Home > Thủ Thuật > Thiết bị công nghệ > Phân biệt các dòng tai nghe đang sử dụng phổ biến hiện nay
Thiết bị công nghệThủ ThuậtTin Tức

Phân biệt các dòng tai nghe đang sử dụng phổ biến hiện nay

tai-nghe-audio-technica-m50x-7

Mặc dù đều có tên gọi chung là tai nghe (headphone) tuy nhiên tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như kích thước mà các nhà sản xuất chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây các loại tai nghe mà người dùng thường hay sử dụng nhất.

Tai nghe dạng trùm đâu (full size)

tai-nghe-audio-technica-m50x-7

Được xem là chuẩn mực của các dòng tai nghe nhờ khả năng cách âm cực kỳ tốt giúp bạn có thể tận hưởng những giai điệu một cách trọn vẹn nhất mà không sợ bị ảnh hưởng bởi bên ngoài.  Tuy vậy, loại này lại sở hữu một thiết kế cùng kích thước khá lớn đồng nghĩa với việc sẽ có trọng lượng khá nặng gây khó chịu cho người dùng nếu đeo trong thời gian dài. Chính vì thế, dòng tai nghe này thường chỉ được sử dụng tại các phòng thu hoặc dành cho những ai muốn trải nghiệm nghe nhạc chuyên nghiệp.

Tai nghe truyền thống (earpad)

tai-nghe-earpad

Đây là dòng tai nghe khá phổ biến nhờ có thiết kế nhỏ gọn hơn cũng như đảm bảo chất lượng âm thanh tốt. Không giống như dòng full size, thiết kế của tai nghe có phần gọn nhẹ hơn, chỉ che ngang phần vành tai điều này sẽ giúp cho người nghe không cảm thấy khó chịu khi nghe trong thời gian dài. Đổi lại, tai nghe này rất dễ bị lọt tạp âm vào gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng nếu như sử dụng trong môi trường có nhiều tiếng ồn.

Tai nghe nhỏ gọn (earbuds)

tai-nghe-earbud

Dòng tai nghe earbud có kích thước rất nhỏ gọn nên được làm phụ kiện đi kèm cho các dòng điên thoại, máy nghe nhạc. Ở số tai nghe earbud có tích hợp micro đàm thoại hỗ trợ người dùng gọi điện thoại rảnh tay rất tiện lợi. Nhược điểm của dòng tai nghe này là chất lượng âm thanh không được đánh giá, đặc biệt dải âm bass yếu.

Tai nghe nhét tai (in-ear)

tai-nghe-in-ear

Cũng giống như dòng earbuds, tai nghe in-ear cũng sở hữu kiểu dáng gọn nhẹ đồng thời đảm bảo được chất lượng âm thanh tốt hơn nhờ khả năng truyền tải âm vào bên trong tai nghe đồng thời cách âm hiệu quả. Mặc dù vậy, việc đeo tai nghe quá sâu bên trong tai nghe sẽ gây ảnh hưởng đến màng nhỉ nếu người đẩy âm lượng lên cao do khoảng cách giữa tai nghe với màng nhĩ khá gần nhau

Tai nghe đeo tai (clip-on)

tai-nghe-earpad

Dòng tai nghe có thiết kế khá đặc biệt với phần tai nghe bao sát lấy vành tai nhưng được giữ lại trên vành ngoài mà không cần bộ phận nối trên đỉnh đầu. Thiết kế này sẽ giúp giảm đi đáng kể trọng lượng của tai nghe tuy vậy nó lại không được nhiều nhà sản xuất âm thanh lựa chọn do các bố trí để giữ trên tai nghe không được chắc chắn cũng như rất dễ bị tạp âm lọt vào.

Tai nghe đeo sau cổ (behind the neck)

tai-nghe-earpad

Dòng tai nghe này đã khắc phục được nhược điểm của dòng clip-on nhờ thiết kế cố định hai bên tai hai bằng phần nối nằm ở phía sau cổ. Nhờ thiết kế này giúp cố định tai nghe chắc chắn hơn cũng như đảm bảo được sự tiện lợi và gọn gàng. Chính vì thế, nó thường được các vận động viên lựa chọn để có thể vừa nghe nhạc vừa luyên tập thể thao. Chất lượng âm thanh của dòng tai nghe cũng được đánh giá khá cao nhờ khả năng cách âm tốt.

Leave a Reply