang bị đầu nối PC ở một đầu cung cấp đầu kết nối với máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn không có ổ cắm đồng bộ PC, bạn cũng có thể tìm mua các loại ngàm cho phép gắn trực tiếp lên hot shoe cho đầu nối PC ngay từ đó. Dây cáp kết nối đèn flash đến máy ảnh thường có chiều dài từ 15 cm đến 10 m bất kể thiết kế dây xoắn hay dây thẳng.

Tốt nhất nên ước định trước làm thế nào bạn sử dụng đèn flash rời khỏi máy ảnh hoàn toàn trước khi quyết định chiều dài; nếu dây quá ngắn bạn sẽ không thể di chuyển quá xa khỏi máy ảnh, nhưng dây quá dài sẽ là nỗi vướng víu khó xử lý mà chẳng ai muốn. Còn nếu bạn không muốn cầm flash trên tay, bạn có thể gắn nó lên chân hoặc khung flash. Khung gắn đèn flash cho phép bạn bố trí đèn flash sang bên hông hoặc tầm trên máy ảnh, cho bạn nhiều khả năng điều hướng đặt flash và hướng bạn muốn hướng đèn đến. Các khung này thường gắn lên máy ảnh của bạn từ lỗ cắm trên chân máy.

armbracket

Một cách khác để kết nối thành mạng (tether) giữa đèn flash với máy ảnh là sử dụng hệ thống phát/nhận không dây, hoặc chế độ slave thường sử dụng các cách thức bấm cò quang, hồng ngoại hoặc radio, để giao tiếp giữa máy ảnh với đèn flash. Hệ thống không dây cho phép bạn điều khiển tiện lợi và sáng tọa hơn bởi giờ đây đã giảm thiểu giới hạn khoảng cách giữa flash và máy ảnh, đồng thời bạn có thể làm việc với nhiều đèn flash cùng lúc để bố trí ánh sáng linh hoạt hơn.

Điều khiển flash không dây

Đèn flash không dây gói gọn hoạt động trong chính nó, với ba loại cò chính là hồng ngoại, radio và quang, như đề cập bên trên. Hãy bắt đầu với loại cơ bản nhất là cò quang, hay còn được gọi là slave hoặc slave quang, là bổ sung nho nhỏ lên flash của bạn cho phép bấm cò không dây ngay khi slave nhận diện được một chớp flash. Các loại slave được phân loại kết nối khác nhau, về cơ bản có phích gia đụng, giắc 3.5 mm hoặc 1/4″, đầu nối PC hoặc thông qua hot shoe. Nên xác định loại đầu nối tương thích với loại đèn flash của bạn trước khi xét đền bất kỳ cái gì khác, khi bạn quyết định dùng slave quang.

Các điều khiển radio từ xa có ưu điểm là hoàn toàn độc lập với điều khiển quang và không cần đường truyền hay điều kiện ánh sáng nhất định nào để hoạt động

Một khi đã được kết nối đúng, bạn có thể kết nối slave với đèn flash và tận dụng một đèn flash khác để bấm cò. Ứng dụng này lý tưởng sử dụng trong các tình huống dùng nhiều nguồn ánh sáng, bởi slave quang cần một nháy sáng để tạo cò, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng slave quang hiệu quả dưới điều kiện một đèn bằng cách thiết lập đèn flash in-camera bắn ở lực thật thấp (từ 1/64 trở xuống, nếu được), giả định đèn flash với slave quang sẽ áp đảo hoàn toàn lượng ánh sáng ít hơn. Phải chú ý là rất nhiều đèn flash hiện đại được trang bị sẵn slave quang, giảm bớt nhu cầu bổ sung slave quang ngoài; các đèn như này thường được dùng với các đèn flash nhỏ hoặc trong các tình huống bạn có thể cần một đèn slave có độ nhạy đặc biệt cao.

Một lưu ý khác về đèn slave quang là pre-flash xảy ra khi sử dụng căn flash TTL. Thông thường thì đèn slave sẽ phản hồi lại pre-flash – ngược lại với đèn flash chính, cũng như đồng bộ ánh sáng sẽ bị tắt đi. Một số slave quang có chức năng tự động bỏ qua pre-flash, nhưng với một số khác, bạn phải tắt pre-flash bằng tay, qua máy ảnh hoặc qua đèn flash master đang dùng để bấm cò slave quang.

Một cách khác để bấm cò không dây là sử dụng hệ thống radio hoặc hồng ngoại. Một trong những ưu điểm lớn nhất của cách này là bạn không cần đèn flash dây để bấm cò không dây cho một nhóm đèn flash hoặc đèn flash đơn nào; bố trí ánh sáng tổng thể của bạn đều được kiểm soát từ một bộ phát kết nối với máy ảnh. Khi làm việc với hệ thống phát và nhận không dây này, bạn sẽ kết nối mỗi bộ với mỗi flash cần áp dụng và máy ảnh của bạn; tạo phương thức vô tuyến giữa máy ảnh và các đèn flash đến đèn flash cò, và đây đôi khi cũng là phương tiện để diều khiển nguồn xuất của từng đèn flash. Cách này ngoài ra có thể hoạt động tốt nếu dùng một bộ đơn trên máy ảnh và đèn flash chính, rồi tận dụng cò quang để bấm các đèn flash phụ. Một ưu điểm nữa của hệ thống cò này là một số đèn flash có sẵn bộ nhận hồng ngoại, tiết kiệm cho bạn một phần. Khi làm việc với các bộ phát radio, các đèn flash thường ít được trang bị bộ nhận tích hợp hơn, trừ trường hợp đèn flash cao cấp và bộ phát độc quyền.

25739-7

Hệ thống cò hồng ngoại cũng giống như cò quang, tuy nhiên như tên gọi, cò hồng ngoại sử dụng các bước sóng hồng ngoại để phát đi tín hiệu flash. Ưu điểm so với cò quang là bạn không cần đèn flash on-camera hoặc tether trực tiếp để bấm cò phơi sáng – có thể tác động vào quá trình phơi sáng và làm giới hạn công cụ để bạn thắp sáng cho ảnh của mình. Bộ phát hồng ngoại là một đèn flash nguồn thấp với bộ lọc IR ở phía trước; khi bộ phát này phát ra một nháy sáng, bộ lọc IR sẽ làm yếu đi phần lớn ánh sáng này và chuyển đó nó sang dạng tín hiệu hồng ngoại. Các điều khiển hồng ngoại từ xa hoạt động hiệu quả nhất trong các tình huống trong nhà không bị dư ánh sáng môi trường gây nhiễu quá trình truyền hồng ngoại, cũng thường không cần bộ nhận hồng ngoại phải nằm đúng trong đường truyền của bộ phát. Hệ thống IR có ưu điểm là có thể xử lý được các tốc độ đồng bộ flash cực nhanh, do thiếu thời gian cần thiết để bù quá trình phát radio.

Phương pháp cuối cùng và cũng là phức tạp nhất của cò flash không dây là sử dụng hệ thống phát và nhận radio (sóng vô tuyến truyền thanh). Các điều khiển radio từ xa có ưu điểm là hoàn toàn độc lập với điều khiển quang và không cần đường truyền hay điều kiện ánh sáng nhất định nào để hoạt động. Các bộ điều khiển này có thể hoạt động qua nhiều kênh, tăng khả năng chụp với đèn flash không dây trong các tình huống có nhiều nhiếp ảnh gia cùng làm việc với nhau. Một ưu điểm lớn khác của những bộ điều khiển radio đó là một số hệ thống radio thường tích hợp khả năng tương thích TTL hoàn toàn, cho phép kết nối trực tiếp giữa đèn flash và máy ảnh để kiểm soát phơi sáng bằng flash. Có rất nhiều đèn slave radio cũng có chức năng kép vừa phát vừa nhận, cho phép đặt các bộ giống nhau trên cả máy ảnh hoặc flash. Các bộ kết hợp này thường được thiết lập để phát hoặc nhận hỗ trợ kết nối với mục đích cụ thể trong những tình huống nhất định.

Nguồn pin phụ

Một trong những đặc điểm dễ xác định nhất của một đèn flash on-camera là nguồn năng lượng có sẵn. Nguồn này thường là pin AA, được đặt bên trong đèn flash và có thể thay thế dễ dàng trong quá trình chụp ảnh, tiện lợi hơn nhiều so với các bộ đèn strobe di động trang bị pin tính riêng đã hơn 9 kg. Tuy nhiên pin AA có nhược điểm là không mạnh. Flash vốn là thiết bị rất hao năng, cần những viên pin dung lượng cao vượt qua những viên pin thông thường trên máy ảnh. Nếu bạn sử dụng flash thường xuyên, sẽ có lợi cho bạn hơn nếu dùng bộ pin ngoài thay vì phụ thuộc vào mấy viên AA. Các bộ pin hỗ trợ thường khá nhỏ gọn, dễ bỏ túi hoặc dắt thắt lưng, kết nối với flash qua một dây cáp riêng. Các bộ pin này thường gồm pin nội bộ có thể sạc lại, pin cho phép tháo rời có thể sạc lại, hoặc ví dụ như bộ nhiều pin AA hoặc loại pin thông dụng nào khác đi mới nhau cho thời lượng pin kéo dài hữu ích hợp, so với thay pin liên tục từ đèn flash. Để kéo dài thời lượng pin, các bộ pin này cũng cho phép thời gian recycle nhanh hơn—đồng nghĩa bạn có thể bắn flash nhanh hơn nhưng mất ít thời gian hơn giữa những lần chụp liên tục. Thường thì chỉ có các đèn flash cao cấp mới hỗ trợ sử dụng bộ pin ngoài.

img_350388

Ngoài flash còn cần lưu ý gì?

Tương tự như tìm kiếm các thiết bị máy ảnh khác, việc sắm một chiếc đèn flash cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của bạn để đảm bảo đèn có những tính năng bạn cần dùng và phù hợp nhất với các ứng dụng chụp mà bạn muốn áp dụng. Bên cạnh đó, vấn đề đèn flash tương thích với loại máy ảnh cụ thể của bạn cũng rất đáng lưu ý, bất kể là dùng sản phẩm “chính hãng” hay là của hãng sản xuất thứ ba với các phụ kiện và thiết bị kết nối tương thích với máy ảnh. Phổ biến nhất là vấn đề với hệ thống TTL, khi mà không phải thiết bị nào tương thích TTL cũng tương thích với máy ảnh hay đèn flash của bạn. Giống như máy ảnh, đèn flash cũng nên được cân nhắc dựa vào chất lượng chế tạo và khả năng chịu được các điều kiện môi trường làm việc của bạn. Một số đèn flash nhất định được trang bị kháng thời tiết hoàn toàn, rất hữu dụng khi cần tác nghiệp dưới các điều kiện bất lợi.

Phụ kiện đèn flash và các loại modifier

Như đã nói ở trên, khi bàn về đánh flash và bật flash từ máy ảnh, thì ánh sáng nhân tạo và góc chính diện của đèn flash thường không phải là những nguồn sáng thẩm mỹ cho lắm. Bên cạnh việc cần hướng nguồn sáng vào vật khác thay vì thẳng vào chủ thể, bạn còn cần sử dụng hàng tá công cụ khác để tác động vào đường ánh sáng đi tới chủ thể. Các công cụ này gọi chung là modifier hay light modifier, hiểu là các công cụ điều chỉnh ánh sáng. Các modifier on-camera đa dạng về hình dáng và kích thước, nhưng tất cả đều có chung một mục đích là làm biến đổi ánh sáng của bạn dưới nhiều hình thức.

Tản sáng (diffuser)

Loại công cụ thông dụng nhất trong số các modifier cho đèn flash là tản sáng hay nhiều người quen dùng là diffuser. Có nhiều loại như bounce diffuser, flat diffuser, dome diffuser và wide-angle diffuser. Diffuser hoạt động bằng cách đặt một hộp màu đục hoặc nền màu đục phía trước đèn flash, giúp làm dịu và khuếch tán ánh sáng đều hơn. Bạn sẽ chịu mất ít nhất 1 stop lực flash, bù lại ánh sáng sẽ ít đi trực diện mà sẽ dịu hơn, ít gặp high-key (hiệu ứng đặc trưng bởi các tông sáng cao và đổ bóng rất thấp).

9-1314915360000_749295

Softbox mini

Softbox mini thì dễ hiểu rồi, đây là phiên bản thu nhỏ của một chiếc softbox, được thiết kế riêng để dùng với đèn flash on-camera. Softbox chuyển đổi đèn flash thành một nguồn sáng dịu nhưng lớn hơn, hỗ trợ làm giảm cường độ bóng đổ và cho chất lượng vây sáng tốt hơn. Softbox có hình dạng khác nhau sẽ tạo ra các hình dạng ánh sáng khác nhau trong mắt chủ thể; tuy nhiên hình dáng khác nhau sẽ hoạt động giống nhau theo các chiều phản hồi hoặc vùng bề mặt phản hồi của softbox.

10-1320184472000_749296

Bounce card

Rất nhiều đèn flash trang bị bounce card tích hợp có thể kéo được ra ngoài flash head, nhưng nếu đèn flash của bạn không có hay bạn muốn tăng khả năng kiểm soát và tính linh động thì có thể tham khảo bounce card rời. Xét về chất lượng ánh sáng thì bounce card là sự giao thoa giữa diffuser và softbox, tạo ra ánh sáng na ná để đánh flash lên tường hoặc trần nhà. Những tấm phản quang này có thể mở rộng từ phía trên flash head và ngăn ánh sáng không bị tràn ra mọi hướng, tiếp đó tạo ra nguồn sáng nhẹ, chiếu sáng rộng hơn.

11-1425227721000_1122621

Grid và honeycomb

Lưới tản sáng hay là grid cho phép kiểm soát tốt hơn và xuất ánh sáng gọn hơn từ đèn flash của bạn. Trong khi đó, lưới tản sáng tổ ong hay là honeycomb hỗ trợ giới hạn lại độ khuếch tán tổng thể của ánh sáng và tập trung ánh sáng vào một chùm tia sáng có trật tự hơn. Grid thường có nhiều loại kích thước và cấp độ, với các số đo nhỏ hơn đồng nghĩa độ tản sáng nhỏ hơn, khép hơn.

12-1535446274000_1428519

Snoot

Nếu muốn đạt được chùm tia sáng hẹp hơn cả trên grid, bạn có thể tham khảo ống gom sáng hay là snoot để tạo ra một vòng tròn ánh sáng nhỏ. Snoot càng dài, vòng ánh sáng càng nhỏ. Bên cạnh đó, một số snoot còn có thiết kế kết hợp với một grid gắn ở phía đầu ra để tạo được một góc chùm sáng hẹp hơn nữa. Cả grid và snoot, và sự kết hợp của cả hai loại, đều cho được chất lượng ánh sáng mạnh hơn, có độ tương phản cao hơn và bóng đổ rõ hơn do giới hạn tản sáng của chúng.

13-1440956706000_img_528957

Extender

Phóng flash hay là extender thực chất là một ống kính Fresnel, tập trung ánh sáng flash vào một chùm tia khép chặt nhằm khuếch tán được đến các khoảng cách thật xa. Hình dung thiết bị này tương tự ống kính tele dành cho đèn flash vậy. Một số đèn flash thậm chí còn có ống kính Fresnel tích hợp sẵn để phù hợp với mục đích sử dụng. Extender khác với snoot ở chỗ là nó gần như không cản ánh sáng không bị tràn, mà thay vào đó là tập trung vào vùng khép chặt để mô phỏng lại góc ngắm của các ống kính dài.

14-1407336632000_585196

Các bộ kính lọc và gel màu

Các bộ lọc và gel màu được sử dụng để bọc flash head nhằm thay đổi màu sắc của ánh sáng chiếu ra. Hầu hết đèn flash phát ra ánh sáng gọi là cân bằng ban ngày (tầm giữa 5000 và 6000K), áp dụng ổn với đa số tình huống. Tuy vậy, khi làm việc dưới các điều kiện ánh sáng bị pha trộn, như trong phòng dùng đèn huỳnh quang hoặc tungsten, sự khác biệt về màu sắc ánh sáng giữa đèn flash của bạn và ánh sáng môi trường xung quanh sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bằng cách chụp đèn flash với các tấm gel màu, bạn có thể đạt gần hơn đến nhiệt độ màu xung quanh để cân bằng ánh sáng. Các bộ lọc màu như vậy thường bán theo kit hoặc gói, theo một dải màu thông thường gồm các bộ lọc nhiệt màu xanh CTB (color temperature blue) và nhiệt màu cam CTO (color temperature orange).

Một số bộ lọc nhất định, hay thông thường là bộ CTO, được dùng để cân bằng ánh sáng đèn strobe; một bộ CTO đầy đủ sẽ chuyển đổi ánh đèn flash của bạn sang xấp xỉ 3200K đối với ánh sáng tungsten, còn một bộ CTB sẽ chuyển đổi sang xấp xỉ 5600K đối với ánh sáng ban ngày (trường hợp sử dụng đèn flash chưa cân bằng với ánh sáng ban ngày). Ngoài ra, có nhiều bộ còn bao gồm nhiều màu sắc khác để tăng lựa chọn sáng tạo khi bạn muốn sử dụng nguồn đèn màu để tạo sự tương phản với ánh sáng màu “trắng”. Những bộ kính lọc và gel như này có thể tùy chỉnh theo đèn flash của bạn dưới nhiều hình thức, hoặc gắn lên khay kính lọc chuyên dụng, hoặc dán đơn giản lên flash head.

15-1489774840000_818019

Đèn ringlight và macro

Trong khi các loại đèn hình vòng hay là ringlight về cơ bản đều là dạng on-camera, một số loại có nguồn tự cung nhưng một số loại khác thì không. Đèn ringlight độc đáo ở chỗ nó có dạng hình vòng tròn và hướng thẳng vào ống kính của bạn. Loại đèn này hoàn hảo ngay trục với ống kính, hỗ trợ cấp sáng không bị đổ bóng bởi thiết kế cấp sáng từ mọi phía bao quanh ống kính. Khi sử dụng với các bộ pin đèn strobe, ringlight thường được áp dụng vào các ứng dụng chụp thời trạng hoặc chân dung; nhưng khi gắn lên nguồn on-camera, ánh sáng xuất ra bị giới hạn kha khá và phù hợp nhất với chụp macro và các ứng dụng chụp cận cảnh khác.

Với hình thức thứ hai, ringlight phù hợp với chụp macro hơn bởi loại đèn này mang đến giải pháp chiếu sáng hiệu quả hơn với khả năng chiếu sáng cho đối tượng từ vị trí của chính người chụp, trong khi với đèn off-camera thông thì sẽ bị dính bóng ngay. Do đèn được bố trí trên cùng một mặt phẳng với ống kính nên bạn có thể chiếu sáng bất kỳ thứ gì mà ống kính có thể lấy nét. Bên cạnh ringlight còn có các bố trí cụm đèn đôi hay là twin-light, đặt hai đầu đèn ở hai bên ống kính nhưng vẫn trên cùng một mặt phẳng với ống kính. Bộ đôi này có thể tạo nên chất lượng 3D so với đèn flash vòng bởi chúng có thể xoay hoặc di chuyển một chút để tạo nên nhiều chiều cho vật thể. Bố trí đèn đôi cũng có thể gắn với ringlight để kết hợp ưu điểm của nhau, gồm ánh sáng phẳng, đều từ ringlight và ánh sáng tạo chiều của bộ đèn đôi.

lastlast

Đèn flash có thể được xem như cả “thế giới” đối với nhiếp ảnh dụng sáng có sẵn, có thể tận dụng để chiếu sáng tốt hơn hoặc mang lại vẻ thẩm mỹ hấp dẫn hơn cho chủ thể ảnh. Flash có thể tạo chiều và chất liệu bổ sung cho chủ thể mà không thể đạt được với ánh sáng tự nhiên. Đèn flash on-camera còn là lựa chọn vừa thực tế vừa nhẹ cân để sử dụng ánh sáng phụ hỗ trợ quá trình chụp ảnh, không thiếu tính năng cần thiết tương tự các đèn flash rời đắt tiền mà còn có thể gắn trên máy ảnh trực tiếp và tiện lợi. Với ứng dụng kiểm soát lực xuất, hướng ánh sáng, vị trí, hình dạng và màu sắc của ánh sáng đầu ra, đèn flash on-camera chắc chắn là một công cụ quan trọng đối với rất nhiều nhiếp ảnh gia.

(Theo Bjorn Petersen @ BHphotovideo)