Nếu bạn sử dụng những góc nhìn và lens khác nhau có thể thay đổi 1 cách rõ ràng tấm ảnh của bạn. Nhưng với bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách chụp 1 chủ thể với 6 cách chụp khác nhau, mang lại 6 hiệu ứng khác nhau và chia sẽ những tips hay trong quá trình chụp.
Canh góc máy là một việc không chỉ đơn thuần áp dụng những luật nhiếp ảnh ví dụ như: luật đường dẫn, luật 1/3, tiền cảnh hấp dẫn . . . Chỉ cần đơn giản đổi vị trí của bạn hay thử nghiệm, nhiều lens với nhiều tiêu cự khác nhau cũng là hai cách hay để có những thứ mới mẻ và cho ra những tấm ảnh thú vị.
Chúng ta thường có thói quen sử dụng những góc chụp tương tự nhau, như vậy sẽ cho ra những tấm ảnh rất đơn điệu, đây là một bài tập để bạn có thể bỏ được thói quen đó và có nhiều tấm ảnh đẹp hơn.
Tìm một chủ thể đơn giản, bất động như là 1 tòa nhà chẳng hạn, chụp nó ngay từ góc nhìn đầu tiên của bạn, sau đó, tìm thêm 6 góc nhìn khác và tiếp tục chụp.
Làm thế nào để làm được điều đó ? Hãy đi khám phá khu vực đi, luôn sẵn sàng tư thế khi thời điểm đến. Nếu bạn vật lộn mãi mà không thể kiếm được góc chụp nào mới mẻ, hãy gắng vào một ống lens khác và thử lại. Ví dụ như bạn có thói quen chụp với 1 ống góc rộng, hãy thử gắng vào 1 ống tele xem nào ( nếu không có tele thì hãy thử 1 ống zoom với tiêu cự xa nhất mà bạn có), tìm một góc nào đó thích hợp cho tiêu cự đó.
Hãy nhớ là, điều kiện ánh sáng cũng có thể làm thay đổi tấm ảnh của bạn, thử chờ mặt trời lặn xem ( hay dậy sớm và chụp lúc mặt trời mọc), bạn sẽ nhận ra 1 điều là hướng sáng và màu sắc của ánh sáng cũng là 1 nguồn cảm hứng cho bạn thay đổi tấm ảnh của mình ( 1 góc máy, nhiều thời điểm khác nhau trong ngày)
Nội dung
Kiểu thứ nhất: Tiếp cận mục tiêu theo cách cổ điển
Đầu tiên hãy chụp với khoảng tiêu cự rộng nhất của 1 ống zoom bình thường, từ 1 khoảng cách mà có thể thoải mái chụp chủ thể mà không phải nghiêng máy, thành quả sẽ cho ta một tấm khá tốt. Hãy tuân theo các luật cơ bản như 1/3, và có tiền cảnh đẹp.
Kiểu thứ 2: áp sát mục tiêu
Một cách chụp có thể gây ấn tượng manh đó là tiếp cận bằng 1 ống góc rộng. Góc chụp gần như vậy sẽ cho ta khả năng phóng đại hóa luật phối cảnh giữa vật thể gần và xa. Nghiêng máy là một cách để cho ra những tấm ảnh lạ bất ngờ.
Kiểu 3: DOF nông
Tìm một vật thể nào đó, cách xa chủ thể chính của bạn. Sử dụng khẩu độ lớn nhất của lens và tiêu cự dài nhất mà có thể tóm gọn được cả tiền cảnh và hậu cảnh. Sau đó cẩn thận lấy nét vào vùng tiền cảnh để có được vùng hậu cảnh mờ đi.
Kiểu thứ 4: Quang cảnh xung quanh
Không phải lúc nào bạn cũng phải để chủ thể của mình “ngập” trong tấm ảnh. Hãy thử chụp một phô từ xa quang cảnh xung quang đó rồi đưa chủ thể của bạn vào bối cảnh đó.
Trong tấm ảnh ví dụ, ta có thể thấy được chủ thể nằm trên một vách đá nhìn xuống thung lũng ở dưới và trông ra biển.
Kiểu 5: “nén cảnh”
Phối cảnh trong tấm ảnh của bạn tùy thuộc vào góc nhìn của bạn. chụp một vật thể từ một góc xa có thẻ làm cho vật thể trông như gần với background hơn, hiệu quả cực kì trong việc gom bối cảnh lại. Bởi thế, để có thể làm cho chủ thể chiếm trọn bức ảnh bạn phải sử dụng một ống tele.
Tips
Nếu như, bạn không có ống tele nhưng vẫn muốn chụp một tấm ảnh thể loại này thì cứ chụp chủ thể với tiêu cự xa nhất mà bạn có. Sau đó bạn có thể crop tấm ảnh lại để có hiệu ứng như sử dụng một ống tiêu cự dài, nhưng bạn phải đánh đổi độ nét của tấm ảnh. Bởi vì hiệu ứng này phụ thuộc và khoảng cách của góc máy và ống lens chỉ phóng to chủ thể để bạn có thể tóm gọn trong khung hình.
Kiểu 6: Xa hơn nữa
Bạn có thể sử dụng 1 ống góc rộng khi ra xa hơn nữa để có một tấm ảnh chụp toàn thể khu vực. tấm ảnh trên được chụp khi mặt trời lặn – và như đã nói, thay đổi điều kiện ánh sáng cũng là một cách để thay đổi diện mạo của bức ảnh của bạn.