Home > Thủ Thuật > 11 thủ thuật chụp ảnh cityscape cho người mới bắt đầu
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

11 thủ thuật chụp ảnh cityscape cho người mới bắt đầu

NIKON D810 @ 14mm, ISO 64, 1/160, f/8.0

11 thủ thuật chụp ảnh cityscape cho người mới bắt đầu

Tác giả: Matt Nielsen

Cityscape photography hay chụp ảnh cảnh quan thành phố là một trong những thể loại nhiếp ảnh dễ tiếp cận nhất. Các hình dạng và chi tiết phức tạp được nhìn thấy trên đường chân trời của thành phố rất hấp dẫn đối với con người, vì bộ não của chúng ta nhận biết và suy nghĩ về các hình mẫu. Tuy nhiên, việc tạo ra một bức ảnh cityscape ấn tượng có thể là một thách thức. Dưới đây là 11 mẹo giúp bạn bắt đầu chụp ảnh cảnh quan thành phố hoặc cải thiện các kỹ năng hiện có.

Giữ các đường nét thẳng

Các đường nét kiến trúc bị lệch là một trong những lỗi phổ biến nhất của các nhiếp ảnh gia cityscape. Đường xấu có hai dạng: đường chân trời nghiêng và keystoning (hiện tượng biến dạng thấy rõ của hình ảnh khi chiếu nó lên một bề mặt góc cạnh). Đường chân trời bị nghiêng là do cân bằng máy ảnh theo chiều ngang kém và có thể dễ dàng khắc phục trong quá trình hậu kỳ mà chất lượng hình ảnh ít bị giảm sút. Keystoning là kết quả của việc nhìn lên hoặc nhìn xuống đối tượng, đặc biệt là với ống kính góc rộng. Keystoning có thể sửa trong hậu kỳ, nhưng chất lượng hình ảnh có thể giảm đáng kể. Giải pháp tốt nhất là sử dụng ống kính tilt-shift hoặc tìm một điểm thuận lợi cho phép bạn giữ máy ảnh ngang tầm mắt với đối tượng.

city_tips_1-960x540
NIKON D810 @ 28mm, ISO 64, 1/60, f/5.6

Sử dụng ống kính góc rộng

Khi nghĩ về cảnh quan thành phố, mọi người thường nghĩ về ống kính góc rộng. Một ống kính góc rộng cho phép nhiếp ảnh gia đưa nhiều đối tượng vào khung hình hơn, và như tác dụng phụ, tạo cảm giác có chiều sâu trong cảnh. Trong môi trường đô thị, các cấu trúc thường lớn còn không gian thì nhỏ. Đôi khi, cách duy nhất để chụp ảnh là sử dụng ống kính góc rộng. Ngoài trường hợp sử dụng đơn giản, ống kính ngắn còn có thêm lợi thế về hiệu ứng gần – xa. Hình ảnh với một chủ đề duy nhất có thể gây nhàm chán. Đặt một đối tượng ở tiền cảnh và một đối tượng khác ở hậu cảnh cũng là kỹ thuật hiệu quả để làm cho ảnh cityscape thú vị hơn.

NIKON D810 @ 14mm, ISO 64, 1/160, f/8.0
NIKON D810 @ 14mm, ISO 64, 1/160, f/8.0

Sử dụng ống kính telephoto

Ống kính tele là một trong những công cụ hiệu quả nhất để tạo ra những bức ảnh cảnh thành phố tuyệt đẹp. Trong khi ống kính góc rộng tăng chiều sâu thì ống kính tele lại loại bỏ chiều sâu trong ảnh. Sử dụng một ống kính chụp xa là cách hiệu quả để nén các đối tượng lại thành một hình ảnh gắn kết. Bức ảnh Cầu Cổng Vàng lấp đầy San Francisco này là một ví dụ về nén đối tượng bằng cách sử dụng ống kính tele. Ngoài ra, ống kính tele còn cho phép nhiếp ảnh gia chụp cảnh từ khoảng cách xa, rất hữu ích để chụp đường chân trời từ công viên và ngọn đồi tuyệt đẹp.

NIKON D810 @ 420mm, ISO 64, 1/100, f/8.0
NIKON D810 @ 420mm, ISO 64, 1/100, f/8.0

Chụp trong giờ xanh

Giờ xanh là khoảng thời gian giữa hoàng hôn và bóng tối hoàn toàn, kéo dài khoảng 45 phút. Trong thời gian này, ánh sáng thay đổi nhanh chóng từ ánh sáng ban ngày sang đêm, rất phù hợp để chụp ánh đèn thành phố lấp lánh. Vào ban ngày, đèn tòa nhà quá mờ so với mặt trời để thấy được. Còn trong đêm, thứ duy nhất có thể nhìn thấy là ánh sáng nhân tạo. Giờ xanh đem lại sự thỏa hiệp cho phép nhiếp ảnh gia vừa chụp được ánh sáng rực rỡ của ánh sáng nhân tạo, vừa có đủ ánh sáng tự nhiên để thấy được cảnh thành phố.

NIKON D810 @ 14mm, ISO 64, 20/1, f/8.0
NIKON D810 @ 14mm, ISO 64, 20/1, f/8.0

Sử dụng các đường dẫn

Khái niệm về các đường dẫn không dành riêng cho chụp ảnh cảnh quan thành phố, nhưng nó là một công cụ mạnh mẽ cần thiết áp dụng. Mắt người có xu hướng không tập trung vào một đối tượng quá lâu, mà di chuyển xung quanh hình ảnh để tìm kiếm thông tin mới. Tuy nhiên, khi có các đường hướng về đối tượng, mắt sẽ nhìn theo. Giữ sự chú ý của khán giả vào chủ thể sẽ tạo ra bức ảnh mạnh mẽ hơn. Đèn xe là loại đường dẫn phổ biến nhất.

NIKON D750 @ 70mm, ISO 100, 20/1, f/9.0
NIKON D750 @ 70mm, ISO 100, 20/1, f/9.0

Loại bỏ các yếu tố gây nhiễu

Các thành phố thường dày đặc và hỗn loạn, khiến bạn khó chụp rõ đối tượng của mình. Bằng nhiều cách, bạn có thể học cách loại bỏ hiệu quả những yếu tố gây xao nhãng khỏi bức ảnh, gây ấn tượng của một nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm. Đây là lời khuyên để giúp bạn:

  1. Tìm một cây cầu, cầu thang hoặc vị trí trên cao.
  2. Sử dụng ống kính tele để cô lập đối tượng của bạn.
  3. Phơi sáng lâu để làm mờ các đối tượng chuyển động.
  4. Cắt bỏ những chi tiết không cần thiết.
  5. Cảnh giác với khả năng hình thành những đám mây khó chịu.
NIKON D810 @ 28mm, ISO 64, 1/60, f/5.6
NIKON D810 @ 28mm, ISO 64, 1/60, f/5.6

Chụp ngược hướng mặt trời

Khi xử lý các hình dạng hình học, chẳng hạn như các tòa nhà, điều quan trọng là phải xem xét hướng của mặt trời. Mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây. Góc của nó sẽ thay đổi trong ngày và trong suốt cả năm. Chụp vào mặt trời sẽ khiến các tòa nhà bị tối đi và không còn gì đặc biệt. Hãy tránh sự cố này bằng mọi giá.

NIKON D750 @ 200mm, ISO 100, 1/100, f/8.0
NIKON D750 @ 200mm, ISO 100, 1/100, f/8.0

Chụp từ vị trí cao

Hầu hết mọi người đã quen với việc nhìn thế giới của họ từ tầm nhìn đường phố. Khi nhìn ở một góc mới, cao hơn, mọi thứ sẽ có cảm giác thú vị hơn. Một số tòa nhà chọc trời nổi tiếng có đài quan sát cho phép khách du lịch trả tiền để tham quan. Nếu bạn đi chọn cách này, bạn nên lập kế hoạch chụp để giảm thiểu đám đông và tối ưu ánh sáng tốt. Một lựa chọn khác là tìm và chụp từ những ngọn đồi hoặc cảnh quan thiên nhiên khác gần thành phố.

NIKON D810 @ 18mm, ISO 64, 1/100, f/8.0
NIKON D810 @ 18mm, ISO 64, 1/100, f/8.0

Chụp lấy nước

Nước là nguồn sống của nền văn minh nhân loại và nhiều thành phố được xây dựng xung quanh các vùng nước. Một số lợi ích của việc kết hợp nước vào ảnh cityscape có thể kể đến:

  1. Cảm giác chuyển động, tâm trạng năng động.
  2. Hình phản chiếu.
  3. Hiệu ứng phơi sáng dài.
  4. Giảm nhiễu tiền cảnh.
NIKON D810 @ 20mm, ISO 64, 30/1, f/10.0
NIKON D810 @ 20mm, ISO 64, 30/1, f/10.0

Lập kế hoạch chụp

Các nhiếp ảnh gia thường có xu hướng cầu toàn và ảnh hoàn hảo hiếm khi xảy ra một cách tình cờ. Giả sử bạn có một chủ đề trong tâm trí, làm thế nào để bạn tạo ra bức ảnh tốt nhất có thể để đại diện cho chủ đề đó? Bạn có thể ra ngoài hàng ngày và chụp ảnh cho đến khi có được bức ảnh ưng ý, hoặc bạn có thể lên kế hoạch về địa điểm, thời gian, thiết bị máy ảnh và thời tiết phù hợp để có được bức ảnh mong muốn. Trừ khi bạn có sự kiên nhẫn vô hạn, thì lập kế hoạch là lựa chọn tốt nhất của bạn.

NIKON D750 @ 60mm, ISO 100, 30/1, f/8.0
NIKON D750 @ 60mm, ISO 100, 30/1, f/8.0

Sử dụng kính lọc phân cực

Một trong những cách dễ nhất để cải thiện đáng kể chất lượng ảnh cityscape ban ngày là sử dụng kính lọc phân cực tròn. Đặt một kính lọc phân cực vào ống kính cũng giống như đeo một cặp kính râm phân cực lên mắt bạn, kính phân cực ngăn các sóng ánh sáng ngẫu nhiên đi qua, tạo ra hình ảnh rõ nét hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi chụp ảnh ở khoảng cách xa hoặc ở những địa điểm có độ ẩm cao, mờ sương.

NIKON D810 @ 250mm, ISO 64, 1/50, f/8.0
Nikon D810 @ 250mm, ISO 64, 1/50, f/8.0

Kết

Cityscape photography đưa ra một loạt thách thức độc đáo cho nhiếp ảnh gia đô thị. Bài viết này đã chia sẻ các kỹ thuật thường được sử dụng để tạo ra những bức ảnh cityscape thành công, tuy không đầy đủ nhưng nó bao gồm phần lớn các tình huống mà các nhiếp ảnh gia chụp cảnh thành phố thường gặp phải, với các giải pháp dễ thực hiện. Chúc bạn thực hành hiệu quả và nhanh chóng có được những bức ảnh cityscape thành công cho riêng mình!

Theo Matt Nielsen @ Photography Life