Home > zShop | Cảnh giác người tiêu dùng > zShop | Top những vụ lừa đảo kinh điển > Những vụ lừa đảo kinh điển trong lịch sử
zShop | Top những vụ lừa đảo kinh điển

Những vụ lừa đảo kinh điển trong lịch sử

Những vụ lừa đảo kinh điển trong lịch sử

Con ngựa thành Troy, công chúa giả mạo, vụ đạo tranh Vermeer,… là những vụ lừa đảo kinh điển đi vào lịch sử nhờ diễn ra trót lọt hoặc chỉ bị phát hiện vào phút chót.

Con ngựa thành Troy

n00007280-b
Con ngựa thành Troy huyền thoại

Cuộc chiến tranh giữa người dân thành Troy và quân Hy Lạp diễn ra suốt 10 năm đằng đẵng nổi tiếng trong lịch sử. Chính vì vậy khi quân Hy Lạp rút lui, người dân thành Troy gần như tin rằng họ đã xua tan ý đồ tấn công của quân Hy Lạp.

Tuy nhiên sự việc không đơn giản như thế. Trước khi rút lui, quân Hy Lạp đã làm ra một con ngựa gỗ khổng lồ với cái bụng rỗng để giấu những binh lính tinh nhuệ nhất vào bên trong và để nó lại. Hành động này thành công thuyết phục người dân thành Troy là quân Hy Lạp đã từ bỏ và con ngựa khổng lồ chính là vật tượng trưng cho đề nghị hòa bình. Người dân thành Troy đương nhiên vui vẻ chấp nhận tặng phẩm của kẻ thù, đưa con ngựa vào bên trong thành lũy kiên cố của họ mà chẳng hề thay biết họ đã rước họa vào thân. Kết quả là, đêm đến đợi cho người dân thành Troy ngủ say sau khi chè chén ăn mừng, binh lính Hy Lạp từ trong bụng ngựa xông ra ngoài và tàn sát đối phương. Thành Troy bấy giờ chính thức thất thủ.

Han van Meegeren đạo tranh Vermeer

falso-vermeer
Bức tranh “Bữa ăn tối tại Emmaus” do Han van Meegeren vẽ

Han van Meegeren là một họa sĩ tài năng nhưng vì phong cách khác thời, khác người, nên ông thường phải nhận nhiều lời phê bình khắc nghiệt. Do vậy van Meegeren đã quyết định làm giả tranh vẽ của Vermeer – một trong những họa sỹ vĩ đại nhất của thời kì vàng kim Hà Lan, ngay khi ông có cơ hội và nhận ra đây là cách thích hợp để trả thù những lời phê bình kia. Ý đồ của Meegeren là vẽ một bức Vermeer hoàn hảo thực sự chứ không không phải là một bản sao, cũng không phải tác phẩm mô phỏng. Và bức tranh nằm trong tầm ngắm chính là bức “Bữa ăn tối tại Emmaus”.

Meegeren đã đầu tư đến tận chấ liệu lông cọ vẽ, tỉ mẩn từng chi tiết từ vết nứt cho tới độ cứng của bức tranh. Và kết quả là, tác phẩm giống thật tới mức khiến giới chuyên môn tin rằng đó là bức tranh nguyên bản, được trả giá cao ngất và vinh danh như một kiệt tác thực sự. Ngoài “Bữa ăn tối tại Emmaus”, ông còn giả lại rất nhiều bức Vermeer khác, giàu lên nhanh chóng, hưởng thụ mọi vinh hoa do tranh giả mang lại và chỉ bị bắt khi bị phát hiện bán tranh cho phát xít Đức. Để thoát tội danh phản quốc, Han van Meegeren phải thừa nhận tất cả đều là tranh ông làm giả, tuy nhiên điều đó lại giúp ông trở thành vị anh hùng trong dân gian đối với một số người khi mà sự thật là ông đã lừa được cả kẻ mang hàm cấp cao nhất trong lực lượng vũ trang Đức Quốc Xã.

Công chúa giả mạo

1186-jpg
Anna Anderson (trái) và công chúa Alias Anastasia lúc nhỏ

Năm 1920, Anna Anderson tuyên bố bà là công chúa Alias Anastasia – thành viên cuối cùng chưa rõ sống chết trong gia đình Sa hoàng Nicholas Ramanov. Bà khiến mọi người tin tưởng do có ngoại hình gần giống công chúa Anastasia, cùng với hiểu biết sâu rộng về gia đình Ramanov và cuộc sống hoàng gia.

Dù nhận được khoản tiền thừa kế, Anderson phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng cho đến khi qua đời vào năm 1986. Nhiều năm sau, thông qua đối chiếu ADN của Anderson với thành viên trong gia đình Ramanov, các chuyên gia mới kết luận được Anderson chỉ là kẻ mạo danh và sự thật là toàn bộ gia đình hoàng tộc đã bị sát hại vào năm 1918.

Âm mưu ám sát vua Charles II

800px-king_charles_ii_by_john_michael_wright_or_studio
Charles II trong bộ áo choàng Hiệp sĩ Garter, họa phẩm của John Michael Wright hoặc xưởng vẽ, c. 1660–1665

Titus Oates là tác giả của một trong những lời nói dối trắng trợn nhất trong lịch sử. Titus Oates là một thầy tu Anh giáo và dòng Tên. Năm 1678, Oates đã bịa đặt cảnh báo về “Âm mưu của Giáo hoàng” nhằm ám sát nhà vua Charles II, với mục đích đưa người thừa kế trên danh nghĩa của Charles là người em trai Công giáo bị mất lòng dân, James, Quận công xứ York lên ngôi và xóa bỏ giáo hội Anh để phục hồi Công giáo.

Hậu quả của lời nói dối này là những cuộc hành quyết kéo dài suốt 3 năm với 35 người thiệt mạng, nhiều người trong số đó là vô tội. Sau cái chết của vua Charles II năm 1685, James lên ngôi và xét xử Oates tội khai man. Tuy nhiên cuối cùng ông được ân xá sau vài năm ngồi tù.

Người Piltdown

fossil-698609
Charles Dawson bên cạnh mẫu hóa thạch người Piltdown và mô phỏng người Piltdown

Năm 1908, luật sư và nhà khảo cổ học nghiệp dư Charles Dawson tuyên bố phát hiện các mảnh xương đầu tiên bao gồm xương hàm, răng hàm và xương sọ, trong đó thiếu phần nối chung, được cho là hóa thạch của một người tiền sử chưa từng được biết đến. Các mảnh xương này được chính thức công bố vào năm 1912, cho biết đã thu thập từ một mỏ sỏi ở Piltdown, East Sussex, Anh.

Tại thời điểm đó, phát hiện này gây chấn động trong giới nghiên cứu vì tầm quan trọng của nó đối với việc lấp đầy khoảng khuyết thiếu trong thuyết tiến hóa Darwin. Tuy nhiên về sau, nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, các nhà khoa học phát hiện các mảnh xương thực chất không liên quan đến nhau: hàm dưới là hóa thạch của vượn và hộp sọ là của người. Toàn bộ bản chất sự nghiệp của Charles Dawson là giả mạo rốt cuộc cũng bị phơi bày. Điều khiến cú lừa này trở nên nổi tiếng đó là bởi tính chất quan trọng của nó đối với các vấn đề về tiến hóa loài người và bởi thời gian để lật tẩy được nó mất đến hơn 40 năm.

(Nguồn: Vnexpress, Wikipedia)