Trước đây khi nói đến iPhone thì ai cũng nghĩ rằng nó là thiết bị thông minh nhất, tiên tiến nhất và trang bị những tính năng công nghệ mới nhất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người, nhưng có vẻ như điều đó không còn chính xác nữa với thời điểm hiện tại nữa. Thế giới điện thoại di động bây giờ là cuộc cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa Android và iOS mà còn giữa các hãng sử dụng Android với nhau. Các hãng điện thoại luôn đua nhau để đưa ra tính năng mới hay đặc điểm nổi bật để tạo bứt phá cho sản phẩm của mình. Những công nghệ tiên tiến nhất thường được các hãng điện thoại Android thử nghiệm và đi tiên phong (cụ thể ở bài viết này – hay file đính kèm), nhưng nói như vậy không có nghĩa là iPhone (iOS) là kẻ đi sau.
(Chuyện xưa…
Tái định nghĩa Smartphone – Kẻ hủy diệt iPhone
Từ khi iPhone được ra mắt 6/2007, nó đã tái định nghĩa lại điện thoại thông minh là gì khi đó Nokia vẫn đang hả hê chễm chệ trên ngôi vua của mình trong thế giới điện thoại. Các hãng điện thoại khác bắt đầu thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách mà người dùng sử dụng điện thoại và liên tục đưa ra các mẫu điện thoại mới với mục tiêu "iPhone killer" để có thể cạnh tranh trực tiếp với iPhone trong thời gian đó như: Google HTC G1 Dream, Samsung Omina i900, Blackberry Storm, LG Prada II, hay Nokia cũng cố gắng đưa ra N900.
Nhưng mọi nỗ lực của các hãng điện thoại dường như vô vọng khi mỗi năm iPhone lại ra đời một phiên bản mới hoàn thiện hơn về diện mạo lẫn cấu hình cũng như hỗ trợ nhiều chức năng hơn các đối thủ khác khó mà bì kịp. Chỉ đến khi "Thiên hà" xuất hiện 6/2010 thì cục diện chiến trường Smartphone mới bắt đầu có chuyển biến, dù rằng lúc đó "nó" được xem như sao y bản chính của iPhone chỉ khác là chạy Android mà thôi!)
Kẻ dẫn dắt xu thế công nghệ
Ngày nay iPhone vẫn là một trong những chiếc điện thoại được khao khát nhất mỗi khi ra phiên bản mới, không khó để nhận thấy những cảnh ăn chực nằm chờ trước cửa hàng Apple để sở hữu siêu phẩm đầu tiên trên tay. Mặc dù có thể Apple sẽ không trang bị hết các công nghệ tiên tiến nhất trên iPhone nhưng bù lại sẽ mang đến những cái mới mẻ khác hay làm mới lại những cái cũ để tạo nên xu thế khiến các hãng khác phải chạy theo. Nói không ngoa khi Android là kẻ đi trước thử nghiệm những cái mới nhưng để cho người dùng có một trải nghiệm tốt nhất trên những tính năng mới đó thì iPhone là kẻ mở đường, nó đã làm rất tốt những điều mà người sử dụng mong đợi:
Cảm biến vân tay "Touch ID"
Cảm biến vân tay lần đầu tiên được giới thiệu trên chiếc Motorola Atrix 4G vào 10/2011, nó được trang bị trên chính nút nguồn của điện thoại. Tuy nhiên lúc đó Cảm biến vân tay không gây được sự chú ý lắm, có thể lúc đó tính bảo mật của dữ liệu hay thanh toán di động chưa được coi trọng và phát triển như bây giờ. Dường như Apple thấy được trước sự phát triển lớn mạnh của công nghệ này khi đã quyết định mua lại chính công ty đã phát triển nên nó – AuthenTec với giá 356 triệu USD (như mình từng nhắc đến trong bài viết này ).
Sau đó họ tiếp tục phát triển thành công tính năng "Touch ID" ra mắt đầu tiên trên iPhone 5S rất được chú và tiếp tục mang nó lên những thế hệ tiếp theo. Apple đã làm nên một Cảm biến vân tay "Touch ID" hoàn toàn mới mẻ chỉ bằng cách chạm và mở khóa rất mượt mà, khác biệt hoàn toàn với cách mà Motorola đã làm trước đây phải vuốt vào đầu đọc để mở, rồi sau đó Samsung cũng phải chạy theo để mang tính năng này lên chiếc Galaxy S5 nhưng hoạt động ko mấy hiệu quả (như trong hình gif dưới). Các hãng điện thoại khác cũng ko ngoại lệ để mang công nghệ này lên các sản phẩm của họ và bạn có thấy là tất các điện thoại tầm trung hay cao cấp ngày nay đều sở hữu tính năng "must-have" (phải có) hữu ích này, nếu Apple không đào mồ nó dậy liệu nó có tồn tại không?
Cảm ứng lực "3D Touch"
Ở IFA 2015, Huawei mang công nghệ Cảm ứng lực (Force Touch, đã từng sử dụng trên Macbook hay Applewatch) lần đầu tiên lên smartphone cho chiếc Huawei mate S của họ. Ở thời điểm đó, Cảm ứng lực của Huawei chỉ thực hiện vài thao tác đơn giản như phóng to ảnh hay mở nhanh một ứng dụng nào đó ở điểm đã được định sẵn. Apple đã tận dụng những tiện ích của công nghệ này và mang nó lên iPhone 6S trong cùng năm đó với tên gọi "3D Touch". Không chỉ các thao tác đơn giản, Apple đã thay đổi cách mà người dùng tương tác với điện thoại giúp tối giản việc truy cập sâu hơn vào một chức năng bên trong ứng dụng chỉ bằng cách nhấn mạnh lực hơn, rồi 1 năm sau đó loại bỏ luôn phím Home vật lý để thay thế bằng nút Home cảm ứng lực trên iPhone 7 và các thế hệ tiếp theo.
Chính công nghệ Cảm ứng lực trên iPhone là nguồn cảm hứng để Google cho ra mắt tính năng "App shortcut" trên Android 7.1 với tính năng tương tự khi nhấn và giữ icon ứng dụng, ngay cả anh lớn Samsung cũng ko nằm ngoài xu thế khi mang nút Home cảm ứng lực lên S8/S8+, Note8 rồi S9/S9+. Dù không tạo nên một xu thế mạnh mẽ bằng Touch ID, và tính tiện dụng của 3D Touch vẫn còn là tính tiện dụng của nó vẫn đang là dấu hỏi lớn, nhưng tính năng này đã tạo động lực cho các hãng sản xuất điện thoại khác nghiên cứu và phát triển nên những công nghệ mới khác.
Camera kép
Nếu ai còn nhớ những chiếc điện thoại màn hình 3D ko cần kính (HTC EVO 3D, LG Optimus 3D) là những chiếc điện thoại sở hữu camera kép đầu tiên nhưng camera thứ 2 chủ yếu chỉ để quay phim 3D, rồi công nghệ camera 3D này cùng màn hình 3D ko cần kính cũng "lạc trôi" theo thời gian (Mình cũng từng trải nghiệm nhiều game 3D ko kính trên mấy chiếc điện thoại này cũng thú vị lắm các bạn!).
Rồi sau đó, những chiếc điện thoại Camera kép khác cũng lần lượt xuất hiện như LG G5 (4/2016), Huwei P9, LG V20 mới bắt đầu mở màn cho trào lưu camer kép trên điện thoại với việc thêm 1 camera cho góc rộng. Tuy nhiên để thúc đẩy trào lưu Camera kép nở rộ như ngày hôm nay thì phải nhắc đến sự xuất hiện của chiếc iPhone 7+, nắm bắt được xu thế chụp hình bằng điện thoại ngày càng phổ biến, iP7+ "sắm" hẳn 1 camera tiêu cự 56mm dành riêng cho chụp ảnh chân dung "xóa phông" và 1 camera còn lại với góc rộng cho nhu cầu chụp phong cảnh, thật là đa dụng! Rồi các anh LG G6, Xiaomi Mi 6, LG V30,… đến Note 8 cũng buộc phải theo xu của thời đại, thời điểm đó mỗi khi đọ camera kép lại cứ lấy iP7+ ra mà so , hay như mới đây nhất Huwei P20 Pro chơi hẳn luôn 3 camera sau J.
Loại bỏ jack tai nghe 3.5mm truyền thống
LeEco hay Motorola là những hãng điện thoại đầu tiên quyết định loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm vì mong muốn mang đến trải nghiệm âm thanh tốt hơn và điện thoại mỏng hơn. Oppo cũng từng làm như thế để tạo ra điện thoại mỏng. Tuy nhiên chỉ đến khi Apple quyết định loại bỏ jack 3.5mm trên bộ đôi iP7/7+ thì trào lưu bỏ jack 3.5mm mới bắt đầu được thúc đẩy mạnh mẽ dù trước đó nó gặp rất nhiều chỉ trích từ người dùng, việc loại bỏ cổng tai nghe 3.5mm truyền thống cho thấy hãng muốn làm nên một cuộc cách mạng trên điện thoại nhằm dành chỗ cho việc tăng dung lượng pin cũng như bố trí lại các cảm biến mới.
Ngay cả Google trước đó từng chỉ trích nó và rồi bản thân mình cũng bỏ luôn jack 3.5mm trên bộ đôi Pixel 2 và Pixel 2 XL, rồi đến HTC, Xiaomi và cả Essential phone cũng nối gót theo xu hướng này. Apple là một trong những công ty tạo nên xu thế "loại bỏ cổng tai nghe 3.5mm" trên smartphone ngày nay, hiện tại Samsung vẫn là kẻ không đi theo Apple nhưng với thông tin về bằng sáng chế mới cho điện thoại tràn viền 99%, không còn thấy lỗ tai nghe 3.5mm nữa thì chưa biết được điều gì…
AR Kit
Google từng giới thiệu dự án Project Tango – như một máy quét 3D để tạo nên một bản đồ 3D tổng thể của mọi vật xung quanh. Nó được thể xem như là bước khởi đầu cho các ứng dụng AR mà Google hướng đến tuy nhiên nó có mặt hạn chế là chỉ làm việc trên những máy có cấu hình phù hợp. Chính vì sự hạn chế và ko hiệu quả này mà Google buộc phải chấm dứt nó sớm và thay nó bằng nền tảng ARCore. Có thể nói chính việc Apple giới thiệu ARKit chính là chất xúc tác mạnh, nó đã trình diễn quá ấn tượng tại sân khấu WWDC 2017, khiến cho Google phải thay đổi chiến lược mang đến một cái gì đó (ARCore) thiết thực và gần gũi với người sử dụng hơn. Những thiết bị iOS11 với chip A9, A10, A11 có thể hoạt động tốt với nền tảng ARKit. Trong vòng 6 tháng sau khi ARkit được ra mắt thì đã có 13 triệu ứng dụng ARkit được tải bởi người dùng.
Nhận diện khuôn mặt FaceID (TrueDepth camera)
Bảo mật nhận diện khuôn mặt dù đã giới thiệu trước từ lâu các điện thoại Android (Samsung Galaxy Nexus, S8/S8+,..) nhưng chỉ đến khi iPhone X ra mắt giới thiệu Face ID cùng với cụm Camera TrueDepth và hàng loạt cảm biến kết hợp với máy quét ánh sáng có thể tái tạo nên hình dáng khuôn mặt theo biểu đồ 3D với các chi tiết cụ thể về độ lòi lỏm của bề mặt…thì nó mới thực sự gây chú ý. Điều này đã tạo nên độ nhận diện khuôn mặt cực kỳ chính xác ở bất cứ điều kiện nào dù sáng hay tối, nếu so sánh với các phương thức nhận diện khuôn mặt trên các máy Android có thể nói nó đã bỏ rất xa. Đây chính là điểm nhấn công nghệ sáng nhất của Apple trên sản phẩm của họ.
Màn hình tràn viền Tai thỏ (Notch)
Ngoài Face ID ấn tượng ra thì điểm nhấn thứ 2 của iPX chính là Màn hình tràn viền 4 cạnh, đặc biệt tràn viền cạnh dưới chưa có smartphone nào làm được hiện tại, nhưng có phần khuyết ở cạnh trên (Notch – Essential phone cũng từng khoét lỗ như vậy trước đó), được gọi vui là "tai thỏ". Apple đã tận dụng gần như hết phần hiển thị mặt trước của màn hình chỉ chừa lại một phần khuyết dành chỗ cho các cảm biến, lỗ nghe thoại và camera trước. Dù bị rất nhiều chỉ trích nhưng đây lại là một trong những xu thế màn hình "hot" nhất hiện nay. Thậm chí những ứng dụng mới nào muốn có mặt trên Appstore từ 4/2018 cũng buộc phải tuân thủ tương thích với tỷ lệ màn hình kỳ quái này.
Điều hướng bằng cử chỉ
Cùng với việc ra mắt màn hình tràn viền "tai thỏ" đồng nghĩa với việc phím Home truyền thống phải loại bỏ. Không còn cách nào khác Apple buộc phải sử dụng lại "Điều hướng bằng cử chỉ", một loại điều hướng chỉ bằng các thao tác vuốt trên màn hình (từng được biết trên các điện thoại Palm Pre, Nokia N9, BBZ10). Chính điều hướng cử chỉ này trên iPX đã khiến Google có thể đang thay đổi cách hoạt động điều hướng trên phiên bản Android P kế tiếp, nếu như Google đã muốn thay đổi trong Android gốc thì không lý nào các hãng sản xuất điện thoại khác lại không thể đi theo. Apple lại một lần nữa tạo nên một trào lưu mới từ những thứ rất xa xưa!
Tất nhiên những đặc điểm kể trên chỉ là một trong số những điểm nổi bật mà iPhone tạo ra và nhiều công ty làm theo. Nếu ai yêu thích iPhone thì rất dễ nhận biết ra những điểm mạnh nhất của iPhone cũng chính là điểm yếu cố hữu trên Android hiện tại:
- Sự tối ưu hóa hệ điều hành để có trải nghiệm ứng dụng tốt nhất. Hiện tại các phiên bản Android gốc trên các máy Nexus, Pixel hay Android One gần như thuần cũng như các thiết phần cứng vượt trội đang dần xóa bỏ vấn đề này.
- Sự phân mảnh rất lớn vẫn còn hiện nay. Project Treble trên Android 8.0 Oreo như là một giải pháp cho vấn đề này trong tương lai.
- Bảo mật trên hệ điều hành cùng với sự kiểm soát ứng dụng độc hại trên Google play store chưa thật sự tạo được lòng tin ở người sử dụng.
Chỉ khi nào Android giải quyết được những điểm yếu cơ bản trên thì may ra khi đó người dùng iOS mới có thể nghĩ đến một hệ điều hành khác. Android vẫn đang lớn mạnh và không ngừng phát triển, biết đâu được 2-3 năm nữa quay trở lại chúng ta sẽ thấy một Android hoàn toàn khác thì sao . Khi đối trọng giữa 2 hệ điều hành đạt được thế cân bằng thì điều được lợi nhất vẫn là phía người tiêu dùng!
Điện thoại cũng chỉ là công cụ phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mỗi người. Miễn các bạn cảm thấy hài lòng với những tiện ích mà chiếc điện thoại mang lại cho bạn dù cho iOS hay Android thì cứ "yêu" nó thôi – Tình yêu có lý lẽ của con tim mà . Điều gì hay thì cứ học hỏi và hoàn thiện trên chính sản phẩm của mình, nếu một sản phẩm mà tổng hợp được tất cả những điểm hay lại với nhau thì có lẽ chúng ta đã có được một chiếc điện thoại trong mơ rồi, đúng ko các bạn !!!
(Theo Tinh Tế)