Trong nửa đầu năm qua, các hãng máy ảnh thi nhau ra mắt những sản phẩm mới, đặc biệt là phân khúc thị trường tầm trung với máy ảnh không gương lật. Vào đầu năm 2018 là sự ra mắt của Fuji X-A5 của Fujifilm, cho đến tháng 2 cùng năm Canon đã ra mắt máy Mirrorless thế hệ mới của hãng với tên gọi EOS M50( mới chính thức được giới thiệu và phân phối tại Việt Nam trong tuần qua).
Hai dòng máy trên thuộc dòng Crop của Mirrorless không gương lật, có kích thước cảm biếc tương đương với sản phẩm của Sony là chiếc Alpha a6300.
Đánh giá chung về thông số thiết bị:
Tổng quan về thiết kế:
Sony Alpha a6300:
Thiết kế đơn giản
Từng là chiếc máy ảnh không gương lật có hệ thống lấy nét nhanh nhất thế giới vào thời điểm ra mắt với 425 điểm lấy nét AF, tích hợp hệ thống tự động kích hoạt các điểm AF xung quanh một chủ thể, rồi tuỳ chỉnh điểm nét nhất đối với vật thể chuyển động trên toàn khung hình. Thứ hai là tốc độ chụp liên tiếp lên đến 11fps với lấy nét tự động và 8fps khi chụp live-view, đây là một cải tiến rất mạnh đối với một chiếc máy ảnh không gương lật vốn không được cho là thiết bị chụp các chủ đề chuyển động nhanh. A6300 sử dụng cảm biến APS-C 24.2MP, có khả năng nhạy sáng lên đến 51.200, quay video 4K
Mặt trước máy, với ngàm E-Mount quen thuộc
Mặt sau là thiết kế các phím đặc trưng của Sony
Về thiết kế, A6300 có thân máy hợp kim ma-giê chắc chắn, chịu thời thiết, chống bụi chống ẩm. Báng cầm lớn khiến A6300 cho cảm giác vững tay khi sử dụng. Kích thước hơi nhỏ của máy khiến khi kết hợp với các lens Tele cảm giác cầm hơi chênh vênh.
Vớ tính năng được nâng cấp như chụp im lặng (Có tác dụng cực tốt với các nhà báo, chụp trong nhà hát, nhà thờ hay những buổi lễ trang trọng cần sự im lặng, tập trung….), cho thấy sự tinh tế của Sony nhắm đến nhiều hơn thị trường người sử dụng.
Màn hình gập cơ động
Mặt dưới với khe cắm thẻ và pin cùng một cổng.
Mặc dù ra đời cách đây đã 2 năm, nhưng Sony Alpha a6300 dường như vẫn tỏ rõ sự vượt trội của mình so với các đàn em cùng phân khúc. Cùng với hệ sinh thái lens phong phú, có lẽ việc giá thành cao hơn của Sony Alpha a6300 không là trở ngại với người tiêu dùng.
Fujifilm X-A5:
Chiếc Fujifilm X-A5 hướng đến các đối tượng người dùng trẻ trung, cần một chiếc máy thời trang, nhỏ gọn có thể dễ dàng mang theo bên người mọi lúc. Về tổng thể, chiếc X-A5 này khi gắn chung với chiếc ống kính kit zoom XC15-45mm F3.5-5.6 OIS PZ chỉ có cân nặng 496g. Đây vừa là lợi thế, vừa là hạn chế khi không cho người dùng cảm giác chắc chắn khi sử dụng.
Đây là một thiết kế được giới trẻ rất yêu thích
Kiểu dáng trẻ trung, kích thước nhỏ gọn luôn là tiêu chí của Fuji
Sự khác biệt đôi khi chiếc X-A5 mang lại là do máy được tích hợp đến 11 hiệu ứng giả lập "Film Simulation Modes" cho các hiệu ứng giả lập tone màu film đẹp, độc quyền của Fujifilm. Ngoài ra nó còn có thêm 17 filter nằm trong "Advanced Filters" bao gồm 2 filter mới là “Fog Remove” và “HDR Art.” Với những hiệu ứng này, cùng với kết nối không dây mạnh mẽ, các bạn trẻ có thể chia sẻ những bức ảnh đầy màu sắc lên mạng XH một cách nhanh chóng.
Mặc dù Fuji không được các tay máy Pro đánh giá cao nhưng nó đã chiếm được cảm tình của thế hệ trẻ, những người năng động thích sự nhỏ gọn, tiện dụng, hay những người chụp ảnh không chuyên. Fuji X-A5 mang đến sự thân thiện, trẻ trung đầy màu sắc cùng sức mạnh kết nối.
Canon EOS M50:
Phía trước của body chiếc EOS
Lens kit đi kèm+ body EOS M50
Thiết kế các phím khá thân thiện, LCD 3' rộng và hiển thị hình ảnh đẹp.
Phía trên EOS M50 trông rất hầm hố, cứng cáp
Phía dưới của EOS M50
Đây là chiếc máy ảnh có thiết kế khác khác biệt trong dòng Mirrorless. Hình dáng bên ngoài của EOS M50 cho cảm giác đây như một phiên bản thu nhỏ của dòng SLR. Góc nhìn từ trên xuống, chiếc M50 có thiết kế vuông vức, cầm đằm tay, vững chãi. Về giao diện menu của M50, mặc định sẽ là giao diện đồ họa mới với các chức năng được đẩy ra ngoài và chú thích bằng hình ảnh trực quan, tuy nhiên, nếu bạn không quen thì vẫn có thể đổi về giao diện bình thường. Canon EOS M50 là chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên của Canon có giao diện Tiếng Việt dễ hiểu.
Điểm trừ có lẽ nằm ở hệ sinh thái lens của Canon EOS M50. Những tiêu cự quan trọng hầu hết đều phải dùng ngàm chuyển. Và Khả năng quay 4k lại bị Crop khiến người sử dụng khá hụt hẫng.
Canon EOS M50 mới chỉ là bước đầu thử nghiệm của Canon với thị trường Mirrorless. Dù vẫn còn đôi chút hạn chế, nhưng việc thay đổi theo xu thế của Canon xem ra cũng rất đáng khen. Với bề dày lịch sử cùng thế mạnh khoa học kỹ thuật của mình, biết đâu trong thời gian tới, Canon sẽ cho ra những phụ kiện bổ trợ thông minh (đèn Flash thông minh, ngàm chuyển thế hệ mới để sử dụng hệ sinh thái lens EF khổng lồ…)
Có thể khẳng định, sau 2 năm ra mắt, Alpha a6300 vẫn chưa thực sự có đối thủ trong phân khúc thị trường Mirrorless tầm trung. Song sự có mặt của Fuji cùng Canon với các mức giá hấp dẫn hơn khiến cho sự cạnh tranh trong phân khúc này càng ngày càng sôi động. Khi sự cạnh tranh về chất lượng cũng như giá thành tăng cao, người hưởng lợi không ai khác chính là những người sử dụng. Bản thân tôi hơi thất vọng với EOS M50, chỉ mong đây là thuốc thử trong thời gian đầu của Canon với thị trường này. Hãy chờ thêm cả sự tham gia của ông lớn khác là Nikon, biết đâu khi đó Canon mới tung ra con bài chiến thuật của mình.
(Theo Tinh Tế)