Home > Thủ Thuật > 5 thủ thuật giúp nhanh chóng nâng cấp ảnh chụp đồ ăn của bạn
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

5 thủ thuật giúp nhanh chóng nâng cấp ảnh chụp đồ ăn của bạn

foodphoto1

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích 5 kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả để thực sự nâng cấp ảnh chụp đồ ăn của bạn. Mình cũng sẽ cung cấp một số ví dụ trước/sau để bạn thấy được mỗi thủ thuật này sẽ ảnh hưởng thế nào tới ảnh của bạn trong các tình huống cụ thể.

Đây cũng là những kỹ thuật mình dùng để luôn thu được những bức ảnh chụp đồ ảnh đẹp mắt cho công việc chuyên nghiệp của mình, và mình hứa luôn là chúng không khó làm theo.

Nếu bạn đã sẵn sàng khám phá làm thế nào để chụp ảnh đồ ăn như một tay chuyên nghiệp thì chúng ta bắt đầu thôi!

foodphoto1

1. Chọn một góc độ để kể câu chuyện

Sau khi xem đủ hình chụp đồ ăn chuyên nghiệp, bạn sẽ bắt đầu nhận diện được một kiểu:

Các góc độ tương tự được sử dụng lặp lại thường xuyên, ví dụ như cú máy flat lay lấy từ trên xuống và góc thấp trên mặt bàn từ một phía.

Mình cực kỳ khuyến khích bạn sử dụng các góc chụp này như các điểm khởi đầu bố cục. Nhưng cũng đừng chọn ngẫu nhiên, thay vào đó bạn phải cẩn thận xác định góc đúng cho ảnh chụp đồ ăn của bạn.

Vì sao á? Vì nơi bạn đặt máy ảnh sẽ ảnh hưởng tới thể loại câu chuyện bạn muốn kể. Nhiếp ảnh ẩm thực đều là về kể chuyện.

Do đó khi bạn thiết lập bố cục, hãy nghĩ tới món ăn. Chú ý kích thước, hình dạng, chiều cao và điểm độc đáo của nó. Kế tiếp mới là đặt góc máy để thu được thành quả chất lượng cao nhất.

Xem ảnh chụp món taco cá hồi dưới đây:

foodphoto2

Ở đây mình muốn cho thấy mọi nguyên liệu và hình dáng đẹp đẽ được tạo nên bởi các miếng bánh tortilla và phần nhân. Góc máy thấp cũng ổn đấy, nhưng góc quá đầu sẽ thể hiện câu chuyện tốt hơn.

2. Chọn một đối tượng điểm nhấn và xoáy quanh nó

Một setup chụp ảnh đồ ăn đơn giản thường bắt đầu với một đối tượng điểm nhấn, là tiêu điểm của bức ảnh của bạn, là chủ thể mà bạn muốn làm nổi bật. Thông thường đây cũng là món ăn chính.

Hãy nhận diện đối tượng điểm nhấn của bạn. Đặt nó lên bàn.

Kế tiếp là đặt quanh nó những đạo cụ liên quan tới ẩm thực. Các nguyên liệu, nước chấm, dầu ăn và dụng cụ nấu nướng đều có thể kể lại câu chuyện về sự chuẩn bị. Chai lọ, rau mùi, khăn vải các thứ sẽ là những gợi ý về nguồn gốc hoặc thời mùa của món ăn khi nó được đem ra phục vụ.

Dĩ nhiên là cũng đừng làm quá, chỉ nên đặt một số món ở tiền cảnh và hậu cảnh. Chúng sẽ giúp nâng giá trị câu chuyện của bức ảnh, đồng thời chúng cũng giúp tạo chiều sâu vật lý về bố cục cho bạn.

Trong bức ảnh chụp món baklava dưới đây, các đạo cụ đã góp phần xây dựng câu chuyện. Mình có món chính là một tô đồ ăn và còn có nguyên vật liệu (hạt hồ trăn) cũng như một số đồ vật ở phía sau để tăng chiều sâu và tạo không khí. Người xem sẽ lập tức hình dung được xuất xứ Ả Rập của món đồ ngọt ngon tuyệt này.

foodphoto3

3. Điều chỉnh ánh sáng tự nhiên cho ảnh chụp đồ ăn đẹp mắt nhất của bạn

Trong nhiếp ảnh ẩm thực, ánh sáng là thượng đế. Áp dụng ánh sáng dở sẽ phá hủy các bức ảnh của bạn và làm người xem mất hứng. Nhưng nếu bạn học được cách điều khiển ánh sáng, bạn có thể lập tức đưa ảnh chụp đồ ăn của bạn lên tầm cao mới.

Mình thích sử dụng ánh sáng tự nhiên trong ảnh chụp đồ ăn của mình. Mình thường setup gần cửa sổ để lấy được nhiều ánh sáng. Nhưng mình cũng không chụp với ánh sáng không qua điều chỉnh, thay vào đó mình bổ sung thêm các bộ điều chỉnh ánh sáng để thu được các bức ảnh đẹp nhất.

Trước tiên: Hãy đặt một chiếc tản sáng giữa cửa sổ với món ăn, nhất là khi bạn định chụp với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Bạn cũng biết là ánh mặt trời trực tiếp thường tạo ra các vùng bóng tối đậm và các vùng sáng tỏ. Các yếu tố này dễ gây nhiễu, nhưng thêm tản sáng sẽ giúp bạn làm dịu ánh sáng, giảm bóng đổ, giảm vùng sáng mạnh và thu được hiệu ứng đẹp. Bạn có thể mua tản sáng khá rẻ từ các cửa hàng máy ảnh, nhưng bạn cũng có thể tự tạo một cái tản sáng (bằng cách treo một tấm vải trắng mỏng lên phía trước cửa sổ).

Direct natural light can give hard and defined shadows (check out the shadow beneath the lemon cake on the left). But with a little help from a cheap diffuser, I was able to soften the shadows (as you can see in the image on the right).
Ánh sáng tự nhiên trực tiếp có thể tạo ra các vùng bóng tối đậm (xem vùng bóng đổ của món bánh chanh ở bên trái). Nhưng với sự hỗ trợ nho nhỏ của một tấm tản sáng giá rẻ, mình đã có thể làm dịu lại vùng bóng này (ảnh phải).

Kế tiếp, mình đề nghị sử dụng một số tấm thẻ màu trắng và đen. Bạn có thể tự làm chúng bằng cách sử dụng các tấm bảng lõi xốp (hoặc mua vật liệu ở các cửa hàng chuyên đồ thủ công mỹ thuật).

Dùng các tấm thẻ màu trắng để đánh sáng vào vùng bóng để làm lộ lên các chi tiết quan trọng. Dùng thẻ đen để tăng cường các vùng bóng đổ nhằm tạo thêm độ tương phản. Đừng sợ thử nghiệm với các loại thẻ và khoảng cách khác nhau cho tới khi bạn đạt được kết quả như ý.

Cuối cùng mình có một bí quyết nhỏ gọi là “blocking”. Thỉnh thoảng ánh sáng nhiễu sẽ rơi vào hậu cảnh hoặc đạo của của bạn và khiến chúng bị sáng nổi lên hơn so với chủ thể của bạn. Đây là một điều tối kị khi mà bạn muốn người xem phải tập trung trước tiên vào chủ thể chính. Giải pháp lại đơn giản: dùng loại thẻ màu đen để chặn nguồn sáng này không chiếu vào những vùng gây cạnh tranh với chủ thể của bạn. (Đây cũng là một kỹ thuật rất quan trọng để tạo ra kiểu ảnh trầm tối.)

Xem minh họa 2 ảnh dưới đây. Tấm bên trái có hậu cảnh quá sáng nên mình đã dùng một tấm thẻ đen để đảm bảo chiếc bánh vẫn là yếu tố sáng nhất trong ảnh:

foodphoto5

Dưới đây là ảnh chốt, dùng tản sáng để làm dịu đi ánh sáng vào từ cửa sổ, thẻ màu trắng hỗ trợ cho bóng đổ của lớp đường phủ bánh còn thẻ đen giúp cản sáng hậu cảnh:

foodphoto6

4. Vận dụng các đường dẫn và lớp lang để tạo bố cục tốt nhất

Mình đã giải thích tầm quan trọng của việc sắp xếp các đạo cụ xung quanh chủ thể chính – nhưng bạn còn cần đảm bảo là các đạo cụ này sẽ không gây nhiễu chủ thể chính.

Có 2 kỹ thuật bố cục đơn giản nhất ở đây: đường và lớp.

Bằng cách sắp xếp cẩn thận các đạo cụ theo các đường và lớp lang, bạn có thể dẫn dắt mắt người xem tới chủ thể chính. Như thế người xem sẽ không bị xao nhãng bởi đạo cụ, đổi lại, các đạo cụ sẽ đóng vai trò hoàn thiện bức ảnh.

Hãy sử dụng các đạo cụ của bạn một cách sáng tạo để tạo ra các đường dẫn. Trong ảnh minh họa dưới đây mình đã dùng một chiếc thìa để dẫn mắt người xem vào thẳng chiếc tô đựng  đào nướng và kem:

foodphoto7

Còn bức dưới đây, mình chia sẻ một ví dụ khác của việc sử dụng các đường dẫn cẩn thận. Ở ảnh trái, mình đặt các món dao nĩa hướng vào món ăn, còn ở ảnh phải, mình bố cục theo kiểu trừu tượng hơn, chỉ để con dao và các hạt lựu tạo đường khung cho chủ thể chính là cái bánh phô mai Brie.

foodphoto8

Mình cũng đề xuất sử dụng các lớp để tạo bố cục 3 chiều. Bạn sẽ muốn chụp từ phía hông (để máy ảnh đặt thấp hơn mặt bàn), thế thì bạn nên bổ sung nhiều đạo cụ ở phía trước và sau chủ thể. Ví dụ trong những ảnh như thế này, độ sâu trường ảnh nông có thể tránh được trường hợp đạo cụ gây xao nhãng.

Món Brie trong ảnh dưới được đặt chính giữa các đạo cụ và 2 vùng ngoài tiêu điểm lớn. Sắp xếp này tạo nên hiệu ứng lớp 3 chiều và hướng mắt người xem thẳng vào chủ thể chính:

foodphoto9

5. Làm đơn giản bố cục bằng cách hạn chế màu sắc

Khi mình mới bắt đầu chụp ảnh đồ ăn, mình thường mắc một lỗi lớn là:

Mình sẽ thêm rất nhiều đạo cụ màu sắc – thế rồi chúng vượt mặt món ăn chính và giành hết sự chú ý.

Đổi lại, khi bạn tìm đạo cụ, hậu cảnh và bàn ghế để đặt vào ảnh, đừng tham lam màu sắc. Hãy chọn những món đồ có màu sắc trung tính như xám, nâu, đen, bạc và trắng.

Sau đó, khi đặt các món đồ vào khung hình, hãy chọn một món có thể nổi bần bật trong khung cảnh này. Ở ảnh dưới, mình đã dùng một cái khay kim loại màu đen và giấy nướng để nâng đỡ cho những trái dâu và lá rau đại hoàng đỏ rực trong mấy chiếc bánh Crostata. Như vậy, món chính sẽ giành được tâm điểm chú ý, còn đạo cụ ngoài bổ trợ sẽ không quá gây nhiễu.

foodphoto100

Giờ bạn đã nắm trong tay các thủ thuật hữu ích để hoàn thiện ảnh chụp đồ ăn của bạn như một tay máy chuyên nghiệp, sẵn sàng để tự mình chụp ẩm thực mãn nhãn.

Chỉ cần lưu ý cẩn thận vào ánh sáng và bố cục. Như vậy là ảnh chụp đồ ăn của bạn đã thực sự tỏa sáng rồi!

Nguồn: Skyler Burt @ Digital Photography School