Home > Thủ Thuật > Top 10 ống kính Nikon cao cấp tốt nhất 2018 cho máy ảnh Nikon DSLR full frame
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Top 10 ống kính Nikon cao cấp tốt nhất 2018 cho máy ảnh Nikon DSLR full frame

Top 10 ống kính Nikon cao cấp tốt nhất 2018 cho máy ảnh Nikon DSLR full frame

Người ta thường nói bất kỳ chiếc máy ảnh nào cũng sẽ là máy ảnh tốt nếu ống kính của nó là một ống kính tốt. Các body Nikon FX full frame hiện nay như D810 D850 chắc chắn đã đưa nhận định này lên một tầm cao mới, với các bộ cảm biến có số điểm ảnh rất cao gây chú ý đến sự thiếu hụt độ sắc nét. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ống kính tốt hơn khả năng của chính nó giúp giải quyết vấn đề trên.

tydvhxsarspotnjenvphvk-970-80

Cầm tay là yếu tố chính quyết định mức độ ống kính hoạt động trong điều kiện chụp ảnh thực tế. Bạn sẽ cần tính năng lấy nét tự động nhanh và chính xác, đảm bảo bắt đúng bất kỳ khoảnh khắc nào từ một biểu cảm thoáng qua khi chụp chân dung đến hành động trong thể thao hay chụp động vật hoang dã. Với chụp cầm máy trên tay, tính năng chống rung quang học làm việc hiệu quả có thể tạo ra sự khác biệt giữa chụp được ảnh phù hợp với trưng bày hay chỉ là đồ bỏ đi.

Thậm chí chất lượng hình ảnh tổng thể còn phải xét trên nhiều phương diện chứ không chỉ là độ sắc nét. Độ tương phản tốt rất được khao khát, kể cả khi chụp ở khẩu mở tối đa. Bên cạnh đó là méo ảnh và diềm màu tối thiểu, chống flare và ghosing tốt, cũng như giảm mờ viền (tối góc) hợp lý. Dần dần, sự thiếu hụt về các khía cạnh của chất lượng hình ảnh có thể được điều chỉnh trong máy ảnh hay ở khâu chỉnh sửa hậu kỳ, tuy vậy, đó vẫn là một sự thay thế nghèo nàn cho chất lượng ống kính.

Chọn Nikon hay nhà sản xuất thứ 3?

Các khía cạnh khác của chất lượng hình ảnh rất khó để xác định, ví dụ như bokeh (sự hấp dẫn của những vùng không được lấy nét trên ảnh). Đây là một khía cạnh gây tranh cãi với các ống kính ‘nhanh’ cho độ sâu trường ảnh cũng như cho phép bạn duy trì tốc độ màn trập vừa phải kể cả khi chụp dưới ánh sáng mờ mà không cần thiết phải tăng thiết lập ISO trên máy ảnh.

Dĩ nhiên là không phải lúc nào các ống kính chính hãng Nikon cũng thể hiện tốt hơn các ống đối thủ từ những nhà sản xuất độc lập như Sigma hay Tamron. Thật vậy, một số ống kính mới nhất đến từ những nhà sản xuất thứ 3 này đều rất ưu tú, một số ống lại còn có mức giá trong tầm với rất cạnh tranh.

Từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mở rộng và thử nghiệm trong thực tế, sau đây là top 10 ống kính thuộc nhiều thể loại chụp ảnh phổ biến khác nhau, cũng như những sự lựa chọn thay thế trong tầm giá phù hợp. Cùng xem qua những ống kính này nhé, bởi biết đâu bạn có thể tìm thấy chiếc ống kính mà bạn đang mong muốn sở hữu ở đây!

1. Ống kính zoom góc rộng tốt nhất: Sigma 12-24mm f/4 DG HSM | A

Vị vua mới của các góc nhìn siêu rộng.

tyosmdeb5e7k2rwhaw57ad-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 12-24mm
  • Khẩu độ tối đa: f/4
  • Chống rung: Không
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.24m
  • Kích thước filter: Không
  • Kích thước: 102 x 132mm
  • Trọng lượng: 1,150g

Ưu – Nhược điểm:

+ Góc nhìn bao quát

+ Chất lượng ca

– Không có filter thread

– Không có chống rung quang học

Bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đánh bại được chiếc ống kính zoom siêu rộng AF-S 14-24mm f/2.8G ED huyền thoại của Nikon, nhưng đó cũng chính là những gì Sigma đã làm với chiếc ống kính vượt trội này. Tương tự những người tiền nhiệm, ống kính này sở hữu góc nhìn tối đa thuộc đẳng cấp hàng đầu, nhờ vào chiều dài tiêu cự ngắn tối thiểu đáng chú ý đối với một ống zoom FX. Tuy nhiên, ống kính Art này lại nâng cấp thấu kính của nó với 1 thấu kính phi cầu kích thước cực lớn ở phía trước và 5 thấu kính FLD (Fluorite-equivalent Low Dispersion) cao cấp. Lớp tráng phủ Fluorine áp dụng trên cả thấu kính phía trước và sau, cùng đĩa ngàm trang bị vòng chống chịu thời tiết. Hệ thống lấy nét tự động được thay đổi, tốc độ nhanh hơn thấy rõ, cùng với các nút gạt trên ống kính mới đến thiết kế khẩu độ liên tục. Xét về chất lượng hình ảnh, độ sắc nét và kiểm soát méo ảnh rất tuyệt vời, bên cạnh các cải thiện đáng kể tiêu biểu so với phiên bản trước đó. Như nhiều ống kính góc siêu rộng khác, hood được tích hợp, cho sự bảo vệ vật lý đối với phía trước ống kính. Mặc dù vậy, điều này đồng nghĩa là bạn không thể dễ dàng lắp filter, trừ khi bạn chọn các hệ kính lọc như Lee Filters SW150 Mk II.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Tamron SP 15-30mm f/2.8 Di VC USD

Không hẳn là ống góc siêu rộng như Sigma nhưng ống Tamron này dễ tiếp cận hơn bởi giá thành của nó, cũng như có thêm tính năng chống rung quang học và hiệu suất khẩu mở f/2.8 nhanh hơn.

2. Ống kính một tiêu cự góc rộng tốt nhất: Sigma 20mm f/1.4 DG HSM | A

Ống kính một tiêu cự rộng nhất f/1.4 trong dòng ống kính Art hiện tại của Sigma.

qdolwcsupnhbr49ehea6dh-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 20mm
  • Khẩu độ tối đa: f/1.4
  • Chống rung: Không
  • Chống chịu thời tiết: Không
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.28m
  • Kích thước filter: Không
  • Kích thước: 91 x 130mm
  • Trọng lượng: 950g

Ưu – Nhược điểm:

+ Chất lượng kết cấu và hình ảnh xuất sắc

+ Khẩu mở rộng f/1.4

– Không có filter thread

– Không có chống rung quang học

Các ống kính dòng Art của Sigma được thiết kếđể giải phóng tiềm năng sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, cho chất lượng hình ảnh xuất sắc và hiệu suất khẩu mở nhanh. Có rất nhiều ống một tiêu cự f/1.4 để lựa chọn trong phạm vi này, gồm các ống 20mm, 24mm, 35mm, 50mm và 85mm. Ống kính 20mm này không chỉ là ống kính f/1.4 góc rộng nhất trong nhóm (còn có ống 14mm f/1.8), mà còn đáng chú ý ở chỗ kết hợp khẩu rộng với tiêu cự ngắn như vậy. Không có một thiết kế dung hòa và chất lượng hình ảnh cao cấp nào có thể kết hợp trong cùng một ống kính phi cầu đường kính cực lớn; điều này lý giải cho kết cấu nặng và chắc, nhưng chốt lại đây vẫn là một ống kính phi thường.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Irix 15mm f/2.4 Firefly

Ống kính này không có tính năng lấy nét tự động, nhưng nó là ống kính lấy nét thủ công có tiếng với kết cấu rất đẹp cũng như dễ sử dụng. Phiên bản Blackstone có bổ sung một vài điểm nhấn xa xỉ, nhưng Firefly vẫn sở hữu một giá trị không thể đánh bại.

3. Ống kính zoom tiêu chuẩn tốt nhất: Nikon AF-S 24-70mm f/2.8E ED VR

Đối với một ống kính zoom tiêu chuẩn mà nói thì đây là một ống kính xuất sắc hơn cả ‘tiêu chuẩn’.

gd9mjckepedsqvgsoealha-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 24-70mm
  • Khẩu độ tối đa: f/2.8
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.38-0.41m
  • Kích thước filter: 82mm
  • Kích thước: 88 x 155mm
  • Trọng lượng: 1,070g

Ưu – Nhược điểm:

+ Chất lượng kết cấu thuộc hàng chuyên nghiệp thượng thừa

+ Khẩu mở nhanh và liên tục f/2.8

– To và nặng cho việc chụp ảnh nói chung

– Mờ viền rất rõ

Ống kính này thực sự là một ống kính thấp bé so với hầu hết các ống zoom tiêu chuẩn, nhưng chí ít chiều dài vật lý của nó vẫn duy trì cố định trên suốt dải zoom và lấy nét. Ống kính được chế tạo trên nền tảng thành công của những người tiền nhiệm, bổ sung tính năng chống rung ảnh Vibration Reduction và cải thiện đường đi của thấu kính cũng như chất lượng cấu tạo. Sự tăng cường bao gồm 4 thấu kính ED, 1 thấu kính HRI (High Refractive Index), lớp tráng phủ Nano Crystal Coat và fluorine trên các thấu kính trước và sau, cùng 1 màn chắn kiểm soát điện tử. Chất lượng hình ảnh xuất sắc, mặc dù diềm màu thấy rõ nếu không chỉnh sai, bên cạnh mờ viền khá gắt ở f/2.8.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Tamron SP 24-70mm f/2.8 Di VC USD G2

Phiên bản G2 (Generation 2) của ống kính Tamron 24-70mm kết hợp chất lượng hình ảnh xuất sắc với cấu tạo mạnh mẽ và khả năng chụp cầm tay tuyệt vời. Tuy nhiên phiên bản gốc vẫn được bán ra bình thường, với giá cả cũng ít đắt đỏ hơn.

4. Ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn tốt nhất: Tamron SP 45mm f/1.8 Di VC USD

Ai nói là ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn không cần chống rung?

vln3jufkkg5t8gjifjbnrp-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 45mm
  • Khẩu độ tối đa: f/1.8
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.29m
  • Kích thước filter: 67mm
  • Kích thước: 80 x 92mm
  • Trọng lượng: 540g

Ưu – Nhược điểm:

+ Có chống rung quang học

+ Chất lượng kết cấu và hình ảnh cao cấp

– Đắt đối với một ống một tiêu cự f/1.8

– Không nhanh bằng các ống f/1.4 đối thủ

Đây là sự lựa chọn được yêu thích cho ống kính một tiêu cự chân dung cho máy ảnh DSLR DX, cũng như là ống một tiêu cự tiêu chuẩn cho máy ảnh FX. So sánh với ống kính Sigma 50mm f/1.4 Art xuất sắc thì ống kính Tamron này thua 2/3 f-stop về hiệu suất khẩu mở, tuy nhiên nó lại có kích thước và trọng lượng dễ quản lý hơn, cũng như có thêm tính năng chống rung quang học. Nhiều người sẽ tranh cãi là họ không cần chống rung ảnh trong một ống kính ‘nhanh’ như thế, tuy nhiên sẽ có phần lớn bác bỏ nhận định này. Các ống một tiêu cự tiêu chuẩn thường được dùng ưu tiên hơn các ống zoom bởi độ sắc nét tuyệt vời của chúng và độ méo ảnh tối thiểu, chứ không chỉ bởi khẩu độ nhanh. Bạn có thể sẽ muốn thiết lập khẩu độ trung bình hoặc hẹp để mở rộng độ sâu trường ảnh, do đó chống rung ảnh có thể hỗ trợ không nhỏ vào quá trình chụp cầm máy trên tay.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Nikon AF-S 50mm f/1.4G

So sánh với ống kính trong tầm giá Nikon AF-S 50mm f/1.8G thì ống f/1.4 đắt hơn gấp đôi, nhưng vẫn là rẻ hơn so với ống Tamron một chút. Ống kính hoạt động tốt và sắc nét, dù vậy bạn sẽ phải quên vụ chống rung ảnh đi.

5. Ống kính siêu zoom tốt nhất: Nikon AF-S 28-300mm f/3.5-5.6G ED VR

Là ống kính tiện lợi, nếu không đặc biệt dùng chụp du lịch.

6gnhy5ba26ryc7omj7xon7-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 28-300mm
  • Khẩu độ tối đa: f/3.5-5.6
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.5m
  • Kích thước filter: 77mm
  • Kích thước: 83 x 115mm
  • Trọng lượng: 800g

Ưu – Nhược điểm:

+ Dải zoom lớn

+ Chất lượng kết cấu tốt

– To và nặng

– Chất lượng hình ảnh không gây ấn tượng

Ống kính siêu zoom cho máy ảnh DX thường còn được gọi là ‘ống kính du lịch’ bởi dải zoom lớn trải từ tiêu cự góc rộng đến tele, đáp ứng các tiêu chí nhỏ-gọn-nhẹ để dễ dàng mang theo bên người. Điểm này giúp tránh việc bạn phải mang theo nhiều hơn một ống kính khi đang thám hiểm quanh thành phố hay bay nhảy sang phía bên kia thế giới. Tuy nhiên yếu tố thân thiện với du lịch này dường như mất hẳn khi đến với ống kính định dạng FX, ống siêu zoom này thậm chí còn nặng đến 800g. Kể cả như vậy thì đây vẫn là ống kính hữu dụng để chụp sự kiện hay những lần bạn cần chuyển đổi liên tục nhanh chóng giữa chụp góc rộng và chụp tele. Và cũng như thông thường, dải zoom mở rộng sẽ phải đánh đổi với chất lượng hình ảnh – mà trong trường hợp này là ở mức chấp nhận được, với độ sắc nét khá tầm thường và méo ảnh và mờ viền gắt.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Tamron 28-300mm f/3.5-6.3 Di VC PZD

Đây là sự lựa chọn rẻ hơn ống siêu zoom FX của Nikon, cho chất lượng ảnh tương tự, nhưng hệ thống lấy nét tự động chỉ ở mức tương đối cơ bản và chất lượng kết cấu cũng chỉ thường thường.

6. Ống kính một tiêu cự chân dung tốt nhất: Tamron SP 85mm f/1.8 Di VC USD

Độ sắc nét đầy ấn tượng kết hợp với độ mượt xa xỉ.

trsdrpwe9kjqkga7tngjgr-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 85mm
  • Khẩu độ tối đa: f/1.4
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.8m
  • Kích thước filter: 67mm
  • Kích thước: 85 x 91mm
  • Trọng lượng: 700g

Ưu – Nhược điểm:

+ Chất lượng hình ảnh vượt trội

+ Nhỏ gọn hợp lý và ổn định

– Khẩu mở tối đa hẹp hơn một số ống kính khác

– Không có túi hay hộp đựng mềm đi kèm

Trên thị trường hiện nay có một số ống kính chân dung 85mm f/1.4 xuất sắc, bao gồm ống AF-S 85mm f/1.4G của chính Nikon và AF-S 85mm f/1.4G của Sigma. Ống Tamron này hoàn toàn không thể cạnh tranh về hiệu suất khẩu nhưng lại có thêm tính năng chống rung quang học mà 2 ống kính kia không có. Nó cũng đặc biệt rẻ hơn. Trong khi khẩu mở tối đa có hơi hẹp hơn khiến ống Tamron bị bất lợi hơn một chút về mảng xóa mờ hậu cảnh khi chụp chân dung, trên thực tế nó vẫn cho được bokeh mịn rất tuyệt vời, vừa duy trì được độ sắc nét xuất sắc tại điểm lấy nét. Với chụp chân dung trong nhà không dùng đèn flash hay chụp cầm tay trong điều kiện thiếu sáng, chống rung ảnh làm việc rất hữu ích kể cả khi sử dụng khẩu mở rất rộng; thậm chí còn hữu dụng hơn khi dùng khẩu hẹp hơn cho mở rộng độ sâu trường ảnh, để đặt chủ thể ảnh vào bối cảnh xung quanh.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Nikon AF-S 85mm f/1.8G

Ống kính Nikon này là sự mặc cả khi bạn muốn gắn bó với f/1.8 hơn thay vì giãn đến f/1.4, mặc dù ống kính này không có tính năng chống rung ảnh.

7. Ống kính một tiêu cự macro tốt nhất: Tamron SP 90mm f/2.8 Di VC USD Macro

Ống kính một tiêu cự macro thuộc hàng thượng thừa làm tốt hơn cả những gì ống kính Nikon 105mm VR mang lại.

tqa8rraxnufbjtdsy8b4el-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 90mm
  • Khẩu độ tối đa: f/2.8
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.3m
  • Kích thước filter: 62mm
  • Kích thước: 79 x 117mm
  • Trọng lượng: 610g

Ưu – Nhược điểm:

+ Chống rung quang học lai

+ Cấu tạo thuộc hàng cao cấp

– Đắt hơn một số đối thủ

– Không có túi hay hộp đựng mềm đi kèm

Đắt gần bằng ống kính AF-S 105mm f/2.8 G IF ED VR Micro phổ biến của Nikon, phiên bản mới nhất của chiếc ống kính cơ bản Tamron bao gồm hệ thống chống rung quang học lai cải tiến. Về cơ bản, hệ thống này có thể vô hiệu hóa dịch chuyển của các trục ngang và dọc cũng như các rung động ở góc hay sự đảo, mang đến độ ổn định vượt trội, nhất là đối với các bức ảnh chụp cận cảnh. Ống Tamron được đánh giá là sắc nét hơn ống của Nikon dù chỉ một chút, đặc biệt là trong các bức ảnh chụp cực kỳ cận cảnh, trong khi các vùng không lấy nét cũng có vẻ mượt mà hơn.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Sigma 105mm f/2.8 EX DG OS HSM Macro

Ống kính này dĩ nhiên là không có hệ thống chống rung lai của Tamron cũng như khả năng chống chịu thời tiết, tuy nhiên nó có khả năng chụp cầm tay rất ổn và mang lại chất lượng hình ảnh cao cấp.

8. Ống kính zoom tele trong tầm giá tốt nhất: Nikon AF-P 70-300mm f/4.5-5.6E ED VR

Ống kính zoom tele cơ bản được thiết kế lại của Nikon.

3dixyoznge6pjm37jtp69d-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 70-300mm
  • Khẩu độ tối đa: f/4.5-5.6
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 1.2m
  • Kích thước filter: 67mm
  • Kích thước: 81 x 146mm
  • Trọng lượng: 680g

Ưu – Nhược điểm:

+ Chất lượng kết cấu chống chịu thời tiết tốt

+ Hiệu suất hoạt động ấn tượng

– Đắt đối với một ống kính ‘trong tầm giá’

– Chiều dài vật lý không liên tục

Ống kính Nikon 70-300mm ED thời trước kỹ thuật số từng vô cùng phổ biến, và phiên bản VR sau này cũng theo đó trở thành ống kính ưa thích của các tay máy DSLR. Giờ đây nó đã bị thay thế bởi ống kính này, được trang bị công nghệ mới nhất của Nikon gồm hệ thống lấy nét tự động AF-P (Pulse) dựa trên động cơ phân cấp. Hệ thống này cho hiệu suất thực thi nhanh hơn khi chụp ảnh, cùng với chuyển tiếp lấy nét êm và mượt cho quay phim. Nó cũng được trang bị màn chắn kiểm soát điện tử cho khẩu mở liên tục hơn khi chụp liên tiếp áp dụng chế độ trình điều khiển liên tục nhanh. Trên hết đó là chế độ chụp Sport VR mới được Nikon giới thiệu gần đây, giúp dễ dàng theo dấu các đối tượng di chuyển liên tục hơn qua kính ngắm. Tuy nhiên, lấy nét tự động AF-P và điều khiển màn chắn điện tử khiến ống kính này không tương thích với một số DSLR đời trước, thêm nữa là giá thành đắt đỏ của nó kéo giãn khoảng cách đến khái niệm ‘ống kính zoom tele trong tầm giá’.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Tamron SP 70-300mm f/4-5.6 Di VC USD

Đây cũng là ống kính được đánh giá cao cho máy ảnh DX, nhờ vào hiệu suất thực thi tốt và giá không quá đắt, và ống kính Tamron này cũng là một lựa chọn trong ngân sách thông minh cho body máy FX.

9. Ống kính zoom tele nhanh tốt nhất: Nikon AF-S 70-200mm f/2.8E FL ED VR

Đơn giản: Đây là ống kính zoom tele nhanh tốt nhất hành tinh.

x3rd6d8sdwkdmj9bz72h6b-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 70-200mm
  • Khẩu độ tối đa: f/2.8
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 1.1m
  • Kích thước filter: 77mm
  • Kích thước: 89 x 203mm
  • Trọng lượng: 1,430g

Ưu – Nhược điểm:

+ Chất lượng hình ảnh ngoạn mục

+ Chất lượng cấu tạo và thấu kính xuất sắc

– Nặng điển hình

– Cực kỳ đắt

Ống kính 70-200mm f/2.8 tele dành cho hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp này sẽ mang đến cho bạn phạm vi chụp tele rất tuyệt, và duy trì hiệu suất khẩu mở f/5.6 lên đến 400mm khi sử dụng ống chuyển tele 2x. Mẹo hàng đầu gồm các tùy chọn lấy nét tự động ưu tiên thủ công và tự động, chế độ Sport VR và màn chắn điều khiển điện tử, tất cả đều cũng được trang bị trong ống tele ‘trong tầm giá’ 70-300mm. Ống kính này được gia công cực kỳ kỹ lưỡng, thích hợp sử dụng chuyên nghiệp. Hệ thống lấy nét tự động siêu nhanh và chất lượng hình ảnh mãn nhãn, với độ tương phản và sắc nét vượt trội.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Tamron SP 70-200mm f/2.8 Di VC USD G2

Ống kính trực tiếp cạnh tranh với thế hệ 2 Tamron’s 70-200mm f/2.8 lens này gần tốt bằng chiếc ống kính chính hãng Nikon, nhưng mức giá chỉ vào khoảng một nửa thôi.

10. Ống kính zoom siêu tele tốt nhất: Sigma 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM | S

Đây là ống kính định nghĩa chuẩn từ ‘siêu’ trong ‘siêu tele’.

j4yz6pgfnpgepyzmovy3y-650-80

Thông số kỹ thuật chính:

  • Kích thước cảm biến: FX
  • Chiều dài tiêu cự: 150-600mm
  • Khẩu độ tối đa: f/5-6.3
  • Chống rung: Có
  • Chống chịu thời tiết: Có
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 2.6m
  • Kích thước filter: 105mm
  • Kích thước: 121 x 290mm
  • Trọng lượng: 2,860g

Ưu – Nhược điểm:

+ Tính năng thông minh và chất lượng cấu tạo

+ Hiệu suất hoạt động đáng chú ý

– Chụp cầm tay là một thử thách lớn

– Khẩu độ thu hẹp điển hình ở 600mm

Mặc dù có giá thành dễ chịu so với chiếc Nikon AF-S 80-400mm f/4.5-5.6G ED VR nổi tiếng, ống kính ‘thể thao’ Sigma này cho thêm 50% phạm vi tele và sở hữu một hiệu suất thực thi ấn tượng. Hiếm thấy ở một ống kính Sigma, ống kính này được trang bị một bộ chống thời tiết đầy đủ và không có bất kỳ thiếu hụt công nghệ nào. Các chế độ lấy nét tự động ưu tiên thủ công và tự động đều có mặt, cùng với cơ chế khóa zoom thông minh cho phép bạn khóa vị trí tại bất kỳ tiêu cự đánh dấu nào, thay vì chỉ ở đầu ngắn của dải zoom. Độ tương phản và sắc nét tuyệt vời cùng diềm màu được kiểm soát rất tốt, và hệ thống lấy nét tự động dạng vòng hoạt động rất tốt để theo dấu kịp kể cả với các đối tượng di chuyển nhanh.

Lựa chọn thay thế hoàn hảo: Sigma 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM | C

Nhẹ hơn gần cả kg, ống kính cùng thời này giữ nguyên nhiều tính năng cao cấp của phiên bản thể thao, mà lại rẻ hơn và cũng thuận tiện hơn khi chụp cầm máy trên tay.

(Theo techradar)