Home > Tin Tức > 10 điểm khác nhau giữa Sony A6600 vs A6500
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

10 điểm khác nhau giữa Sony A6600 vs A6500

Sony A6600

10 điểm khác nhau giữa Sony A6600 vs A6500

Tham khảo máy ảnh Sony mới 2023:  Sony A6700

Sony A6500 ra mắt hồi tháng 10/2016 và là máy ảnh mirrorless APS-C ngàm E đầu tiên được trang bị ổn định hình ảnh 5 trục. Cùng với bộ nhớ đệm ấn tượng, A6500 dễ dàng được quảng bá như mẫu flagship trong phân khúc APS-C của Sony.

Sau đó gần 3 năm, chúng ta chứng kiến sự ra đời của Sony A6600 kế nhiêm trực tiếp của A6500. Thế hệ mới giữ nguyên hầu hết các đặc điểm nổi trội nhất của người tiền nhiệm, nhưng mang trong mình những phần mềm mới nhất, góp phần cải thiện trải nghiệm nhiếp ảnh thực tế.

Để đánh giá được liệu Sony A6600 có phải là lựa chọn lý tưởng hơn để nâng cấp từ A6500 hay không, cùng zShop tìm hiểu ngay 10 điểm khác nhau quan trọng nhất giữa hai mẫu máy này ngay sau đây nhé!

Sony A6600
Sony A6600

Điểm chung giữa Sony A6600 và A6500

  • – Cảm biến APS-C CMOS Exmor 24.2MP
  • – Chụp liên tiếp 11 fps
  • – Ổn định hình ảnh 5 trục, cân bằng 5 bước (CIPA)
  • – Quay 4K đến 30p và 100Mbps (codec XAVC S)
  • – Mẫu màu Picture Profile gồm S-Log2 và S-Log3
  • – Kính ngắm 2.36 triệu điểm (0.7x, đến 120 Hz)
  • – Một khay thẻ nhớ SD (UHS-I)
  • – Thân máy hợp kim magne, chống bụi, ẩm

Điểm khác nhau giữa Sony A6100 và A6000

a6600ss_1

1. Báng cầm & pin

Sony A6600 gần như tương đồng A6500 về kích thước, nhưng lại khác rõ ở báng cầm. A6600 có báng cầm lớn hơn, đồng thời máy trên tay sẽ được cải thiện khi dùng với các ống kính lớn.

a6600ss_2

Trong khi đó, báng cầm của A6500 là một sự cân bằng khá ổn đối với máy ảnh kích thước nhỏ.

a6600ss_3

Việc Sony tăng kích thước báng một phần có thể lý giải là vì muốn cải thiện tính công thái học, tuy nhiên trên thực tế lý do nằm ở pin: để có chỗ cho một viên pin lớn hơn.

sony-a7r-ii-vs-a7r-iii-product-29

Sony A6600 sử dụng NP-FZ100 – cùng loại pin được sử dụng cho dòng máy ảnh Sony full frame gồm A9 và dòng A7 thế hệ thứ ba trở đi. Thay đổi này giúp mở rộng thời lượng hoạt động đáng kể cho dòng APS-C ngàm E. A6600 được đánh giá là có khả năng chụp 800 ảnh sau một lần sạc đầy, đồng nghĩa trên thực tế bạn còn có thể trải nghiệm được nhiều hơn con số này.

A6500 sử dụng viên pin truyền thống là NP-FW50 với dung lượng nhỏ hơn nhiều. Khả năng chụp chính thức là 310/350 ảnh sau một lần sạc đầy, giảm mạnh hơn khi quay 4K hoặc chụp ở chế độ liên tiếp.

2. Màn hình lật

Cả hai máy đều có màn hình LCD phía sau có thể lật lên và xuống, nhưng màn hình trên A6500 chỉ lật trong khoảng 45˚ đến 90˚.

Màn hình của A6600 có thể lật lên đến 180˚ hữu dụng chụp selfie và quay vlog, hay lật xuống khoảng 74˚.

sony-a6600-180-screen-768x432

3. Lấy nét tự động

Sony A6500 sử dụng hê thống lấy nét kết hợp gồm 425 điểm theo pha và 169 điểm theo tương phản. Máy trang bị công nghệ 4D Focus của Sony và đã được kiểm chứng về tốc độ, kể cả khi chụp thể thao hay đối tượng khó như chim đang bay.

AF priority
Ảnh chụp bằng A6500, 1/800, f/5.6, ISO 160 – FE 70-300mm

Sony A6600 có số điểm theo pha tương tự, nhưng số điểm theo tương phản lên đến 415 điểm. Hơn thế, thế hệ mới còn sở hữu thuật toán mới nhất mà Sony đã phát triển trong nhiều năm qua là Real-time Tracking, dựa trên AI phân tích đối tượng theo nhiều cấp độ khác nhau (màu sắc, độ sáng, khoảng cách, khuôn mặt) nhằm tăng độ chính xác và đáng tin cậy. Qua những thể hiện từng thấy trên A6400 – một trong những mẫu máy đầu tiên sở hữu công nghệ này, đây thực sự là một trong những hệ thống tracking AF ấn tượng nhất từng thấy trên máy ảnh mirrorless.

sony-real-time-tracking-768x512
Real-time Tracking trên A6600 phân tích Khuôn mặt (1), Mắt (2), Màu sắc (3), Độ sáng (4), Khoảng cách (5) và sử dụng thuật toán nhận diện đối tượng hoặc AI (6)

Thời gian A6600 khóa nét chỉ 0,02 giây, trong khi A6500 mất tới 0,05 giây. Độ nhạy sáng thấp nhất là -2 EV trên A6600 và -1 EV trên A6500.

Nổi bật nhất hệ thống AF của Sony là chế độ Eye AF. Trên A6500, bạn có thể kết nối Eye AF với AF đơn hoặc AF liên tục. Tính năng này làm việc rất hiệu quả và đáng tin cậy trong đa số tình huống.

sony-eye-af-animals-product-4

A6600 nhận được những nâng cấp phần mềm mới nhất, đồng nghĩa là Eye AF giờ đây làm việc tại thời gian thực tớ khi nhấn nút bấm màn trập xuống một nửa hoặc sử dụng nút lấy nét lại. Bạn không cần gán chức năng cho nút custom như trên A6500.

Một điểm khác biệt khá liên quan nữa trên A6600 là máy có thể sử dụng Eye AF đối với động vật, với tốc độ và độ chuẩn xác ấn tượng tương đương khi áp dụng với đối tượng là con người.

sony-eye-af-animals-image-sample-9-768x512
Chụp với Eye AF trên A6400

Cuối cùng là, A6600 là máy ảnh APS-S đầu tiên của Sony có trang bị Eye AF khi quay phim.

4. ISO

Tuy cảm biến giống nhau nhưng vi xử lý BIONZ X nâng cấp giúp A6600 sở hữu dãy ISO rộng hơn một chút.

sony-exmor-bionzx

Trong khi A6500 chạy ISO 100-25600, mở rộng lên 51200, thì A6600 chạy ISO 100-32000 và mở rộng đến 102400.

5. Bộ nhớ đệm

Tại sự kiện ra mắt, Sony khẳng định tốc độ xử lý của A6600 nhanh hơn A6500 gấp 1.8 lần, nhờ vào bộ xử lý hình ảnh mới và chip front-end LSI. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là khi nhìn vào thông số kỹ thuật, có thể thấy thông số của A6500 nhỉnh hơn, cụ thể máy có thể ghi được đến 269 file JPG (Fine) hoặc 107 file RAW tại 11 fps.

Còn A6600 chỉ ghi 115 ảnh ở định dạng JPG và 46 ảnh ở RAW, nghĩa là thấp hơn một nửa so với người tiền nhiệm của nó.

6. Quay phim không giới hạn

Vào đầu năm 2019, Sony đã gây bất ngờ khi từ bỏ giới hạn quay clip 30 phút trên A6400. Nhiều người không ngờ Sony lại quảng bá mở rộng cho mảng này, mặc dù trên thực tế đúng là A6400 không có giới hạn quay khi so sánh với các đối thủ từ những hãng khác.

sony-unlimited-recording-768x432

Giờ đây với A6600, Sony lại không quảng cáo khả năng này nữa, dù vậy theo các đánh giá nhanh thì thế hệ mới vẫn có khả năng quay phim không giới hạn thời gian tương tự (hoặc chí ít là cho đến khi thẻ nhớ hoặc pin hết).

A6500 có thể quay 4K hoặc 1080p lên đến 30 phút mỗi clip.

7. Video HDR

Đối với video, bộ đôi chia sẻ các thiết lập giống nhau, ngoại trừ Sony A6600 còn có thêm các mẫu màu HDR (HLG, HLG1, HLG2 và HLG3).

Người dùng có thể sử dụng các mẫu TV tương thích HDR để phát các video được quay với thiết lập này. Các mẫu màu trên cũng có thể áp dụng cho chính chúng và chỉnh màu hậu kỳ.

sony-a6600-hlg-profile-768x432

8. Đầu ra headphone

Cổng nhận microphone 3.5mm là điểm chung. Riêng Sony A6600 có thêm cổng ra headphone cũng 3.5mm để điều khiển âm thanh chính xác hơn với headphone. Đây là mẫu máy ảnh APS-C ngàm E đầu tiên có trang bị đầy đủ cổng âm thanh đầu vào và đầu ra.

sony-a6100-vs-a6400-vs-a6600-audio-700x425

9. Đèn flash tích hợp

A6500 trang bị đèn flash sẵn, tuy chỉ số GN khá thấp (6GN tại ISO 100).

Trên A6600, hãng đã bỏ đi đèn flash này, do đó bạn sẽ phải phụ thuộc vào dòng đèn flash ngoài của chính hãng hoặc do hãng thứ ba cung cấp.

10. Giá bán

Sony A6500 hiện tại có thể được tìm thấy với giá tầm $1200 cho thân máy.

Sony A6600 thì đắt hơn khi giá bán khởi điểm là $1400. Công bằng mà nói thì mức giá này cũng không quá chênh lệch so với giá khởi điểm của A6500 khi mới ra mắt.

Kết

Tuy có nhiều điểm tương đồng, song Sony A6600 cho cảm giác là một sản phẩm hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn người tiền nhiệm của nó, có lẽ cũng vì sở hữu nhiều kết tinh thành tưu cải tiến không ngừng của Sony trong suốt những năm qua. Máy có thời lượng pin cao hơn, báng cầm lớn hơn, màn hình lật lên 180˚, có cổng headphone, không giới hạn thời gian quay video, và đặc biệt là trang bị hệ thống lấy nét tự động tiên tiến nhất hiện nay với khả năng tracking và Eye AF chính xác cao, đáng tin cậy trong gần như mọi tình huống.

Sony A6500 tuy là thế hệ cũ nhưng vẫn là một chiếc máy ảnh thể hiện rất tốt. Máy mang lại chất lượng hình ảnh tương đương, AF ổn định và chính xác, chất lượng video thì tuyệt vời. Điểm cộng nữa là giá bán giảm. Nếu có deal tốt, bạn cũng có thể cân nhắc nhẹ cho phù hợp với ngân sách cá nhân.

(Theo Mirrorless Comparison)