Meyer-Optik Gorlitz 50mm f/0,95 Nocturnus II full frame Sony E đã được được Meyer-Optik chính thức thông báo đang sản xuất, chưa có thông tin chi tiết kỹ thuật, giá bán được dự đoán sẽ khoảng $3000.
Về khẩu độ lớn f/0.95, trước đây Meyer-Optik từng có ống tiêu cự 35mm, với cấu trúc 10 lá khẩu, 10 thấu kính và cho hệ máy ảnh APS-C. Giá bán của ống này là $2000.
Meyer-Optik của Đức nổi danh với những ống kính đặc biệt, bokeh bong bóng, vảy cá. Họ có thâm niên xấp xỉ 120 năm (1896) về quang học. Meyer-Optik từng được ví như kẻ bại trận, nhưng giá trị tự thân đã giúp họ không tàn, họ đang trở lại với một số ống huyền thoại và không chỉ làm ống ngàm Sony E, mà hứa hẹn sản xuất cho tất cả các ngàm máy ảnh Pentax, Canon, Nikon, Fuji X, Sony E, MFT, Leica M, M42 và Leica TL. Một số số ống Meyer:
- Meyer-Optik Gorlitz 2,9/50 Trioplan lens: $1,499.00
- Meyer-Optik Gorlitz Primoplan 58mm f/1.9 lens: $1,599.00
- Meyer-Optik Gorlitz Primoplan 75mm f/1.9 lens: $1,999.00
- Meyer-Optik Gorlitz 2,8/100 Trioplan lens: $1,599.00
- Meyer-Optik Gorlitz 2,8/100 Trioplan Limited Titan lens: $1,999.00
Ai từng dùng ống kính Meyer-Optik thì rất rõ sự hoàn thiện từng chi tiết nhỏ nhất của dòng ống kính này. Không thể không mê mẫn và quên được chất màu rất đặc trưng và bokeh quá đặc biệt khi chụp bằng ống kính này. Hầu hết các ống Meyer cho bokeh tròn theo kiểu bong bóng và có cấu trúc cuốn hút rất lạ. Ảnh chụp từ ống kính Meyer dễ tạo ấn tượng và cuốn hút mắt nhìn.
Về cái hãng ống kính này, số phận cũng lắm gian truân. Hơn 100 năm trước tại một tỉnh Đông Đức, Meyer-Optik ra đời nhưng quá khó để vươn lên khỏi cái bóng của Carl Zeiss Jena làm mưa làm gió lúc bấy giờ. Sau thế chiến đệ nhất, Görlitz dụ được tiến sĩ Paul Rudolph của chính đối thủ đại gia Carl Zeiss về làm việc cho mình. Paul Rudolph chính là người đã phát minh ra các công thức quang học nổi tiếng như Protar, Tessar, Planar. Bốn năm sau Paul Rudolph giúp Meyer-Optik cho ra đời ống kính kỷ lục thế giới vào thời điểm đó là ống kính Kino-Plasmat f/1.5 vào năm 1922. Sau thế chiến đệ nhị (1945), Meyer-Optik Görlitz trở nên hãng cung cấp ống kính lớn thứ hai sau Carl Zeiss Jena ở Đông Đức vì các đối thủ cạnh tranh bị chiến tranh tàn phá và dịch chuyển về phía Tây Đức. Rồi bước ngoặc xảy ra vào năm 1968, Meyer-Optik Görlitz bị sát nhập vào Pentacon VEB – hãng sản xuất máy ảnh quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước và mọi ống kính của Meyer-Optik Görlitz đổi tên thành Pentacon. Tưởng là cái tên ấy sẽ bị quên lãng hoàn toàn, bỗng nhiên phong trào chơi máy film với ống kính cũ bùng phát, các ống Meyer-Optik Görlitz được săn lùng. Ở Việt Nam có hẳn một nhóm người khá đông sở hữu và chơi các loại ống kính này.
Bokeh viền sáng đặc trưng của ống kính Meyer.
Nguồn: Meyer-Optic