Home > Tin Tức > Tin Tức Máy Ảnh > "Hãy thể hiện cá tính! Hãy phá vỡ nguyên tắc! …" quan điểm chụp ảnh của Nag Alfred Stieglitz
Tin Tức Máy Ảnh

"Hãy thể hiện cá tính! Hãy phá vỡ nguyên tắc! …" quan điểm chụp ảnh của Nag Alfred Stieglitz

zShop_0109201801230754

Cách đây hơn 100 năm, trước Stieglitz, nhiếp ảnh không được xem là một hình thức biểu hiện nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc… Suốt 50 năm miệt mài làm việc với máy ảnh, tổ chức triển lãm, xuất bản, nhiệt thành và không thiếu khổ đau tâm khảm… ông được xem là người tiên phong phát triển nhiếp ảnh hiện đại. Nếu chỉ ngưng tụ lại một điều để nói với các bạn, ông sẽ nói về tầm ảnh hưởng của đời sống hiện sinh của con người thực hữu đối với thế giới nhiếp ảnh và nghệ thuật sáng tạo, thật là khó tin, đều nằm ở chỗ con người, tại bởi chúng ta, những người chụp ảnh. Có lẽ ai cũng mắc nợ ông một lòng biết ơn. Nói như thế không phải là cường điệu. Stieglitz tiên phong để nhiếp ảnh được xem là một hình thức biểu hiện nghệ thuật như các loại hình nghệ thuật khác.

Trong nhiếp ảnh, có những khoảnh khắc tinh tế đến mức nó trở nên thật hơn cả bản thân thực tại đó. In photography there is a reality so subtle that it becomes more real than reality.
ALFRED STIEGLITZ (1864-1946) – nhiếp ảnh gia Mỹ

 

Đang tải alfred stiglitz_camera.tinhte.vn-18.jpg…
Alfred Stieglitz – Snapshot Paris 1911

A. Lược sử

Alfred Stieglitz là một nhiếp ảnh gia người Mỹ. Sanh năm 1864 tại New Jersey trong một gia đình người Do Thái. Học kỹ thuật hoá-ảnh tại Đức. Làm việc ở Mỹ và Châu Âu suốt 50 năm sau đó. Ông trở nên là một trong những người quan trọng nhất, phát triển nhiếp ảnh ra đúng bản thể như nó là nó, và hợp pháp hóa nó là một hình thức nghệ thuật. Ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử của nghệ thuật thị giác bấy giờ. Là nhiếp ảnh gia thiên tài, phát hiện và hỗ trợ các nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ, xuất bản những cảm hứng sáng tạo, nhà văn tuyệt vời, cổ suý triển lãm và quảng bá đầy lôi cuốn… Dưới đây là một bộ phim tư liệu dài một tiếng rưỡi của American Century để thấy sự vĩ đại của ông, các bạn có thể xem nhiều ảnh và thông tin hơn.


Thuở đó, chụp ảnh đại khái được xem như một hình thái ghi hình của công nghệ máy móc cơ khí. Cái máy làm việc. Không có tư duy. Không có sáng tạo. Đã có những trường phái nhiếp ảnh thực sự, và tất nhiên không được xem là nghệ thuật đỉnh cao ngang tầm với hội họa và điêu khắc. Stieglitz đã mang lại cho giới nghệ sĩ một lối thoát, đưa ra cho công chúng các tác phẩm của họ, đông đảo công chúng đón nhận, và chính ông cũng là chất xúc tác giúp cho khởi đầu sự nghiêp của nhiều họa sĩ nổi tiếng trong đó bao gồm những bức tranh của Georgia O’Keeffe, và bức ảnh huyền thoại của Ansel Adams vĩ đại. Stieglitz mở ra với các kỹ thuật mới mẻ và canh tân lối suy nghĩ về nghệ thuật. Có thể nói công việc ông làm cho nhiếp ảnh, như một mạc khải đưa nhiếp ảnh bước vào thế giới hiện đại.

 

Đang tải alfred stiglitz_camera.tinhte.vn-19.jpg…
Old and New New York, 1910

 

B. Những bài học từ Alfred Stieglitz

1. Hãy thể hiện chính mình

Stieglitz đã tạo ra một bộ ảnh gọi là “Equivalent”. Đó là những bức ảnh cho thấy tính chất đa dạng của các hình dạng đám mây khác nhau. Mỗi bức ảnh, tự nó là một phản ánh về những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm mà ông cảm nhận vào thời khắc bức ảnh được chụp. Điều đó khiến cho bức ảnh nào cũng trở nên độc đáo đối với riêng ông. Ông là người duy nhất thực sự hiểu được cảm giác của mình ra sao trong mỗi lần bấm máy. Và, ông muốn công chúng hiểu rằng, cái khoảnh khắc bấm nút chụp của cái máy cơ khí, không chỉ là cơ khí, mà chính tư duy và ý tưởng tâm cảm của con người chụp nó. Vậy, bạn hãy ra ngoài và chụp một thứ gì đó làm cho bạn cảm thấy sung sướng. Hãy chia sẻ với những người khác nếu bạn muốn, hoặc chỉ giữ lại cho riêng mình. Hãy đi và chỉ chụp những gì đẹp đẽ, hoặc đầy ý nghĩa đối với chính bạn. Hãy cứ chụp một cách thoải mái.

 

2. Phá vỡ quy tắc, nếu bạn muốn
Nói một cách đơn giản, bất cứ bức ảnh nào đã từng được làm ra đều là thành quả từ một sự phối hợp giữa các tùy biến sau đây: khẩu độ, tốc độ màn trập, độ sâu trường ảnh, độ dài tiêu cự, cảm biến và bố cục (phim, cảm biến KTS, v.v…) và tất cả chỉ có vậy. Chìa khóa để tạo ra một bức ảnh tốt là kết hợp chung những thứ ấy lại với nhau cách nào đó để chúng biến đổi những gì mà chỉ có tâm trí bạn nhìn thấy, thành một bức ảnh. Chúng chỉ là những quy tắc bất di bất dịch trong nhiếp ảnh. Cuối cùng, chỉ có bạn mới là người đưa ra các chọn lựa và làm cho máy ảnh hoạt động.

Đang tải alfred stiglitz_camera.tinhte.vn-12.jpg…

3. Bẻ cong các nguyên tắc
Đừng ngại suy nghĩ thoáng hơn! Một số công trình thực sự vĩ đại là nhờ thoát ra ngoài truyền thống máy móc. Có nhiều bức ảnh tuyệt tác hoàn toàn không liên quan gì đến nguyên tắc 1/3, đường ngang dọc, đường chân trời, v.v… Đừng bao giờ loại bỏ hoàn toàn những hướng dẫn, nhưng cũng đừng để mình quá rập khuôn theo chúng. Học hỏi và thực hành, thử nghiệm và chứng minh sẽ giúp bạn đạt hiệu quả. Chỉ cần nhớ rằng những tác phẩm kinh thiên động địa thường phát xuất từ việc bẻ cong các nguyên tắc. Còn một số cuộc thi ở ta thì cứ phải hợp quy tắc nếu không muốn bị loại từ vòng đầu!
Đang tải alfred stieglitz-1.png…
4. Tìm nguồn cảm hứng ở bất cứ đâu
Stieglitz đã nâng cao mọi hình thức nghệ thuật.
Ông đã mở ra những phòng triển lãm để trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ, các họa sĩ, điêu khắc gia và tất nhiên, của các nhiếp ảnh gia. Ông không tự giới hạn mình vào nhiếp ảnh, hay những công trình hội họa hoặc điêu khắc bằng đá và đất sét. Trái lại, ông tổng hợp tất cả chúng. Ông đã nhận ra chúng quấn quít và cuộn chặt vào nhau.

Đang tải alfred stieglitz.png…

  • Là người chụp ảnh, chúng ta có khả năng hầu như có thể lên kế hoạch được ngay những gì mà đôi lúc các nghệ sĩ khác phải mất cả ngày, có khi cả tuần lễ, thậm chí cả tháng mới tạo ra được. Tuy nhiên, sự dễ dàng tương đối như thế trong việc sáng tạo có thể dần dà làm thui chột suy nghĩ sáng tạo của chúng ta. Chúng ta dễ bị tình trạng chỉ tìm được nguồn cảm hứng khi nhìn vào những bức ảnh của người khác. Kiểu suy nghĩ như vậy hạn chế tầm nhìn bay bổng của chúng ta. Nó cũng đặc biệt nguy hiểm đối với những người mới bắt đầu chụp ảnh và có thể dẫn đến chỗ thất vọng, chán nản, thậm chí tệ hơn, rơi vào chứng ăn cắp, sao chép của người khác mà hiện tại diễn ra tràn lan. Nhìn đâu cũng thấy quen quen đâu đó rồi.
  • Đừng để cho mình rơi vào một lối mòn. Hãy bắt đầu tìm kiếm nguồn cảm hứng ở bất cứ đâu để mang lại chất liệu cho công việc chụp ảnh của bạn. Bất cứ gì trong cuộc sống, kể cả một bức phác họa trắng đen, các tranh vẽ, tranh khắc gỗ, kiến trúc, tranh vẽ nguệch ngoạc của trẻ em – bất cứ thứ gì có tiềm năng mang lại cho bạn một chút hơi hướng sáng tạo mà bạn có thể nhào nắn thành cảm hứng nhiếp ảnh.
  • Đôi khi chúng ta quên đi rằng, sở dĩ chúng ta tiếp cận được với những trang thiết bị và kỹ thuật tuyệt diệu ngày nay, chính là nhờ những người đi trước chúng ta đã hình dung ra chúng, thực hành chúng, cải tiến chúng, và để lại cho chúng ta một di sản kiến thức. Càng ngược dòng lịch sử, chúng ta càng thấy rõ sự hiểu biết ít dần đi. Bạn có cần học hỏi điều gì từ một ai đó đã sử dụng một chiếc máy ảnh còn lạc hậu hơn cả một thiết bị tự động mở cửa ga-ra không? Vâng, dù gì chăng nữa, chúng ta vẫn học hỏi được rất nhiều. Có thể không phải là bằng một quan điểm kỹ thuật, nhưng đúng hơn là bằng một cách nào đó khó đánh giá được, và dễ bỏ quên.

 

Nói như vậy không phải để cho rằng bạn không thể cải thiện việc chụp ảnh của bạn bằng cách học hỏi các phương pháp của một số những bậc thầy. Trang thiết bị của họ khá đa dạng và ít tiên tiến hơn, thậm chí kỹ năng của họ còn khiêm tốn hơn nhiều, nhưng cũng chính vì vậy mà các tác phẩm của họ lại trở nên phi thường hơn.
Cảm ơn ông Alfred Stieglitz!
Công trình của ông bị loại khỏi thời đai chúng ta cách đây gần một thế kỷ, dĩ nhiên có nhiều kỹ thuật phòng tối từng được ông sử dụng, hiên nay cũng đã lỗi thời,. Tuy nhiên, có nhiều cái nhìn sâu sắc được Alfred Stieglitz đưa ra, và có cả những đóng góp của ông nữa. Chúng ta có thể học được từ phương pháp tiếp cận của ông đối với thế giới nghệ thuật như một tổng thể, để làm cho mình trở thành người chụp ảnh đúng với “nhiếp ảnh là một nghệ thuật sáng tạo” hơn.

Nguồn ảnh: wikipedia.org/wiki/Alfred_Stieglitz

(Theo Tinh Tế)

Leave a Reply