Home > Tin Tức > Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai? (Phần 2/2)
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai? (Phần 2/2)

entryffmless11

Cùng đánh giá và lựa chọn giữa Sony a7 IIICanon EOS R, và Nikon Z6.

 

>>> Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai? (Phần 1/2)

 

entryffmless01

Chân dung

Đề xuất: Sony a7 III

Những ai chuyển từ DSLR hẳn sẽ bị ấn tượng nhẹ bởi khả năng chụp chân dung của bộ ba MRL này, bất kỳ máy nào cũng được. Lấy nét chính xác kể cả khi sử dụng điểm AF ngoài vùng trung tâm đến mức nhiều máy DSLR cũng không sánh kịp, và kể cả khi bạn chọn chụp độ sâu trường ảnh nông.

Sony a7 III là máy chụp chân dung dễ nhất trong cả ba. Tính năng Eye AF đã có từ khá lâu, nhưng bổ sung của Sony thực sự ấn tượng bởi khả năng nhận diện và theo dõi sát sao mắt của đối tượng. Tính năng Pupil Detection (nhận diện con ngươi) trên Canon EOS R lại không bám dai được như thế và cũng chỉ làm việc với AF đơn, buộc đối tượng phải đứng yên hết mức có thể. Mặc dù vậy, với ống 50mm F1.2 khẩu mở tối đa thì tính năng này làm việc tương đối ổn.

Nikon Z6 là ‘đứa’ yếu nhất trong cả ba. Tính năng Face Detection (nhận diện khuôn mặt) của máy này không lấy nét cụ thể vào mắt, do đó có khả năng lấy nét lệch ở khẩu mở lớn sao hơn. Điểm AF nhỏ hữu ích trong một vài tình huống nhất định, nhưng hệ thống Pinpoint AF còn nhỏ hơn nữa thì chỉ làm việc với chức năng nhận diện tương phản, có thể rất chậm kể cả khi đặt vị trí hay khi lấy nét, cho nên đối tượng nên có lòng kiên nhẫn lớn khi đứng trước Z6.

a7 III có tốc độ đồng bộ flash nhanh nhất 1/250th giây, nhưng đồng bộ tốc độ cao hiện đại và khả năng tương thích của các máy ảnh khác với nút bấm flash tần số vô tuyến tương ứng có thể làm giảm giá trị của ưu điểm nhỏ 1/3EV này.

Nước ảnh JPEG của Canon luôn được ưa chuộng rộng rãi từ bao đời nay (mặc dù hai hãng còn lại cũng đang dần đuổi kịp với khoảng cách khá là hấp dẫn). Tuy vậy với nhiều người thì điều này có vẻ không có mấy khác biệt, nhất là khi làm việc với RAW.

Kích thước có phần nhỏ nhắn hơn chút đỉnh của Sony a7 III kết hợp với một ống kính như 85mm F1.8 cũng là một ưu điểm thú vị, nhưng chính xác mà nói thì chính tính năng Eye-AF mới giúp Sony trở nên nổi bật giữa đám đông trong phân khúc chụp chân dung.

entryffmless14

Thể thao và Động vật hoang dã

Đề xuất:Sony a7 III

Cả ba máy không hề được trang bị để chụp thể thao hay động vật hoang dã, nhưng để công bằng thì chúng ta vẫn có thể cân nhắc xem trải nghiệm ‘lấn sân’ của chúng tốt đến mức nào.

Hệ thống tracking đối tượng của Sony là hệ thống xuất sắc nhất và đáng tin cậy nhất trong cả ba. Hệ thống của Canon cũng làm việc khá tốt dù ở tốc độ khung hình chậm hơn nhiều. Trong khi đó máy của Nikon lại đánh vật với giao diện gây rối và khả năng nhận diện đối tượng không đáng tin cậy cho lắm. Ở những chế độ đơn giản hơn và thử nghiệm giữ điểm AF trên đối tượng bằng tay, thì có thể thấy hiệu suất trên cả ba máy là như nhau và đều có bước refresh kính ngắm để cho phép người dùng theo dõi hành động.

Sony a7 III và Nikon Z6 cân bằng tốc độ chụp và độ sâu bộ nhớ đệm rất tốt, mặc dù máy của Sony phụ thuộc vào định dạng thẻ SD khá chậm. Canon EOS R chụp khá mượt nhưng chỉ ở tốc độ bằng một nửa so với hai người đồng nghiệp.

Không quá ngạc nhiên khi Sony có những lựa chọn native tele xuất sắc nhất, với ống 100-400mm GM đặc biệt vượt trội. Hai máy còn lại sử dụng các ống kính tele DSLR tương ứng tương đối chấp nhận được.

Nhìn chung, Sony a7 III được đánh giá là máy ảnh đáng tin cậy nhất đối với chụp thể thao và động vật hoang dã, với hai máy còn lại xếp ngay sau, kể cả xét AF hay tốc độ chụp.

entryffmless06

Ảnh cưới và sự kiện

Đề xuất:Sony a7 III

Mức giá bán và bộ tính năng của từng máy trong bộ ba này đủ để thể hiện chúng không phải là máy ảnh chuyên cho người dùng chuyên nghiệp, tuy nhiên cũng nhờ những mẫu như Nikon D750 mà kỳ vọng vào ‘tiền nào của nấy’ cũng được nâng cao đáng kể. Cùng đánh giá khả năng làm việc như máy ảnh phụ để chụp ảnh cưới đối với nhiếp ảnh gia chuyên chụp cưới, hoặc làm việc như máy ảnh chính đối với thợ chụp cưới phụ của bộ ba trên.

Một trong những vấn đề lớn của chụp cưới, đó là chụp càng tự nhiên thì càng hao bộ nhớ, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm máy ảnh càng có nhiều khe cắm thẻ nhớ càng tốt. Bất kể là thẻ dành riêng cho việc chụp/quay video hay để sao lưu, chụp cưới là một trong những điều kiện giúp đánh bóng giá trị của hai khe cắm thẻ nhớ trên máy ảnh của Sony.

Thời lượng pin một lần nữa thể hiện vai trò quan trọng của nó trong quá trình chụp cưới và sự kiện, bởi dù thay pin chỉ mất vài giây nhưng sạc pin phải tốn khá nhiều thời gian. Sony a7 III có khả năng đảm bảo thời lượng pin gần như gấp đôi Nikon Z6 và gần như gấp ba lần Canon EOS R. Hiệu suất AF trên máy Sony, kể cả là Eye AF, tracking đối tượng hay chụp thiếu sáng, là linh hoạt và đáng tin cậy nhất trong cả ba. EOS R làm việc ổn cả trong điều kiện rất ít ánh sáng, kết hợp tối ưu với ống kính 50mm F1.2 phù hợp với những ai chuyên chụp thiếu sáng, dù là chỉ dùng máy như máy phụ.

Dòng ống kính native của Sony bao gồm nhiều ống kính tiêu chuẩn hơn dòng ống kính RF hay Z mới. Trong khi đó, cả Canon EOS R và Nikon Z6 đều tương thích với phiên bản ngàm DSLR của các ống kính tương tự.

Máy ảnh của Canon và Nikon tương thích với các dòng bấm flash RF và IR tương ứng với hãng. Có thể thấy không có bất kỳ máy ảnh nào trong bộ ba này có thể bắn đèn hỗ trợ lấy nét trên các dòng flash trên, tạo thành một khuyết điểm đáng tiếc.

Tuy vậy, nước ảnh tương đồng JPEG cao của Canon EOS R sẽ lại ảnh hưởng đến quyết định của bạn, tùy vào quá trình xử lý ảnh RAW bình thường của bạn diễn ra như thế nào.

entryffmless02

Video

Đề xuấtNikon Z6

Cả ba máy đều hứa hẹn khả năng video 4K, nhưng đấy cũng là điểm giống nhau cuối cùng. Canon EOS R rõ ràng là chiếc máy kém nhất trong bộ ba này bởi yếu tố crop 1.83x trên cảm biến, bên cạnh lỗi rolling shutter.

Cả Sony a7 III và Nikon Z6 sử dụng toàn bộ vùng 16:9 trên cảm biến, cho video vượt trội, rõ chi tiết. Hai máy đều trang bị các tính năng như Focus Peaking và Zebra Warning để hỗ trợ điều khiển lấy nét và phơi sáng; tuy Z6 không thể thực hiện cả hai tính năng này cùng một lúc.

a7 III và EOS R có thể quay phim Log nội bộ nhưng chỉ ở mức 8 bit, có thể làm giới hạn độ linh hoạt của các tập tin. Trong khi đó, EOS R và Z6 có thể xuất phim Log 10 bit ra thiết bị ghi ngoài qua cổng HDMI, có lợi thế trong những tình huống nhất định mà bạn sẽ cần quay Log.

Z6 vươn lên dẫn đầu nhờ các thiết lập giữ phơi sáng riêng cho ảnh và video. Đồng thời máy cho người dùng tùy chọn sử dụng các thiết lập cần bằng trắng và màu sắc khác nhau. Hơn thế nữa, máy còn cho phép xác định i-menu khác để quay video và chụp ảnh. Z6 giống a7 III ở chỗ, máy cho bạn xác định các nút custom khác nhau dùng cho cả ảnh và video. Tất cả những ưu điểm trên biến Nikon Z6 trở thành lựa chọn dễ dàng nhất trong cả bộ ba khi chuyển đổi linh hoạt qua lại giữa hai phương pháp quay và chụp.

Trớ trêu thay, Canon EOS R cũng đuổi sát nút Z6 về khoản chuyển đổi giữa chụp và quay, cũng duy trì các thiết lập phơi sáng và thiết lập nút riêng biệt, tuy không có thiết lập cân bằng trắng riêng. Tuy nhiên, trên máy lại không có ổn định hình ảnh trong thân máy để giữ thẳng đường chân trời, dẫn đến độ phân giải gây thất vọng, rolling shutter thấy rõ và chất lượng hình ảnh mang tiếng đến từ cảm biến FF nhưng cứ như đến từ cảm biến nửa APS-C. Hy vọng các mẫu tương lai kế nghiệm EOS R sẽ khả quan hơn.

Dĩ nhiên là nếu bạn thực sự đam mê video, thì Sony ngàm E là máy ảnh duy nhất trong bộ ba hiện tại có sẵn máy ảnh và ống kính dành cho quay video chuyên nghiệp.

entryffmless07

Phong cảnh

Đề xuất: Nikon Z6 / Sony a7 III

Độ phân giải và dynamic range (dải tần nhạy sáng) là những yếu tố quyết định chất lượng hình ảnh đối với ảnh phong cảnh. Canon EOS R gần chuẩn về độ phân giải, trong khi Sony a7 III (tối thiểu ở chế độ RAW chưa nén) thắng đậm khi xét về dynamic range. Nikon Z6 chỉ thiệt hơn máy của Sony một phần rất nhỏ ở khoản này, do dải tần mỏng có thể bị lộ từ phần đổ bóng thẫm nếu sử dụng toàn bộ dynamic range.

Nikon Z6 có khả năng kháng thời tiết thực tế nhất, dù máy của Canon và Sony cũng có khẳng định tương tự. a7 III là máy duy nhất có thể sạc qua USB trong khi đang sử dụng, trong khi nó cũng là máy có thời lượng pin máy dài nhất. Cả ba máy nói chung đều sạc pin qua cổng USB.

Nikon Z6 là máy duy nhất trong bộ ba có chế độ kiểm soát khoảng cách và chế độ di chuyển Time-lapse khá là phức tạp. Bên cạnh đó, Z6 dễ dàng xử lý nhất trong cả ba máy khi người dùng có sử dụng găng tay, trong khi a7 III chỉ đứng ngay sau Z6 một chút. EOS R và a7 III không trang bị điều khiển quay nội bộ, khá là đáng tiếc đối với một chiếc máy ảnh gần như hoàn hảo ở mục ứng dụng này như a7 III, có lẽ là do máy chỉ có thể chạy từ nguồn sạc USB ngoài.

Riêng Canon EOS R là cần có ống kính có ổn định nếu không dùng tripod, trong khi máy Sony và Nikon đều có ổn định trong thân máy.

entryffmless13

Du lịch

Đề xuất: Sony a7 III (tuy nhiên nhìn chung cả ba máy đều ổn)

Du lịch có lẽ là một trong những “ca khó” nhất đối với bất kỳ máy nào trong bộ ba này, bởi nhu cầu này trông đơn giản nhưng thực chất lại yêu cầu gần như mọi thứ, mỗi thứ một ít. Trong các khả năng đã được bàn, thì tốt nhất là cả ba máy đều có hệ thống Wi-Fi khá là ổn để chia sẻ hình ảnh nhanh chóng.

Một số ống kính mạnh nhất trong cả ba dòng máy là các ống zoom 24-xx F4, với các ống Canon và Sony là ví dụ của việc mở rộng chiều dài tiêu cự 105mm thêm linh hoạt hơn. Ống Nikon 24-70mm thì nhỏ hơn do phạm vi làm việc ngắn hơn. Sự sẵn lòng của Sony khi chia sẻ các chi tiết ngàm đồng nghĩa ống kính như Tamron 28-75mm F2.8 cũng có thể được cân nhắc. Cả ba máy với những ống kính ‘có thể làm được mọi thứ’ này sẽ là những người bạn đồng hành rất phù hợp cho chuyến đi của bạn.

Tuy nhiên, để chọn ra một máy ảnh xuất sắc nhất về mảng này thì có lẽ đó nên là Sony a7 III. a7 III có thân máy nhỏ nhất trong cả ba máy, và ở thời điểm này cũng có nhiều lựa chọn về ống kính nhỏ hơn. Máy đáp ứng tốt các nhu cầu về lấy nét tự động, chụp đa dạng chủ đề, và thời lượng pin lâu.

Khả năng chống chịu thời tiết của Nikon là ưu điểm có thể giúp Z6 trở thành lựa chọn thứ hai, nếu không phải do thẻ nhớ XQD quá đặc trưng – sẽ gây khó khăn nếu bạn làm mất trong quá trình di chuyển hay thay thẻ.

Kết

Kể cả có không xét đến ống kính, thì cả Canon và Nikon vẫn còn rất nhiều điều cần trau dồi trước khi đuổi kịp những gì Sony đã tích lũy trong suốt 5 năm trước đó. Tuy nhiên đấy cũng không phải là điểm khác biệt không thể thay đổi, và cả hai hãng đến sau đều đang nỗ lực mở rộng trải nghiệm công thái học và giao thức với người dùng, một điều mà rõ ràng Sony nên thấy lo lắng ngay từ giờ là vừa.

Cả ba đại diện nổi bật trên đều mang lại ảnh đẹp xuất sắc, nhưng Sony a7 III thích ứng nhanh nhạy hơn với đa dạng tình huống chụp. Nikon Z6 lại thiên về hoàn thiện mình trong những loại hình nhiếp ảnh nhất định, mà không quên thể hiện tốt khả năng video của mình; dù vậy Z6 vẫn đang sở hữu hệ thống AF kém tin cậy nhất trong bộ ba khiến đây cũng trở thành nhược điểm lớn nhất cầm chân nó tiến lên vị trí cao hơn trong cuộc đua của phân khúc. Về Canon EOS R, hãng đã cố tạo ra một chiếc máy ảnh dễ sử dụng hơn là một bản sao y của dòng DSLR, tuy nhiên EOS R vẫn chưa thực sự gây thuyết phục với những khuyết điểm đi ngược thời đại của mình.

 

(Theo DPReview)