Chủ nghĩa hiện đại xã hội chủ nghĩa (Socialist Modernism) là một sáng kiến trực tuyến do Cục Nghiên cứu Nghệ thuật và Đô thị (BACU) tạo ra để bảo vệ các công trình đồ sộ nhưng đang mục nát ở Trung và Đông Âu được xây dựng từ những năm 1955-91.
Dumitru Rusu của BACU cho biết: “Chúng tôi hướng đến việc hồi sinh di sản không chỉ vì những lý do mang tính biểu tượng mà còn vì chúng tôi tin vào những yếu tố này có thể thách thức một số yêu cầu ý thức hệ, mang lại cho không gian đô thị hương vị đặc trưng của thời đó”. “Đại lộ, tòa nhà công cộng, đơn vị sinh hoạt và tượng đài, tất cả đều phản ánh rõ ràng bối cảnh xã hội và văn hóa của thời kỳ xã hội chủ nghĩa.”
Trong giai đoạn đầu của dự án, BACU theo dõi kiến trúc từ Eastern Bloc — lập bản đồ trực tuyến các tòa nhà và tượng đài theo chủ nghĩa hiện đại xã hội chủ nghĩa trong một công cụ hướng đến cộng đồng, với hy vọng xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện cũng như tạo ra nhận thức và thúc đẩy mong muốn bảo quản chúng. Giai đoạn thứ hai nhằm phát triển các quy định bảo vệ.
Nhìn chung, dự án này là một ví dụ truyền cảm hứng cho việc bảo tồn quá khứ cũng có thể làm phong phú thêm hiện tại.
#1 Đài tưởng niệm những người chinh phục vũ trụ ở Moscow, 1964
#2 ”điện khí hóa”, tượng thép không gỉ, Vidraru Dam 1971. Hạt Arges, Romania
#3 Hoa đá, Croatia
#4 Đài tưởng niệm 1300 năm của Bulgaria
#5 Hãng phim truyền hình và văn phòng hành chính quốc gia “Khabar”. Almaty, Kazakhstan. Được xây năm 1983
#6 Trạm xe buýt số 37, Mạng lưới các trạm xe buýt, Tajikistan. Được xây cuối những năm 70
#7 Nhà ở trên phố Bobur. Tashkent, Uzbekistan. Được xây năm 1974
#8 Tòa nhà đài phát thanh Slovakia, Bratislava, Slovakia. Được xây giữa những năm 1967-1983
#9 Bộ Giao thông Vận tải cũ (Hiện nay: Ngân hàng Georgia) Tbilisi, Georgia. Được xây năm 1974
#10 Sảnh tổ chức tiệc cưới (nó từng được sử dụng như nhà riêng, bây giờ là nơi tổ chức sự kiện) Tbilisi, Georgia. Được xây năm 1985
#11 Tượng đài Cách mạng Nhân dân Moslavina – Đài tưởng niệm Thế chiến II. Podgarić, Croatia. Được ra mắt năm 1967
#12 Khu dân cư phức hợp Aul, Tole Bi 286/1, Almaty, Kazakhstan. Được xây theo giai đoạn giữa những năm 1986-2002 Kiến trúc sư: B. Voronin, L. Andreyeva, Yu. Ratushnyi, V. Lepeshov, V. Ve, M.rakhimbayev
#13 Đài tưởng niệm Yuri Gagarin ở Moscow, Nga
#14 Căng tin cho nhà giải trí của Hội Nhà văn Armenia Sevan Lake, Armenia. Được xây năm 1967
#15 Phù điêu điêu khắc Bas trên mặt tiền của Viện Truyền thông. Yerevan, Armenia. Được xây những năm 70
#16 Bảo tàng Nghệ thuật Cafesjian – Cascade, Yerevan, Armenia. Thiết kế 1975-1980, xây dựng 1985-2000
#17 Hội trường Giảng dạy và Chiếu phim của Viện Thông tin Khoa học Kỹ thuật (hay còn có tên “Kyiv Flying Saucer”) Kyiv, Ukraine. Được xây năm 1971
#18 Viện Robot và Điều khiển học kỹ thuật, Saint Petersburg, Nga, Được xây giữa những năm 1973-1986
#19 Tượng đài trên đồi Freedom của Janez Lenassi ở Ilirska Bistrica, Cộng hòa Slovenia, 1965
#20 Khu liên hợp Học viện Quân y, Banjica, Belgrade, Serbia. Được thiết kế năm 1973, xây năm 1981
#21 Sports And Concert Complex, Aka Hamalir Yerevan, Armenia. Được xây giữa những năm 1976-84
#22 Đài tưởng niệm Yuri Gagarin nằm trên Quảng trường Gagarin ở Moscow, Nga. Được ra mắt ngày 4/7/1980
#23 Tòa nhà dân cư thử nghiệm ở Bratislava, Slovakia. Được xây giữa những năm 1968-74, kiến trúc sư Štefan Svetko và J. Hauskrecht
#24 Cây cầu của cuộc nổi dậy quốc gia Slovakia, Bratislava, Slovakia. Được xây giữa những năm 1967-1972
#25 Chung cư, Tashkent, Uzbekistan. Được xây những năm 80, kiến trúc sư Victor Breusenko
#26 Ilinden / Makedonium – Đài tưởng niệm dành riêng cho các chiến binh và nhà cách mạng đã tham gia cuộc nổi dậy Ilinden năm 1903
#27 Nhà hát Nova Scena, Prague, Cộng hòa Czech. Được xây giữa những năm 1977-1983, kiến trúc sư Karel Prager
#28 Cầu trượt bê tông Toboggan – Sân chơi Floreasca. Floreasca Development. Bucharest, Romania. Được xây năm 1959-1960
#29 Khách sạn Salyut. Kyiv, Ukraine. Được xây giữa những năm 1976-1982
#30 Rất ít trong số rất nhiều bức tượng hùng vĩ nằm ở trung tâm của đài tưởng niệm 1300 năm của Bulgaria
#31 Một trong hai sảnh chia tay, công viên ký ức (Kyiv/Kiev) Ukraine. Được xây giữa những năm 1968–1981
#32 Nhà mốt, Belarus, Minsk. Được xây giữa những năm 60-70
#33 Nhà tưởng niệm cựu đảng cộng sản Bungari, (Đài tưởng niệm Buzludzha), Shipka Pass, Bulgaria. Được xây năm 1981
#34 Quán cà phê Pearl, (giờ là quán cà phê Mirvari) Baku, Azerbaijan. Được xây năm 1961
#35 Sảnh tổ chức tiệc cưới, Bishkek, Kyrgyzstan. Được xây năm 1987
#36 Đài tưởng niệm cuộc nổi dậy của người dân Kordun và Banija / Spomenik Ustanku Naroda Banije I Korduna Petrovac, Petrova Gora, Croatia. Được ra mắt năm 1981
#37 Đài tưởng niệm “Những người bảo vệ của Stara Zagora” 1977. Chadir Moghila, Hạt Stara Zagora, Bulgaria
#38 Khách sạn “Cosmos” Moscow, Nga. Được xây năm 1979
#39 Khu nghỉ dưỡng Haludovo, Malinska, Croatia. Được xây năm 1972
#40 Trạm xe buýt Lviv Stryiska 109, Lviv, Ukraine. Được xây năm 1980
#41 Trạm xe buýt số 12, Mạng lưới các trạm xe buýt, Near Dushanbe, Tajikistan. Được xây cuối những năm 70
#42 Biotürme, một phần của nhà máy luyện cốc Lauchhammer trước đây, (Tháp khử nhiễm/Công nghiệp nặng Gdr). Lauchhammer, 1957
#43 Tòa nhà chung cư trên đường Karowa, Warsaw, Ba Lan. Được xây năm 1978
#44 Khu dân cư Ferant Garden Ljubljana, Slovenia. Được xây năm 1975
#45 Đền thờ dành cho những anh hùng trong cuộc chiến Serbo-Bulgaria, Gurgulyat, Bulgaria. Được xây năm 1985
#46 Nhà tưởng niệm cựu đảng cộng sản Bungari, (Đài tưởng niệm Buzludzha), Shipka Pass, Bulgaria. Được xây năm 1981
#47 Bảo tàng Khởi nghĩa Quốc gia Slovakia, Banska Bystrica, Slovakia. Được xây năm 1969
#48 Cửa Đông của Belgrade, cụm tòa nhà Rudo, (Istočne Kapije) Belgrade, Serbia. Được xây năm 1976, kiến trúc sư Vera Ćirković, kỹ sư:Milutin Jerotijević
#49 Quán cà phê trong nhà ga – Pkp Warszawa Powiśle, (Trước là quầy vé) và lối vào chính từ tòa nhà Puma; Warsaw, Ba Lan, được thiết kế và xây giữa những năm 1954-1963, kiến trúc sư: Arseniusz Romanowicz, Piotr Szymaniak
#50 Đại học Wroclaw, Tòa nhà của khoa Toán và Khoa học máy tính – Mặt tiền từ sông Odra, với bức tranh khảm của Anna Szpakowska-Kujawska. 1971. Wroclaw, Ba Lan
Theo boredpanda