Home > Tin Tức > [iFixit] Bên trong iPhone 7 Plus bản thương mại: dễ mở, dễ sửa chữa, nhiều ron cao su
Tin Tức

[iFixit] Bên trong iPhone 7 Plus bản thương mại: dễ mở, dễ sửa chữa, nhiều ron cao su

iFixit_iPhone_7_Plus_teardown_all_components

Đây là iPhone 7 Plus Rose Gold 128 GB bản thương mại vừa mới được giao tới tay người dùng và đây là những điểm nổi bật phát hiện được từ việc mở máy:

  • Màn hình mở theo chiều ngang chứ không phải chiều dọc như trước đây.
  • Loại keo dùng để dán mép có độ cứng lớn hơn keo của các đời iPhone trước, có lẽ để tăng cường khả năng chống nước tràn vào.
  • Cách đi dây cáp vẫn rất gọn gàng, nội thất đẹp.
  • Quá trình tháo máy và gỡ từng linh kiện tương đối dễ dàng.
  • Nút Home chuyển thành dạng cảm ứng nên sẽ hạn chế được tình trạng hư phím Home vì bấm quá nhiều hoặc quá mạnh.
  • Hai camera ở mặt lưng có thể tháo rời thành từng cái riêng lẻ. Nếu hư có thể thay thế từng cái chứ không cần phải thay nguyên cụm.
  • Nút Silent cũng có ron cao su, phím nguồn và hai phím Volume được gắn chặt vào máy.
  • Lỗ chọt SIM cũng có đệm cao su để chống nước.

Bắt đầu teardown:

Kích thước của iPhone 7 Plus bằng chính xác kích thước của 6s Plus, còn khối lượng thì nhẹ hơn (188 gram vs. 192 gram). Model của iPhone 7 Plus: A1785
iphone-7-plus-tear-1a.jpgMặt trước của iPhone 7 Plus trông vẫn như cũ, chỉ có nút Home bây giờ không còn nhấn xuống được
iphone-7-plus-tear-2a.jpgTrước khi mở máy, nhóm iFixit đã mượn máy chụp tia X để nhìn xuyên thấu vào bên trong chiếc máy. Từ đây bạn sẽ thấy được cách Apple bố trí các linh kiện của họ ở bên trong
iphone-7-plus-tear-2b.jpgCách mở máy vẫn bắt đầu từ hai con ốc ở cạnh dưới, tương tự như các đời iPhone trước đây
iphone-7-plus-tear-3a.jpg

Sau đó dùng công cụ chuyên dụng để nhấc tấm nền màn hình lên
iphone-7-plus-tear-3b.jpg

iphone-7-plus-tear-3c.jpg

iFixit nói họ đã tốn khá nhiều công sức để tháo được hết lớp keo dán màn hình, có vẻ như Apple thêm keo nhằm mục đích chống nước cho máy
iphone-7-plus-tear-4a.jpg

Điểm thú vị đầu tiên đó là màn hình sẽ mở ngang như thế này chứ không phải mở dọc từ dưới lên như các đời iPhone trước. Do đó khi mở máy bạn nên cẩn thận, nếu quen tay lật từ dưới lên thì có thể sẽ làm tổn hại đến các sợi cáp nối giữa màn hình và mainboard
iphone-7-plus-tear-4b.jpgĐây là miếng che bảo vệ cáp nối giữa pin và màn hình, được cố định bởi 4 con ốc (loại ốc 3 cạnh)

iphone-7-plus-tear-5a.jpg
Còn đây là miếng che bảo vệ cáp màn hình
iphone-7-plus-tear-5b.jpg
Vị trí này trước đây dùng để đặt jack tai nghe 3.5mm, bây giờ Apple bỏ jack và thay vào đó là một miếng nhựa dùng để dẫn hướng cho âm thanh từ bên ngoài vào đúng microphone của máy
iphone-7-plus-tear-6a.jpg
Cục rung, có tác dụng phản hồi bằng cách rung mỗi khi bạn nhấn mạnh lên phím Home
iphone-7-plus-tear-6b.jpgiphone-7-plus-tear-6c.jpg
Cục pin được cố định bằng 3 miếng keo dán
iphone-7-plus-tear-7a.jpg
Gỡ hết 3 miếng keo ra sẽ nhấc được cục pin lên
iphone-7-plus-tear-7b.jpg
Mặt trước của cục pin
iphone-7-plus-tear-8a.jpgDung lượng pin được ghi ở mặt sau, 2.900 mAh nhiều hơn một chút so với của 6s Plus là 2.750 mAh. Nếu xét thời gian lướt web thì iPhone 7 Plus có thời gian sử dụng lâu hơn 6s Plus từ 1-3 tiếng tùy theo loại kết nối (3G, 4G, Wi-Fi)
iphone-7-plus-tear-8b.jpgCụm camera kép ở mặt sau: hai ống kính, hai cảm biến và hai cáp nối riêng biệt cho mỗi ống kính
iphone-7-plus-tear-9a.jpg

Tiếp tục tách cụm camera chính. Mỗi camera đều có độ phân giải 12 MP nhưng khác nhau về tiêu cự (28mm và 56mm). Cả hai ống kính đều được trang bị loại cảm biến mới mà theo Apple cho biết là sẽ hoạt động nhanh hơn đời trước tới 60% và tiết kiệm pin hơn 30%
iphone-7-plus-tear-9b.jpg

Hình chụp qua tia X: 4 cái khung màu đỏ là 4 miếng nam châm, iFixit đoán mục đích của nó là để phục vụ cho mục đích chống rung quang học. Chỉ có camera bên trái là được trang bị chống rung quang học (nếu nhìn qua tia X chụp từ đằng trước như hình bên dưới thì nó là camera bên phải)
iphone-7-plus-tear-9c.jpg

Đây là Anten thu sóng, cần phải gỡ nó trước thì mới tiếp cận được tới mainboard của máy
iphone-7-plus-tear-10a.jpg

Gỡ tiếp một cái linh kiện của Anten thu sóng
iphone-7-plus-tear-10b.jpg

Bây giờ đã có thể gỡ mainboard. Cách gỡ mainboard của iPhone 7 Plus dễ hơn của 6s Plus vì không cần phải xoay ngược mainboard lên trên để tháo đầu cáp
iphone-7-plus-tear-11a.jpg

Tiếp tục gỡ miếng dán EMI để thấy được chi tiết các thành phần đính trên mainboard
iphone-7-plus-tear-11b.jpg

Chi tiết các thành phần trên mainboard (mặt trên): Apple A10 Fusion APL1W24 SoC + Samsung 3 GB LPDDR4 RAM,Qualcomm MDM9645M LTE Cat. 12 Modem, Skyworks 78100-20, Avago AFEM-8065 Power Amplifier Module, Avago AFEM-8055 Power Amplifier Module
iphone-7-plus-tear-12.jpg

Mặt dưới của mainboard: Toshiba THGBX6T0T8LLFXF 128 GB NAND Flash, Murata 339S00199 Wi-Fi/Bluetooth Module, NXP 67V04 NFC Controller, Dialog 338S00225 Power Management IC, Qualcomm PMD9645 Power Management IC, Qualcomm WTR4905 Multimode LTE Transceiver, Qualcomm WTR3925 RF Transceiver
iphone-7-plus-tear-13.jpg

Tiếp: Apple/Cirrus Logic 338S00105 Audio Codec, Cirrus Logic 338S00220 Audi Amplifier(x2), Lattice Semiconductor ICESLP4K, Skyworks 13702-20, Skyworks 13703-21, Avago LFI630 183439, NXP 610A38
iphone-7-plus-tear-14.jpg

Sau cùng: TDK EPCOS D5315, Texas Instruments 64W0Y5P, Texas Instruments 65750A0P
iphone-7-plus-tear-15.jpg

Vị trí đặt Microphone, hàng lỗ bên trái ở cạnh dưới của máy
iphone-7-plus-tear-16a.jpg

Màng loa được thiết kế theo kiểu dốc ngược ra ngoài để chống nước tràn vào bên trong
iphone-7-plus-tear-16b.jpg

Toàn bộ bảng mạch ở phần dưới của máy, chứa cổng Lightning, loa ngoài, microphone và cáp nối. Trên 6s Plus, Apple dùng keo để hạn chế nước chảy vào còn trên 7 Plus thì họ dùng đệm cao su để chống nước hiệu quả hơn
iphone-7-plus-tear-16c.jpg

Tháo loa ngoài
iphone-7-plus-tear-16a-a.jpg

Đây là loa ngoài sau khi đã tháo rời khỏi máy, ngoại hình cục loa y chang loa của 6 Plus và 6s Plus
iphone-7-plus-tear-16a-b.jpg

iphone-7-plus-tear-16a-c.jpg

Đây là cổng khay SIM, chấm tròn màu đen là nơi để chọt cây lấy SIM vào, nhìn tấm này chưa thấy được khả năng chống nước đâu, mời bạn xem tiếp hình bên dưới
iphone-7-plus-tear-22a.jpg

Lỗ chọt SIM có một miếng đệm cao su, chức năng của nó là để chống nước tràn vào bên trong máy
iphone-7-plus-tear-22b.jpg

Khay SIM cũng có ron cao su ở rìa bên ngoài
iphone-7-plus-tear-22c.jpg

Loa thoại chuẩn bị được tháo ra. Đây là lần đầu tiên Apple tích hợp loa ngoài vào loa thoại, giúp cho iPhone 7 và 7 Plus có 2 loa ngoài thay vì chỉ có 1 loa ở cạnh dưới như 6s và 6s Plus
iphone-7-plus-tear-17a.jpg

iphone-7-plus-tear-17b.jpg

Camera trước, microphone, cảm biến tiệm cận và cảm biến ánh sáng, loa ngoại & loa ngoài
iphone-7-plus-tear-17c.jpg

Nút Home nhìn từ dưới lên. Nó được gắn cố định và siết chặt lên khung bằng ốc 3 cạnh, không hề có một cơ chế đàn hồi nào để chúng ta nhấn xuống cả. Hôm trước lúc phẫu thuật iPhone 7 Plus ở Việt Nam mình cũng thử nhấn nút Home khi tháo được đến bước này nhưng nó rất cứng và chắc chắn
iphone-7-plus-tear-18a.jpg

Cận cảnh nút Home nhìn từ bên dưới
iphone-7-plus-tear-18b.jpg

Tấm nền màn hình khi được nhấc lên, hoàn toàn không có miếng keo nào ở đây
iphone-7-plus-tear-18c.jpg

Nút Home: Mặc dù nhìn bên ngoài nó y hệt như phím Home của 6s Plus nhưng nó chỉ là phím cảm ứng
iphone-7-plus-tear-19a.jpg

Nút Home có thể được tháo rời dễ dàng, tiện cho việc thay thế khi chẳng may bị hỏng
iphone-7-plus-tear-19b.jpg

Đây là hình nút Home khi chụp dưới tia X. Việc chuyển từ phím cơ sang phím cảm ứng mang lại một lợi thế là hạn chế tình trạng hỏng phím do bấm quá nhiều hoặc bấm quá mạnh
iphone-7-plus-tear-19c.jpg

Nút Silent cũng có ron cao su chống nước ở bên trong

iphone-7-plus-tear-20a.jpg
Nút nguồn và hai nút Volume được gắn chặt lên vỏ máy
iphone-7-plus-tear-20b.jpg
Kết thúc
iphone-7-plus-tear-21.jpg
Theo iFixit

Leave a Reply