Home > Tin Tức > Sony Cybershot DSC-RX10 Mark III: Cảm biến 1”, ống kính siêu zoom Carl Zeiss, kiểu dáng chuyên nghiệp
Tin TứcĐánh Giá Máy Ảnh

Sony Cybershot DSC-RX10 Mark III: Cảm biến 1”, ống kính siêu zoom Carl Zeiss, kiểu dáng chuyên nghiệp

Sony_RX10M3_2

Chiếc máy ảnh Sony RX10 III là sự nối tiếp của đàn anh RX10 và RX10 II, nay được bổ sung thêm ống kính 24-600mm (theo hệ quy chiếu 35mm) cùng khẩu độ lớn F2.4-4 và cảm biến CMOS 20MP cỡ 1”.

Cảm biến này với công nghệ xử lý ảnh của chip BIONZ X thế hệ mới đã góp mặt trên RX10 II hay RX100 IV làm nên tên tuổi của 2 sản phẩm này, đi kèm với đó là dải tương phản lớn và hiệu năng ISO tuyệt vời khiến những thước phim tốc độ cao hoặc 4K trở nên hoàn hảo hơn.

Dòng máy ảnh RX đã được thiết kế nhắm đến đối tượng có nhu cầu quay phim chiếm phần lớn thời gian, vậy nên đến máy ảnh RX10 III vẫn vậy. Cốt lõi khiến RX10 III được “săm soi” nhiều đến như vậy chính là do ống kính siêu zoom 24-600mm từ nhà sản xuất ống kính Đức Carl Zeiss, kết hợp với công nghệ thuật toán ảnh từ Sony, khiến chiếc RX10 III nặng hơn một chút so với đàn anh RX10 II. Nhưng về tổng thể, đó là sự hi sinh đáng có và không có nhiều khách hàng lo lắng về vấn đề này.

Các thông số nổi bật:

 – Cảm biến CMOS 1” độ phân giải 20MP

 – Ống kính Carl Zeiss Vario Sonnar T* tiêu cự 24-600mm (theo hệ 35mm) khẩu độ F2.4-4

 – Chip xử lý ảnh BIONZ X

 – Khả năng quay phim 4K

 – Khả năng quay phim chuyển động siêu chậm

 – Màn hình lật đa năng, kính ngắm điện tử OLED 2.35 triệu điểm ảnh

124mm | F4 | 1/3200 sec | ISO 100

Nhiều người thắc mắc tại sao Sony lại quyết định dùng ống kính siêu zoom với 2 khẩu độ, trong khi RX10 II với ống kính tele 24-200mm F2.8, chẳng phải khẩu độ lớn sẽ lợi hơn hay sao? Câu trả lời đó chính là giá thành và mục đích sử dụng: nếu dải tiêu cự 24-600mm dùng 1 khẩu độ bất biến, ví dụ F2.8, ống kính sẽ trở nên cồng kềnh, nặng nề, mất cân đối so với thân máy và bắt buộc đi kèm mức giá cực cao, vì chủ yếu đánh vào thị phần quay phim, nên Sony biết rằng khẩu độ chỉ cần ở mức tốt chứ không cần xuất sắc, việc quay phim không quan trọng xóa phông quá nhiều, thậm chí tại 600mm khẩu độ F4 cũng là rất tuyệt vời, chỉ có thể tìm thấy ở các ống kính thể thao siêu khủng lên tới cả trăm triệu đồng.

41mm | F5 | 1/1000 sec | ISO 100

Hãy đi sâu 1 chút vào hiệu năng của Sony RX10M3

Tại 600mm

Để kéo được đến tiêu cự 600mm, dù có xoay nhanh đến đâu cũng phải mất từ 3-4s cho một thao tác từ tiêu cự 24mm. Hơn nữa, vì bên trong có rất nhiều thấu kính hiện đại, việc tốc độ zoom quá nhanh về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới bề mặt tiếp xúc của thấu kính, giảm tuổi thọ của sản phẩm. Điều này đã được Sony cân nhắc ngay khi sản xuất, và nó là 1 nguyên tắc bất dịch được áp dụng ngay với cả dòng máy Canon G3 X hay Panasonic FZ1000.

600mm | F4 | 1/1000 sec | ISO 250

Đổi lại việc mất chút thời gian zoom ống kính một cách nặng nề, RX10M3 luôn đạt độ nét hoàn hảo ở mọi tiêu cự mà nó vươn tới. Trước đây khi cảm biến 1” vừa ra mắt, khó ai dám nghĩ nó sẽ cho những tấm hình hoàn hảo như thế này cả về độ nét và tương phản hình ảnh. Và nói chung, dù thua thiệt về khẩu độ so với RX10M2, nhưng với 300$ đặt thêm vào RX10M3, nó sẽ trở nên “đáng từng đồng tiền bát gạo”.

600mm | F4 | 1/1000 sec | ISO 320

So sánh với một số máy ảnh khác cùng phân khúc (Click vào hình để xem lớn hơn)


Như ta đã thấy, mặc dù cải tiến về ống kính, tăng cân nặng và thời lượng pin, RX10 III vẫn mang linh hồn của chiếc RX10 II cách đây 1 năm. Chiếc máy ra đời sớm hơn ở đây, FZ1000 đã bị khuất phục ở mục thời lượng pin và khả năng chống chịu thời tiết, nhưng xét về chuyên môn thì nó vẫn là 1 sản phẩm khá cạnh tranh với 2 đối thủ Sony (tất nhiên ngoại trừ tiêu cực siêu khủng 600mm).

Để bù đắp cho sự thiếu sót độc đáo trên RX10M3 là filter ND tích hợp trong model đời II, Sony cùng Carl Zeiss mang tới một ống kính gồm 9 lá khẩu cho hiệu quả bokeh tốt hơn RX10M2 chỉ có 7 lá khẩu. Nó thật sự có tác dụng lớn, đặc biệt vào những ngày quay phim dưới trời nắng. Tất nhiên chúng ta vẫn có thể gắn filter ND lên phía trước, nhưng dù gì đi chăng nữa một thao tác bấm nút để tắt/mở filter vẫn tiện lợi hơn nhiều.

600mm | F4 | 1/320 sec | ISO 6400

Để được so sánh, RX10M3 chính là hiện thân cải tiến hoàn hảo hơn của chiếc RX10M2. Cảm biến ảnh hiệu năng tốt, quay phim 4K mật độ khung hình cao, và 1 thân máy chống chịu thời tiết. Chỉ tiếc rằng chính hệ thống lấy nét đã vô tình làm mất đi sự hoàn hảo của dòng RX, đó là việc sử dụng lấy nét tương phản thay vì lấy nét theo pha kèm theo(PDAF) hoặc lấy nét lai (Hybrid AF), nên nó có lợi thế với việc quay chụp tĩnh vật độ tương phản tốt, nhưng yếu với độ tương phản thấp và các tình huống cần zoom xa, cái mà hệ thống PDAF sẽ hỗ trợ lấy nét đuổi rất tốt.

Nếu như không cần thiết chụp các hành động nhanh và chớp nhoáng, chiếc RX10 III vẫn phù hợp cho bất cứ tình huống nào từ gia đình, các nhà báo kết hợp quay phim – chụp hình, hoặc các trợ lý nhà báo cần tiếp cận gần tới chủ thể mà không muốn di chuyển.

375mm | F5.6 | 1/100 sec | ISO 200

Tổng kết

Hãy tạm quên đi mức giá khá cao của nó, lên tới 1500$ (tức 32-35 triệu đồng), bởi với mức giá này, khách hàng có thể chọn lựa máy ảnh ống kính rời và một vài ống kính khá tốt. Nhưng cảnh giới của máy ảnh RX10 III – một chiếc compact cao cấp sẽ đủ xóa mờ khoảng cách với các máy ảnh thay đổi ống kính: ống kính Carl Zeiss siêu zoom khẩu độ lớn, quay phim 4K, thân máy chống chịu thời tiết rất đầm tay, cảm biến 1 inch cùng công nghệ xử lý ảnh BIONZ X. Bạn sẽ gần như có một “khẩu thần công” trong tay với hiệu năng không thua kém gì các máy ảnh đi kèm ống kính cao cấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *