6 tip chụp ảnh boudoir hiệu quả 2020
Tác giả: Jennifer Tallerico @ Shotkit
Ảnh: JT Noir Studio, Aqua Studio
Nhiếp ảnh boudoir không phải là một xu hướng mới mẻ nào đó mà người ta vừa sáng tạo ra. Thể loại này đã tồn tại được vài thế kỉ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nó có thể nằm dưới dạng tranh vẽ cổ điển. Mức độ phổ biến của nó tăng lên từ đầu những năm 1990 nhờ nhiếp ảnh gia Albert Arther Allen. Giờ đây nó được nhiếp ảnh gia này chia làm nhiều nhánh phụ mới thay vì chỉ giới hạn trong định nghĩa ban đầu.
Khi mới vào nghề, tôi từng ở trong một studio phòng ngủ nhỏ với chỉ một chút ánh sáng tự nhiên cho buổi chụp ảnh boudoir đầu tiên của mình. Khới nghiệp trong một vùng giới hạn khiêm tốn buộc tôi phải rất sáng tạo trong từng góc và dáng chụp.
Thách thức ở đây là tạo ra ảnh đủ phong phú trong một lần chụp để có thể bán cho khách hàng một chiếc album với nhiều sự lựa chọn. Sự sáng tạo nằm trong tủ phục trang, ánh sáng, dáng tạo và cảm xúc gói gọn trong từng bức ảnh boudoir.
Rất nhiều nhiếp ảnh gia gặp khó khăn ở những khía cảnh khác nhau của boudoir. Vài người chụp đèn strobe rất tốt nhưng thiếu kỹ năng tạo dáng cho cảm xúc và câu chuyện. Số khác giỏi tạo dáng thì ánh sáng lại bị phẳng hoặc cân bằng màu không đúng.
Boudoir không như hầu hết các thể loại khác, khi mà nó có thể giải tỏa nhiều khía cảnh tâm lý của khách hàng ngay cả khi họ chưa kịp nhận ra điều đó.
Biết cách kết nối với khách hàng của bạn về mọi mặt sẽ là chìa khóa tạo nên một cuốn album được yêu thích và một khoản doanh thu cho phép nhiếp ảnh gia tiếp tục công việc.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số tip để tạo nên sự kết nối hoàn hảo giữa bạn với khách hàng của bạn.
Ghi nhớ những tip chụp boudoir này sẽ giúp những bức ảnh của bạn từ tạm chấp nhận thăng tiến thành xuất sắc, cho phép bạn sáng tạo những bức ảnh kích thích đầu óc thu lời một cách đơn giản.
Sau đây là 6 tip giúp bạn chụp ảnh boudoir hiệu quả hơn trong năm 2020:
Nội dung
1. Kết nối với khách hàng
Kết nối với khách hàng và/hoặc người mẫu là một công việc quan trọng nhằm hoàn thiện trước buổi chụp ảnh của bạn. Điều này khá rõ ràng với hầu hết nhiếp ảnh gia chụp boudoir nhưng vẫn cần được nhắc đến để chắc rằng mọi người đều hiểu.
Kết nối khách hàng ở một mức độ sâu hơn sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn với bạn ở vào những tình huống chụp có độ nhạy cảm cao trong suốt buổi chụp.
Các khách hàng chụp boudoir sẽ đến với bạn tại nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ, vì nhiều lý do khác nhau và để đạt được những mục đích khác nhau xuyên suốt quá trình chụp.
Một vài người sẽ trẻ tuổi và phóng khoáng, muốn trải nghiệm gì đó mới mẻ. Vài người khác lớn tuổi hơn, đã có con, muốn lấy lại sự tự tin. (Rất nhiều) Số khác sẽ tìm đến bạn giữa quãng thời gian khó khăn của cuộc đời họ với mong muốn bước ra khỏi vùng an toàn của họ để được chữa lành.
Tôi có rất nhiều khách hàng vừa thoát khỏi những mối quan hệ bạo hành, một số người trải qua hành trình giảm cân dài, hay thâm chí những người chưa từng tìm thấy niềm yêu thích cơ thể của chính họ. Họ đều tìm đến để lấy lại quyền kiểm soát tâm trí họ khi thấy bản thân đứng trước máy ảnh.
Khi bạn kết nối với khách hàng của mình – dù bạn chưa từng tự mình trải qua những điều tương tự họ đang phải trải qua – điều này trấn an họ là bạn sẽ có thể an ủi họ trong suốt buổi chụp. Và hiểu biết này sẽ là chìa khóa để họ tin tưởng bạn.
Họ sẽ không chỉ là trút bỏ bớt trang phục, mà còn là trút bỏ những vấn đề về cảm xúc đã tạo nên rào cản cho họ mãi cho đến giờ phút này.
Đừng bất ngờ nếu ban đầu họ tỏ ra e dè. Nếu bạn ở đây vì họ và trấn an rằng nỗi sợ của họ là bình thường, thì họ sẽ sớm mở lòng với bạn.
Và một nhiếp ảnh gia boudoir lâu năm, tôi có thể cam đoan với bạn là những thể loại buổi chụp này không phải lúc nào cũng cho cảm giác mê đắm. Thường thì chúng sẽ thiên về kiểu chữa lành một phần của chủ thể về mặt cảm xúc.
99% khách hàng của tôi không chụp thể loại này cho một người đặc biệt nào đó. Họ đặt một buổi chụp cho chính bản thân họ, bất kể họ có tặng lại cuốn album hay không, thì cơ bản vẫn là họ muốn trải nghiệm mọi thứ cho chính họ.
2. Tạo dáng cho mọi người
Tạo dáng không chỉ dành cho sàn diễn thời trang hay là bề ngoài diễm lệ nào đó. Đôi khi những dáng đẹp nhất lại là những dáng tự nhiên và thoải mái nhất.
Tuy nhiên tạo dáng boudoir không giống những thể loại chụp khác, khi mà nhiếp ảnh gia cần phải đọc khách hàng của họ khác đi một chút theo mức độ thoải mái của họ. Dù việc của chúng ta là giúp động viên họ nhích khỏi vùng an toàn của họ, nó lại không đồng nghĩa với việc ta hủy hoại họ ngoài vùng này.
Điều này có liên quan với sự kết nối với khách hàng, do đó hãy luôn chú trọng khi tạo dáng cho chủ thể boudoir của bạn.
- Lấy cảm hứng từ đâu?
Mỗi nhiếp ảnh gia lấy cảm hứng từ những chỗ khác nhau.
Khi mới bắt đầu, tôi từng tìm xem những bức tranh cổ điển của các thế hệ trước. Cá nhân tôi yêu thích tác phẩm The Odalisque của Jean Auguste Dominique Ingres.
Dù chưa bao giờ hoàn toàn dựng lại một bức ảnh, tôi vẫn muốn sử dụng nó để làm nguồn cảm hứng tạo dáng. Trên đây ta có thể thấy dáng lưng cong với vẻ ngoái nhìn qua bờ vai nhẹ nhàng được lấy cảm hứng từ bản gốc nhìn không hoàn toàn theo phong cách giống hệt.
Nếu phong cách của bạn chuyển biến theo xu hướng nhiều hơn, ví dụ như đôi cánh, đèn neon hay cảnh tắm, hãy tìm xem những người nghệ sỹ mà bạn yêu thích. Có rất nhiều khách hàng với đa dạng sở thích, và như thế cũng sẽ có nhiếp ảnh gia cho tất cả mọi người.
- Những giới hạn của cơ thể
Mỗi cơ thể sẽ khác nhau. Không phải về kích thước, dáng vóc hay độ tuổi. Tất cả những điều đó đều chỉ là bổ sung cho cách thức bạn tạo dáng ho mỗi một khách hàng. Nếu khách chụp boudoir của bạn cao khoảng 1m55 hoặc 1m85, họ có thể tạo dáng gợi cảm thành công – thỉnh thoảng chênh lệch một chút.
Tuy nhiên những vấn đề về cơ thể là về di chuyển. Không phải ai cũng uyển chuyển hay mức độ uyển chuyển như nhau.
Có thể bạn sẽ có một khách hàng với sự linh hoạt cực kỳ hạn chế do điều kiện sức khỏe. Bạn sẽ cần di chuyển hơn cả tạo dáng cho một buổi chụp ảnh truyền thống và nảy ra những cách thức độc đáo để giúp khách hàng của bạn vào dáng mà không gây tổn thương cho cơ thể của cô ấy.
Ngược lại, nếu bạn có vị khách cực kỳ dẻo thì hãy thoải mái đề nghị người ta thả dáng.
Khách hàng cũng sẽ thích việc được phô diễn thành quả công sức của họ, như thế sẽ là đôi bên cùng có lợi.
- Tạo dáng khỏa thân
Không phải khách nào cũng muốn chụp ảnh khỏa thân trong buổi chụp boudoir. Một vài người sẽ thích vẻ nhìn, vài người lại không.
Nếu bạn tạo dáng để chụp khỏa thân, hãy gửi một bảng câu hỏi khảo sát trước buổi chụp. Vài người sẽ nói là họ thích thêm tùy chọn này; số khác sẽ muốn quyết định ngày chụp, chủ yếu vì họ chưa chắc về mức độ thoải mái của bản thân cho đến ngày hẹn chụp.
Hầu hết ảnh tôi chụp đều nghiêng về hướng tự nhiên. Khu vực chụp nằm ở góc với ánh sáng tự nhiên tràn ngập toàn bộ đoạn phía trước góc này, từ đó tôi tận dụng và tạo ra những gì tôi gọi là “vẻ nhìn của một buổi sáng chủ nhật thư thả”.
Đa số những bức ảnh này được lưu lại dưới dạng in-camera và không cần hậu kỳ đơn giản vì khách hàng thích một sự bổ sung tự nhiên trong tủ đồ nội y của họ.
Một số ngươi sẽ không phô trương cơ thể quá nhiều mà thích kiểu gợi mở. Đối với yêu cầu này, một tấm chăn ga màu trắng quấn quanh cơ thể sẽ phù hợp nhất.
Mỗi một bức ảnh được chụp kiểu này đều gây hài lòng hiệu quả. Boudoir không chỉ là về “sexy” khi mà từ này còn tùy thuộc vào mỗi đối tượng chụp. Có những khách hàng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi khỏa thân, trong khi những người khác sẽ cảm nhận điều tương tự khi mặc một chiếc áo choàng tắm dài chẳng hạn.
Nói đi phải nói lại, là một nhiếp ảnh gia boudoir, bạn không có tư cách phán xét hay nhìn nhận thế nào mới là quyến rũ và thế nào thì không. Công việc của bạn là tạo cho khách hàng cảm giác tự tin toàn diện khi họ rời khỏi buổi chụp hình của bạn.
3. Nên chụp gì?
Nắm được sản phẩm cuối cùng sẽ giúp bạn có được một buổi chụp hiệu quả hơn.
Khách hàng không phải lúc nào cũng biết rõ họ muốn sản phẩm cuối cùng trông ra sao, nhưng họ sẽ có ý thích một sự kết hợp. Đối với bạn là một nhiếp ảnh gia, việc nắm rõ sản phẩm cuối cùng trước khi chụp sẽ giúp củng cố yếu tố kinh doanh.
- Chụp thiết kế album
Chụp cho album hoặc ảnh nghệ thuật treo tường là mấu chốt bán hàng.
Có rất nhiều lần mà ngay từ đầu, tôi chụp với khách hàng đặt ngay chính giữa khung hình. Dù điều này rất tốt cho bức ảnh, tôi nhận thấy khi dàn trang trong album dễ khiến hình khách hàng bị nằm ngay giao của hai trang.
Dịch hình sang bên hoặc chèn thêm một ảnh khác để cân đối lại hình đầu tiên sẽ làm mất đi hiệu ứng tác động của bức ảnh so với khi dàn toàn bộ.
Bởi vậy, tôi luôn chụp hơi chếch về một bên, mường tượng bức ảnh với một đường viền gáy sẵn trên đó để hình dung sản phẩm cuối cùng.
- Chụp ảnh nghệ thuật treo tường
Nếu bạn nghiêng về ảnh nghệ thuật treo tường, hãy chụp vài tấm cho cả những người khiêm tốn.
Một số khách hàng chưa cảm thấy sẵn sàng để treo một bức ảnh nghệ thuật của chính họ lên tường nhà. Cho họ xem trước một bức ảnh demo sẽ giúp họ thêm tự tin hơn về quyết định của họ.
Tôi thường chụp lấy nét vào gương. Khách hàng sẽ thích treo những bức ảnh như vậy bởi chúng không cho cảm giác quá khiêu gợi mà nghiêng về nghệ thuật nhiều hơn.
4. Sẵn sàng di chuyển
Tạo dáng cho khách hàng xong không đồng nghĩa với mọi chuyển động đều bị dừng lại. Chọn những góc chụp khác nhau cho cùng một dáng giúp bạn có nhiều ảnh phong phú hơn.
Máy ảnh cũng không nên chỉ làm việc ở một chỗ. Nếu bạn đặt khách hàng nằm trên sàn studio và chụp one shot, hãy đảm bảo di chuyển xung quanh, cao hơn hoặc thấp hơn sàn và mẫu để bắt được nhiều vẻ nhìn hơn.
Tại mỗi dáng, tôi sẽ cố gắng chụp được 3 góc khác nhau. Điều này giúp khách hàng của bạn trông đa dạng và tiết kiệm sức cho họ thay vì di chuyển họ 3 lần xuyên suốt buổi chụp.
Khi chụp one shot, bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên rồi tác nghiệp xung quanh khách cho góc chụp tối hơn, nhiều tâm trạng hơn.
Một cách khác để thay đổi trong cùng một dáng là để khách tự chuyển động tại chỗ.
Việc nằm xuống sàn khiến chân và bụng cố định, nên khách có thể di chuyển tay xuống ngực và đường cong cơ thể nếu chụp bố cục ảnh cho album (hình minh họa trên). Điều này sẽ giúp tạo ra một câu chuyện thay vì chỉ là một bức ảnh tĩnh.
5. Chụp chi tiết
Những bức ảnh chụp chi tiết chứa đựng nhiều điều. Đó có thể là về các chi tiết trong setup của bạn, hoặc cũng có thể là các chi tiết của khách hàng.
Nếu bạn dựng setup, bạn cần chụp trước vài bức ảnh. Một bức ảnh đơn giản chụp setup đơn giản sẽ góp phần làm cuốn album trông tự nhiên hơn.
Ảnh chụp chi tiết khách hàng sẽ phù hợp với một bức ảnh đứng riêng lẻ hoặc bổ trợ cho một ảnh khác trong album. Trong khi đó chụp tủ quần áo sẽ thể hiện sự chuẩn bị của khách hàng cho buổi chụp.
Các chi tiết chụp có thể gồm nhẫn cưới, các phần của tủ quần áo, giày dép, lông mi và đôi môi, hay cận cảnh đường nét cơ thể đối với những ảnh mang tính riêng tư hơn.
Bonus tip
Nhiếp ảnh boudoir có thể được nhìn nhận bằng nhiều cách. Một số nhiếp ảnh gia thích chia thành các thuật ngữ như boudoir (riêng tư), erotica (gợi tình) hoặc bondage (một dạng hành động BDSM). Số khác lại thích gom tất cả lại dưới cùng một cái tên boudoir.
Bất kể bạn thích kiểu nào, tất cả đều có phương thức thể hiện ra trong studio. Trong khi định nghĩa của boudoir vẫn luôn quanh quẩn trong phòng ngủ (từ ‘boudoir’ được định nghĩa trong tiếng Anh là “một căn phòng ngủ hoặc phòng riêng tư của phụ nữ”), thì các thuật ngữ khác lại hoạt động ở nhiều nơi hơn, kể cả ngoài trời.
Bạn có thể đồng tình hoặc không, nhưng rất nhiều khách hàng lại cảm thấy thân thuộc như ở nhà khi chụp ngoài trời. Có lẽ không chuẩn “boudoir” cho lắm, nhưng bạn có thể bổ sung điều này vào phần chụp của khách hàng nếu bạn cũng thấy thích ý tưởng này.
Việc sống bên bờ hồ riêng rất hữu ích khi tôi chụp hình bởi tôi có thể đưa khách hàng của mình tới chụp lấy một cảnh khác biệt cho cuốn album của họ.
Nếu bạn có kỹ năng chụp dưới nước, nó sẽ là một yếu tố hoàn toàn khác biệt góp phần vào công việc chụp boudoir của bạn. Phải chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn các phương thức bảo đảm an toàn khi bạn quyết định chụp dưới nước. Đây là một cách chụp ấn tượng mang lại cả chuyển động và yếu tố hư không huyền ảo cho ảnh boudoir của bạn. Rất nhiều khách hàng rất tự nhiên khi dưới nước, tuy nhiên quan trọng cũng phải cẩn thận với loại trang phục sử dụng cho kiểu chụp này.
Vướng rối hay các yếu tố an toàn khác thỉnh thoảng có thể xảy ra khi chụp khỏa thân hoàn toàn, cân nhắc chuẩn bị trước cho các vấn đề này nếu bạn không phải nhiếp ảnh gia chụp dưới nước chuyên nghiệp.
Lời kết
Bất kể là bạn chỉ mới bắt đầu hay đã là một tay chụp chuyên nghiệp, nhiếp ảnh boudoir là một trong những thể loại nhiếp ảnh đáng theo đuổi nhất.
Bạn sẽ động viên khách hàng để họ cảm thấy yêu quý cơ thể họ, bạn sẽ mang lại sự tự tin mà họ sắp sửa đánh mất, và bạn cũng sẽ gặp gỡ nhiều người hơn với những câu chuyện tuyệt vời vốn không thể được chia sẻ nếu đặt trong một bối cảnh kém thân mật hơn.
Hãy nghĩ đến sự đầu tư cảm xúc của khách hàng sẽ giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia boudoir xuất sắc hơn, đưa bạn lên một cấp độ tin tưởng cao hơn mang đến cho khách chụp không chỉ cảm giác thoải mái mà còn phấn khích để giới thiệu lại với bạn bè của họ.
Jennifer Tallerico là nhiếp ảnh gia nữ nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh boudoir quốc tế và khu vực nhờ phương thức tiếp cận độc đáo của cô khi chụp ảnh nghệ thuật.
Nguồn: Shotkit