Home > Tin Tức > Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai? (Phần 1/2)
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai? (Phần 1/2)

Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai?

Cùng đánh giá và lựa chọn giữa Sony a7 III, Canon EOS R, và Nikon Z6.

 

>>> Sony a7 III vs. Canon EOS R vs. Nikon Z6: Đánh giá thế nào và nên chọn ai? (Phần 2/2)

 

entryffmless03

Sony đã từng là ông hoàng độc nhất của phân khúc máy ảnh mirrorless (MRL) full frame (FF) trong suốt gần năm năm. Và bên cạnh thử nghiệm nhiều phát minh sáng tạo và hấp dẫn trên dòng máy ảnh khủng a9, hãng vẫn không quên những mẫu a7 cơ bản đã làm nên tên tuổi của mình cho đến hiện tại. Máy ảnh a7 đầu tiên cũng là chiếc máy ảnh MRL FF ít đắt đỏ nhất từng được ra mắt, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn ở thời điểm đó khi máy ảnh film vẫn còn là xu hướng.

Tuy nhiên, tiệc nào cũng có lúc tàn. Cùng lúc, cả Nikon Canon nhảy vào phân khúc MRL FF với đại diện lần lượt là Z6 và EOS R ở tầm giá $2000. Trong đó, chiếc máy ảnh của Canon nổi bật hơn một chút, đắt hơn 15% và dễ tiếp cận hơn với hệ thống điều khiển đơn giản hơn. Dù vậy, xét về đa phần các khía cạnh khác, thì Sony a7 III, Nikon Z6 và Canon EOS R là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Trước khi cùng đi sâu vào bài đánh giá, hãy lưu ý là bài viết không thực hiện để chỉ ra máy ảnh nào là tệ hơn. Khách quan mà nói, cả ba mẫu máy trên đều là máy ảnh tốt (hầu hết máy ảnh ngày nay cái nào cũng tốt), được dày công chế tạo và có thể chụp ảnh đẹp mãn nhãn. Bài đánh giá dưới đây chủ yếu sẽ chỉ ra những điểm khác nhau tạo nên nét riêng của từng máy và làm thế nào những điểm khác biệt này giúp chúng nổi bật và làm chủ hiệu quả khi áp dụng vào từng thể loại nhiếp ảnh.

entryffmless12

Lòng trung thành và quán tính

Trước khi đến với phần chính là máy ảnh, bài viết cũng sẽ điểm sơ bộ qua phần ống kính, vốn giữ một vai trò không thể thiếu khi cần đưa ra bất kỳ ý kiến hay quyết định nào trên một chiếc máy ảnh. Một câu hỏi về lòng trung thành và quán tính: nếu bạn đã sở hữu một số ống kính rồi, thì điều đó có đồng nghĩa là bạn sẽ trung thành với hãng sản xuất của chúng luôn không?

Một số người dùng ống kính Nikon có thể sử dụng chúng để làm việc với máy ảnh Sony (và về lý thuyết, những ai dám thử đều có thể phát triển được ngàm chuyển dùng cho ngàm F chuyển sang Canon RF). Tuy vậy, gia tài hệ thống hoạt động khẩu độ và AF phức tạp của Nikon đồng nghĩa áp  chúng lên thân máy khác hãng sẽ chỉ mang lại những trải nghiệm không mấy vui vẻ. Điều này khiến những người dùng ngàm F có thêm cơ hội tiếp cận Nikon Z6, nhưng kể cả có như vậy thì bất kỳ ống kính không có sẵn động cơ AF vẫn chỉ thực hiện lấy nét thủ công trên máy ảnh Nikon.

1
*Một số ngàm trên lý thuyết thì có thể sử dụng, tuy nhiên đa số ngàm hiện tại đều có những giới hạn nhất định về điều khiển lấy nét và khẩu độ.

Ống kính Canon EF làm việc ổn như nhau trên máy ảnh EOS R và Sony a7 III, do đó nhu cầu không phải là yếu tố quyết định (mặc dù các ống tele dài làm việc tốt hơn trên EOS R). Nếu bạn sở hữu bất kỳ phụ kiện nào khác của Canon, điều đó sẽ thôi thúc bạn hướng về EOS R, nhưng cũng phải lưu ý là phong cách đi trước thời đại của Canon trong những năm 1980 đồng nghĩa người dùng ống kính EF sẽ có được sự linh hoạt cao nhất.

Tuy nhiên, đặc biệt nếu xét đến máy ảnh APS-C thì đó lại là vấn đề khác. Một ống kính prime yêu thích bạn thường dùng trên APS-C sẽ không đáp ứng được vai trò tương tự trên một máy FF. Và nếu bạn có một ống kính xuất sắc duy nhất, bạn có thể tìm thấy các thông số second-hand  cho phép bạn chuyển ống kính mà không tốn kém quá nhiều.

entryffmless08

Ống kính native

Với lợi thế đi trước năm năm, Sony có cho mình một kho tàng ống kính native đồ sộ sẵn sàng phục vụ ngàm E. Công nhận là Sony đã phát triển được một số ống kính nhỏ với AF nhanh, tối ưu hơn, nhưng ngàm E vẫn còn là một hệ non trẻ, cũng như một vài trong số các ống kính nhỏ nói trên (ví dụ, 28-70mm F3.5-5.6, 85mm F1.4, 35mm F1.4 và các ống 24-70mm) còn có những điểm bất thường về chất lượng quang học hoặc tốc độ AF (ngoại trừ một số ống như 24-105mm F4 và 24mm F1.4 là những ống kính thực sự xuất sắc).

Tuy nhiên, nhận định Canon và Nikon sẽ không giẫm lên cùng một vết xe đổ là không đúng. Canon có ống 24-105mm F4 có vẻ rất tốt, lấy nét nhanh, êm và vượt trội đối với quay phim, nhưng các ống 35mm F1.8 và 50mm F1.2 lại không được nhanh nhẹn cho lắm, hoặc do chúng có phạm vi lấy nét dài (ống 35mm là macro), hoặc do chúng sử dụng động cơ lấy nét dạng vòng (ring-type) vốn phù hợp hơn với DSLR.

canon-nikon
Canon RF 24-105mm F4 (trái) & Nikon Z 24-70mm (phải)

Chuyện tương tự cũng xảy ra với Nikon. Ống 24-70mm F4 của hãng này chắc chắn là ống zoom hoàn hảo, nhưng bokeh trên ống 50mm F1.8 lại không được hấp dẫn là bao cho dù có giá bán đến $600. Bên cạnh đó, có một điểm đáng chú ý là các ống kính native zoom ngàm Z lại có vẻ zoom chậm hơn so với các ống kính ngàm F được thiết kế cho DSLR. Nếu bạn muốn trải nghiệm hiệu suất AF trọn vẹn trên máy ảnh Z trong tương lai, thì có thể bạn sẽ cần cân nhắc loại những cái tên của thế hệ đầu tiên ngay từ đầu.

Sony không chỉ là kẻ tiên phong, mà còn hào phóng chia sẻ thông số ngàm của mình để đổi lại hậu thuẫn thịnh tình của các bên sản xuất thứ ba. Điều này góp phần mở rộng phạm vi từ các thiết kế chuyên MRL đầy đủ chức năng như Tamron 28-75mm F2.8Samyang 35mm F2.8, cho đến các ống kính thay đổi DSLR từ Sigma, bên cạnh loạt ống kính MF từ các hãng nhỏ hơn như Venus Optics. Tưởng tượng nếu các hãng thứ ba này mà đầu tư vào ngàm RF hay ngàm Z thì sẽ hấp dẫn lắm, nhưng tất nhiên chỉ tưởng tượng thôi, bởi ở thời điểm hiện tại Canon và Nikon không có vẻ là sẵn sàng chia sẻ độc quyền ngàm mới của mình.

Cuối cùng là, vẫn nên nhớ các dòng trên còn khá mới mẻ, non trẻ, do đó bên cạnh việc kiểm tra xem ống kính bạn cần đã có rồi hay chưa, thì bạn cũng sẽ cần nghiên cứu khá sâu vào hiệu suất của chúng để đảm bảo mỗi quyết định của bạn đều là đáng đồng tiền bát gạo. Đồng thời cần cân nhắc một ống zoom F4 tốt có hữu ích tương đương một ống F2.8 trên APS-C hay không. Lựa chọn còn lại là bạn sẽ phải chọn chờ đợi quá trình phát triển trong tương lai.

entryffmless10

Tính năng cơ bản

Sony a7 III, Canon EOS R và Nikon Z6 vừa có một số điểm chung, vừa có những khác biệt riêng thể hiện ý đồ của nhà sản xuất muốn hướng máy đến phân khúc người dùng cụ thể, chú trọng thỏa nhu cầu của họ.

a7 III và Z6 sử dụng cảm biến 24MP (khá giống nhau, ngoại trừ bố cục nhận diện pha và tấm màn chắn). EOS R sử dụng biến thể của vi xử lý Dual Pixel 30MP từng xuất hiện trên người anh em EOS 5D IV. Sự khác nhau giữa 24MP và 30MP là khá nhỏ: 11% ở mỗi hướng, nhưng thiết kế Dual Pixel có thể mang đến một số điểm đặc biệt nhất định.

Sony a7 III có nhiều đĩa điều khiển hơn (3, cộng thêm một đĩa chuyên bù phơi sáng), trong khi hai chiếc máy ảnh còn lại có màn hình phụ ở mặt trên máy. Cả ba máy được chế tạo cứng cáp, báng cầm khá thoải mái và đều hứa hẹn khả năng kháng thời tiết hấp dẫn. Khác biệt về khả năng xử lý duy nhất là cách mỗi máy cho phép chọn điểm AF:

2

Màn hình cảm ứng của a7 III (hơi giật một chút) có thể dùng để điều chỉnh điểm AF, thì nó lại kém hiệu quả nhất đối với các chức năng khác. Trong khi đó, cả EOS R và Z6 trang bị màn hình cảm ứng linh hoạt hơn kiểm soát menu và các thiết lập.

Một trong những điểm khác biệt lớn về thông số kỹ thuật nữa, đó là a7 III vẫn trung thành với kính ngắm 2.36M điểm và màn hình sau 0.9M điểm, trong khi Z6 và Canon EOS R đều sử dụng kính ngắm 3.68M điểm và màn hình cảm ứng 2.1M điểm. Sau cùng, a7 III có pin to hơn nhiều so với hai máy kia, đồng nghĩa có nhiều lợi thế hơn.

Mặc dù vậy, hơn cả việc xem xét thông số kỹ thuật, hãy cùng đánh giá cách bộ ba làm việc trong các tình huống chụp ảnh khác nhau như thế nào nhé.

 

(TBC)

(Theo DPReview)