Home > Thủ Thuật > Kỹ Thuật Chụp Bằng Ống Kính Macro: Chụp Ánh Sáng Lấp Lánh ở Một Giọt Nước
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin Tức

Kỹ Thuật Chụp Bằng Ống Kính Macro: Chụp Ánh Sáng Lấp Lánh ở Một Giọt Nước

mp-e65mm-f-2-8-1-5x-macro-photo-sample_1261-3

Với ống kính macro, bạn có thể chụp ảnh phóng đại những vật thể nhỏ như kiến hoặc những giọt nước. Ở đây tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chụp hiệu ứng tỏa sáng dạng sao trong giọt nước để làm nho nó đẹp hơn nữa.

EOS 6D/ MP-E65mm f/2.8 1-5x Macro Photo/ FL: 65mm/ Aperture-Priority AE (f/14, 1/50 giây, EV±0)/ ISO 640/ WB: Auto
EOS 6D/ MP-E65mm f/2.8 1-5x Macro Photo/ FL: 65mm/ Aperture-Priority AE (f/14, 1/50 giây, EV±0)/ ISO 640/ WB: Auto

2 con kiến đang uống nước, bám vào cánh hoa cúc Châu Phi. Tôi nhắm đèn LED vào giọt nước, khép khẩu, và tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao để tạo ra ấn tượng lấp lánh.

Chiếu đèn LED vào đối tượng và khép khẩu xuống f/14 để tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao trong giọt nước

Tôi nghĩ đến việc tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao lấp lánh để nhánh mạnh ảnh macro chụp những con kiến và một giọt nước với ảnh phản chiếu một bông hoa. Cân nhắc kích thước của những con kiến và giọt nước, vì bạn sẽ phải xen ảnh nếu nó được chụp ở kích thước thực tế, tôi khuyên dùng ống kính MP-E65mm f/2.8 1-5x Macro Photo, cho phép bạn chụp ở độ phóng đại lên đến 5x.

Tôi đặt một cái bình hoa cúc Châu Phi trong vườn, và sau đó nhỏ nước lên các cánh hoa bằng ống nhỏ dạng xilanh. Tiếp theo, tôi lấy nét ở giọt nước dùng chức năng phóng đại ở chế độ Live View và nhắm đèn LED vào giọt nước. Tôi khép khẩu xuống 1/14 để tạo hiệu ứng tỏa sáng dạng sao từ ánh sáng phản chiếu ở giọt nước. Sau đó, tôi kiên nhẫn chờ 6 giờ để 2 chú kiến tiếp cận từ 2 bên trước khi chụp. Lưu ý rằng nếu bạn ngồi xổm quá lâu, bạn có thể bị đau lưng.

Điểm chính: Chiếu đèn LED ở một góc từ phía sau

Tôi đặt một cái bình hoa lên mặt đất trong vườn, và sau đó nhỏ nước lên các cánh hoa cúc Châu Phi. Đèn LED được cài đặt ở phía sau bên phải để chiếu lên các giọt nước. Tôi sử dụng chân máy để chụp ảnh này đồng thời duy trì khoảng cách khoảng 10 – 15cm giữa bề mặt ống kính và đối tượng.

Điểm cần lưu ý ở đây là góc của đèn LED. Sẽ khó tìm một góc ở đó hiệu ứng tỏa sáng dạng sao sẽ xuất hiện. Sau khi cài đặt khẩu độ thành f/14, tôi di chuyển vị trí của đèn LED để tìm một điểm như thế.

illust_1261-1

Thao tác với ống kính: Lượng bokeh không khác nhau nhiều ngay cả với khẩu độ hẹp khi chụp cận cảnh bằng ống kính macro

Khi nói đến ống kính macro, nhiều người có xu hướng cho rằng sẽ tốt hơn khi chụp ở khẩu độ tối đa để tạo ra hiệu ứng bokeh. Tuy nhiên, khép khẩu sẽ cho phép bạn tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao. Mặc dù bạn có thể lo về việc độ sâu trường ảnh của đối tượng sẽ tăng và hiệu ứng bokeh sẽ biến mất, bạn có thể chụp cận cảnhkhép khẩu đến mức tối thiểu bằng ống kính macro mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu ứng bokeh.

Thủ thuật: Số f ảnh hưởng đến việc hiệu ứng tỏa sáng dạng sao xuất hiện như thế nào

mp-e65mm-f-2-8-1-5x-macro-photo-sample_1261-2

f/14

Hiệu ứng tỏa sáng dạng sao sẽ xuất hiện rõ khi bạn khép hết khẩu xuống f/14. Trong trường hợp ống kính macro, vì khó tạo hiệu ứng tỏa sáng dạng sao bằng cách khép khẩu một chút, hãy thử sử dụng khẩu nhỏ nhất.

mp-e65mm-f-2-8-1-5x-macro-photo-sample_1261-3

f/2.8

Mặc dù hiệu ứng bokeh lớn có vẻ mờ mịn, hiệu ứng tỏa sáng dạng sao sẽ không xuất hiện ở khẩu tối đa f/2.8. Những tia sáng chỉ bắt đầu xuất hiện ở khẩu độ khoảng f/13.

Tham khảo giá bán Canon 1500D tại zShop

Nguồn: SNAPSHOT

Leave a Reply