Bạn đang muốn nâng cấp ống kính chiếc máy ảnh DSLR Nikon của mình khỏi ống kính kit cơ bản? Thế thì hãy xem ngay cẩm nang dưới đây để xem đâu là những chiếc ống kính Nikon tốt nhất mà mọi nhiếp ảnh gia đều khao khát.
Khi bạn sắm chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên, bạn sẽ được nhận một trong những ống kính kit mà nhà sản xuất cho như một phần của bộ máy ảnh. Nếu bạn là người mới bắt đầu chụp ảnh với máy DSLR thì bạn chắc chắn sẽ sử dụng ống kit zoom 18-55mm. Tuy quyết định này không sai, nhưng khi thực sự chụp ảnh rồi, có thể bạn sẽ cảm thấy sự sáng tạo của bản thân và thể loại nhiếp ảnh mà bạn mong muốn theo đuổi bị giới hạn đáng kể.
Đương nhiên là, một điều tuyệt vời khi mua máy ảnh DSLR đó là không gì có thể giới hạn việc mở rộng. Nếu bạn muốn thu hẹp khoảng cách với các đối tượng ở xa, hay gom mọi thứ vào gọn trong khung hình, thì luôn có những ống kính chuyên biệt cho phép bạn thực hiện. Ống zoom tele và ống góc rộng là một số ví dụ. Nếu bạn thích chụp những bức ảnh chân dung tốt hơn cho gia đình mình thì bạn sẽ muốn tìm những chiếc ống kính một tiêu cự khẩu độ nhanh, hay là ống kính macro chuyên dụng nếu bạn thích bước chân vào nhiếp ảnh cận cảnh.
Bất kể là bạn theo thể loại nhiếp ảnh nào, bạn luôn có những sự lựa chọn tốt hơn so với những ống kính kit kèm máy. Trong bài cẩm nang này, chúng tôi sẽ tổng hợp 8 ống kính tốt nhấ dành cho người dùng Nikon đang muốn vượt qua sự giới hạn của ống kit. Bên cạnh các ống kính chính hãng Nikon thì cũng sẽ có thêm những ống từ nhà sản xuất thứ 3 như Tamron hay Sigma.
Nội dung
- Chú giải thuật ngữ của ống kính Nikon:
- Top 8 ống kính Nikon tốt nhất năm 2018:
- 1. Nikon AF-S DX Nikkor 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR: Ống kính kit zoom nâng cấp tốt nhất
- 2. Nikon AF-S DX Nikkor 35mm f/1.8G: Ống kính một tiêu cự nhanh trong tầm giá
- 3. Nikon AF-P DX Nikkor 10-20mm f/4.5-5.6G VR: Ống kính zoom góc rộng tốt nhất
- 4. Nikon AF-P DX Nikkor 70-300mm f/4.5-6.3 G ED VR: Ống kính zoom tele tốt nhất
- 5. Nikon AF-S Nikkor 50mm f/1.8G: Ống kính một tiêu cự nhanh tốt nhất
- 6. Tamron 18-200mm f/3.5-6.3 Di II VC: Ống kính siêu zoom tốt nhất
- 7. Sigma 50-100mm f/1.8 DC HSM Art: Ống kính tele nhanh tốt nhất
- 8. Tamron 60mm f/2 Di II Macro: Ống kính macro tốt nhất
Chú giải thuật ngữ của ống kính Nikon:
Ngàm ống kính (lens mount): Các ống kính Nikon khác nhau được thiết kế phù hợp với các kích thước cảm biến máy ảnh khác nhau. Nikon làm ra cảm biến định dạng DX mà bạn sẽ tìm được trong các mẫu như Nikon D3400, và cảm biến định dạng FX dùng trong các mẫu như Nikon D850. Hãng hỗ trợ cả 2 loại cảm biến này với ống kính DX và FX.
Ống kính DX: Trong trường hợp máy ảnh DX và cảm biến nhỏ hơn của chúng, thì các ống kính DX tương ứng được thiết kế để tối ưu sử dụng cảm biến DX. Thiết kế DX có thể tìm thấy trên tên của ống kính, như AF-S DX Nikkor 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR chẳng hạn. Để làm việc với dải tiêu cự tương đương 35mm của một ống kính DX, nó phải được nhân lên 1.5x. Lấy ví dụ, gắn Nikon AF-S DX Nikkor 35mm f/1.8G lên máy ảnh như Nikon D7500 sẽ tương ứng 52.5mm trên 35mm.
Ống kính FX: Các ống kính FX Nikon được thiết kế để ghép với cảm biến định dạng FX lớn hơn và gộp phạm vi ảnh lớn hơn. Các máy ảnh định dạng DX có thể dùng cả 2 loại ống kính (DX và FX), khi phạm vi ảnh của ống kính không phải DX lớn hơn mức cần thiết trên máy ảnh định dạng DX. Các máy FX cũng có thể sử dụng ống kính DX, tuy nhiên để tránh hiện tượng mờ viền, chế độ crop DX sẽ được chọn tự động bởi máy ảnh có gắn ống kính DX.
Một tiêu cự (prime): Dùng để mô tả ống kính có chiều dài tiêu cự cố định, hay nói cách khác là ống kính không zoom.
VR: Viết tắt của Vibration Reduction, chỉ hệ thống chống rung ảnh của Nikon. Các ống kính Nikon được trang bị VR giúp trung hòa độ rung tay và cho phép chúng ta sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn.
AF-P: Định nghĩa của ống kính có hỗ trợ lấy nét tự động với động cơ theo bậc siêu êm và nhanh. Lưu ý là các động cơ AF-P này chỉ tương thích với thế hệ DSLR Nikon mới nhất, do đó bạn nên kiểm tra kỹ về độ tương thích trước khi mua.
ED: Viết tắt của Extra-low Dispersion, chỉ các thấu kính thủy tinh tán xạ cực thấp sử dụng trong ống kính. Rất nhiều các ống kính Nikon hàng đầu có sử dụng thấu kính này để mang lại độ sắc nét tốt hơn và giảm quang sai sắc (chromatic aberration).
SWM: Viết tắt của Silent Wave Motor, chỉ động cơ sóng siêu âm tĩnh của Nikon, đem lại hiệu suất lấy nét tự động êm và mượt với chuyển đổi nhanh giữa lấy nét tự động và lấy nét thủ công. Việc điều khiển lấy nét tự động đè không thể dễ dàng hơn: xoay vòng lấy nét thật đơn giản thay vì phải chuyển chế độ thủ công trước, tương tự cách bạn làm trên ống kính AF-D.
Top 8 ống kính Nikon tốt nhất năm 2018:
1. Nikon AF-S DX Nikkor 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR: Ống kính kit zoom nâng cấp tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 17 thấu kính chia thành 11 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.4m
- Filter thread 67mm
- Trọng lượng485g
Nếu bạn muốn nâng cấp chiếc ống kit zoom 18-55mm đi kèm máy, thì Nikon AF-S DX Nikkor 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR sẽ là một sự nâng cấp hoàn hảo.
Mang để dải zoom mở rộng hữu dụng, từ góc rộng tương đương 24mm đến tele 128mm, trong khi đó vừa cho hiệu suất quang học đáng chú ý một cách ổn định nhờ sự hỗ trợ của động cơ lấy nét tự động nhanh và thuộc siêu âm, cùng với chống rung ảnh trong ống kính. Ống kính này đã có mặt trên thị trường gần cả một thập kỷ đến giờ, đồng nghĩa bạn có thể tìm mua nó với các mức giá hợp lý nếu biết chịu khó tham khảo nhiều nơi.
2. Nikon AF-S DX Nikkor 35mm f/1.8G: Ống kính một tiêu cự nhanh trong tầm giá
Thông số kỹ thuật chính:
- 8 thấu kính chia thành 6 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.3m
- Filter thread 52mm
- Trọng lượng 210g
Các ống kính một tiêu cự khẩu lớn là sự bổ trợ hoàn hảo để đi đường vòng với zoom, cho phép bạn chụp trong nhà không cần đèn flash hoặc chụp hậu cảnh mờ cho hiệu ứng sáng tạo.
Không chỉ ống kính một tiêu cự 35mm nhỏ và nhẹ này là lựa chọn trong tầm giá tốt nhất cho người dùng Nikon DX, mà nó còn cho độ sắc nét rất cao. Với góc nhìn mạnh mẽ tương đương với ống một tiêu cự 50mm trên full frame, ống kính này là lựa chọn linh hoạt phù hợp với các đối tượng của góc rộng, từ chụp đường phố đến chụp chân dung.
3. Nikon AF-P DX Nikkor 10-20mm f/4.5-5.6G VR: Ống kính zoom góc rộng tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 14 thấu kính chia thành 11 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.22m
- Filter thread 72mm
- Trọng lượng 230g
Người dùng Nikon từng yêu cầu dữ dội về một chiếc ống zoom góc rộng vừa nhẹ vừa không quá đắt đỏ. Cuối cùng thì nó cũng xuất hiện trong hình hài một ống 10-20mm.
Xét về mặt quang học thì ống kính này khá ổn, không quá nổi trội, nhưng quan trọng là nó được trang bị chống rung quang học trong ống kính cực kỳ hữu ích khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng bất lợi.
Là một ống kính AF-P, ống kính này không tương thích với các máy DSLR Nikon ra đời từ 5 năm trở về trước, do đó bạn nên kiểm tra kỹ trước khi mua nếu bạn sở hữu một chiếc máy ảnh đời trước.
Mặt khác, đây là sự bổ trợ tuyệt vời cho ống zoom tiêu chuẩn đối với các đối tượng như phong cảnh hay kiến trúc, nhất là khi bạn muốn du lịch nhẹ nhàng.
4. Nikon AF-P DX Nikkor 70-300mm f/4.5-6.3 G ED VR: Ống kính zoom tele tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 14 thấu kính chia thành 10 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 1.2m
- Filter thread 58mm
- Trọng lượng 400g
Thường thì chiếc ống kính đầu tiên mà những người sử dụng DSLR sắm sau ống kit 18-55mm là một ống zoom tele. Nhưng ngoài kia có hằng hà sa số lựa chọn, mà với riêng Nikon đang có đến 6 ống như thế cho SLR định dạng DX, chỉ khác biệt ở sự kết hợp mơ hồ của các ký tự trong tên gọi của chúng.
Chiếc ống kính gần đây nhất là AF-P 70-300mm f/4.5-6.3 VR là ống kính chống rung nhỏ gọn với dải zoom dài hữu dụng và động cơ lấy nét AF-P êm và nhanh mới nhất cho lấy nét tự động, thích hợp quay phim.
Lại một lần nữa, mặc dù vậy, ống kính này chỉ làm việc với các mẫu DLSR mới đây, nên là nếu bạn đang sở hữu máy ảnh đời trước thì thay vào đó bạn sẽ phải tậu ống Nikon AF-S DX Nikkor 55-300mm f/4.5-5.6G ED VR.
5. Nikon AF-S Nikkor 50mm f/1.8G: Ống kính một tiêu cự nhanh tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 7 thấu kính chia thành 6 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.5m
- Filter thread 58mm
- Trọng lượng 185g
Nhiều năm liền, các ống một tiêu cự 50mm (hay còn được gọi là ống ’90-50′) được bán ra như những ống kính mục đích chung với máy ảnh film 35mm. Nhưng sau khi bị “thất sủng” qua một vài thập kỷ, giờ đây các ống này lại trỗi dậy nhờ vào sự phủ sóng của các máy DSLR định dạng APS-C.
Các ống kính này có xu hướng nhỏ, gọn, nhẹ và khá là rẻ, nhưng vẫn sắc nét và hoàn hảo để chụp chân dung với hậu cảnh ngoài vùng lấy nét.
Nikon’s AF-S 50mm f/1.8G là một ví dụ điển hình đơn giản nhất cho thể loại ống kính này, cũng làm việc trên cả máy ảnh full frame. Đừng nhầm lẫn nó với ống AF 50mm f/1.8D rẻ hơn mà không lấy nét tự động trên các DSLR dòng D3000 hay dòng D5000 của Nikon.
6. Tamron 18-200mm f/3.5-6.3 Di II VC: Ống kính siêu zoom tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 16 thấu kính chia thành 14 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.49m
- Filter thread 62mm
- Trọng lượng 400g
Các ống kính siêu zoom phạm vi dài cực kỳ phổ biến, khi mà chúng cho phép bạn chụp nhiều đối tượng ở góc rộng mà không cần phải thay đổi ống kính. Nhưng nói chúng thì chúng thường khá là đắt đỏ, nhưng cũng là điểm khiến ống kính của Tamron trở nên được ưa chuộng.
Với mức giá rẻ hơn đối thủ và rẻ hơn so với nhiều ống zoom tele khác, ống kính Tamron vẫn cho dải tiêu cự 28-300mm tương đương rất hữu dụng.
Như mọi ống kính siêu zoom, ống kính này cũng “được cái này, mất cái kia”, và nó ít sắc nét ở tele hơn là góc rộng. Nhưng nó không tệ thấy rõ như các sự lựa chọn đắt tiền hơn rất nhiều khác, nên đồng nghĩa nó vẫn là ống kính du lịch đa năng có giá trị không thể sánh bằng.
Ngoài ra, phiên bản ống kính cho Nikon còn được trang bị chống rung quang học.
7. Sigma 50-100mm f/1.8 DC HSM Art: Ống kính tele nhanh tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 21 thấu kính chia thành 15 nhóm
- 9 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.95m
- Filter thread 82mm
- Trọng lượng 1490g
Ống kính zoom Sigma DC này hữu ích cho các máy ảnh DSLR với cảm biến kích thước APS-C và bao phủ cả 3 dải tiêu cự phổ biến (85mm, 105mm và 135mm) trong 1, trong khi vừa cho khẩu độ tối đa f/1.8 nhanh.
Đây là một sự lựa chọn hấp dẫn với những ai thích mang nhẹ, tuy nhiên nó lại không có chống rung ảnh quang học nên bạn sẽ phải cần nhiều nguồn hỗ trợ khác khi chụp cầm máy trên tay hay gắn máy lên chân máy (tripod/monopod) dể tránh bị rung.
Ống kính này mang lại hình ảnh mãn nhãn trên toàn dải zoom, nhưng hãy chú ý là nó có thể khiến các mẫu máy APS-C nhỏ hơn có cảm giác bị nặng về phía trước.
8. Tamron 60mm f/2 Di II Macro: Ống kính macro tốt nhất
Thông số kỹ thuật chính:
- 14 thấu kính chia thành 10 nhóm
- 7 lá khẩu
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.2m
- Filter thread 55mm
- Trọng lượng 400g
Nếu bạn đang quan tâm một ống kính macro không quá đắt đỏ cho chiếc máy ảnh DSLR APS-C của mình, thì Tamron 60mm f/2 Di II LD (IF) sẽ là một sự lựa chọn từ bên thứ 3 đáng cân nhắc.
Có khả năng mô phỏng tỷ lệ 1:1, ống kính này được trang bị thiết kế công thái học xuất sắc, hệ thống lấy nét trong và cửa sổ khoảng cách lấy nét. Cũng nên lưu ý là hệ thống lấy nét tự động không phải là nhanh nhất hay êm nhất khi sử dụng, tuy nhiên nó vẫn cho ra những kết quả rất tuyệt vời khi stop down đến f/2.8 và kiểm soát quang sai sắc rất đáng nể.
Bên cạnh việc là một ống kính macro hữu dụng, nó còn là một đối thủ một tiêu cự cho nhiếp ảnh chân dung khi mà nó cho phối cảnh tương tự ống kính 90mm trên máy ảnh full frame.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc ống kính macro chính thống và ngân sách có hạn, thì đây là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn.
(Theo trustedreviews)