Home > Tin Tức > Đánh giá Canon 5DSR chụp phong cảnh
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Đánh giá Canon 5DSR chụp phong cảnh

5dsr

Đây là bài đánh giá chuyên sâu của nhiếp ảnh gia Alex Nail về máy ảnh Canon 5DSR khi chụp ảnh phong cảnh, tập trung chủ yếu vào chất lượng hình ảnh. Bên cạnh nhân vật chính là Canon 5DSR, Alex cũng thực hiện một số so sánh với Canon 6D. Theo Alex, chất lượng hình ảnh của 6D tốt ngang ngửa hoặc có thể là hơi nhỉnh hơn một chút so với 5D Mark III, do đó các so sánh sẽ mang tính tương tự.

Độ phân giải của Canon 5DSR tốt hơn đến mức nào so với 5D Mark III hay 6D? Và độ phân giải này có là quá sức đối với các ống kính Canon?

Từ 20MP lên đến 50MP là một bước nhảy đáng chú ý và sự khác nhau ở năng lực xử lý là rất lớn. Xét về độ phân giải thì không có máy ảnh full frame nào của Canon có thể đọ lại người anh em EOS 5DS.  Để in ảnh lớn thì đây là một sự khám phá, nhưng nếu bạn chỉ như Alex, chỉ muốn chụp ảnh càng rõ chi tiết càng tốt, thì Canon chắc chắn là kẻ dẫn đầu. Dưới đây là 3 ảnh mẫu làm ví dụ với ống kính sử dụng lần lượt là 16-35 f4L IS, 50mm 1.8 STM và 70-200 f4L IS.

5dsr-resolution2
Năng lực xử lý của Canon 5DSR thật đáng ngạc nhiên. Khi làm sắc nét ảnh (sharpening), kết quả thậm chí còn ấn tượng hơn nữa.
5dsr-resolution3
Ống kính 50mm STM tương đối rẻ tiền vẫn thể hiện được ưu điểm lớn nhất về độ phân giải của Canon 5DSR.
5dsr-vs-6d
Một bức ảnh tương tự với ống 70-200 f4L IS ở 200mm cho thấy với khả năng quang học xuất sắc, 5DSR đang thống trị một đẳng cấp riêng.

Sẽ thế nào nếu ta giảm kích thước file của 5DSR? Liệu có còn ưu điểm nào nữa không?

Đây cũng là câu hỏi từng khiến Alex trăn trở. Alex cho biết, bản thân anh không tán thành việc giảm kích thước file của 5DSR. Nếu đã giảm kích thước ảnh thì mua máy ảnh làm gì? Tuy nhiên, việc giảm kích thước này đồng thời cho thấy một điểm khác biệt mà bạn có thể sẽ trông đợi trong những bản in kích thước nhỏ trong tầm 46-61 cm. Điểm khác biệt này rất dễ thấy. Với minh họa bên dưới, Alex có lưu ý là anh đã làm sắc nét cả ảnh crop đến mức tốt nhất, bởi độ sắc nét khác nhau có thể dẫn đến những tranh cãi về việc so sánh không công bằng.

5dsr-downsized
Khi 5DSR được giảm kích thước và làm sắc nét, nó cho kết quả gần như hoàn hảo. Tuy nhiên khoảng cách giờ đây đã bị thu hẹp.

Khẩu độ giới hạn nhiễu xạ trên 5DSR là bao nhiêu?

Alex đã thực hiện một số bài kiểm tra khẩu độ để xác định được đâu là khẩu ‘sắc nét nhất’ và liệu khẩu nhỏ hơn có hợp lý để làm tăng độ sâu trường ảnh hay không. Dĩ nhiên là, kết luận là chủ quan, nhưng cá nhân Alex thu được các kết quả như sau:

– f/8 không có nhiễu xạ rõ – đây sẽ là khẩu độ Alex chọn khi không cần độ sâu trường ảnh lớn.

– f/9.5  có hơi không rõ nét (soft ảnh) một chút – hầu như không thấy rõ sự khác biệt.

– f/11 vẫn bị soft ảnh nhẹ, độ khác tăng lên một chút – đây sẽ là khẩu độ Alex chọn khi cần độ sâu trường ảnh lớn.

– f/13 soft ảnh thấy rõ hơn f11, dễ dàng phân biệt hơn so với f8.

– f/16 mờ ảnh 100% – Alex chỉ dùng khẩu này nếu anh phải sử dụng tốc độ màn trập dài.

diffraction-limit
5DSR thể hiện tốt nhất ở f8, và chỉ đến f11 mới mất đi độ sắc nét do nhiễu ảnh rõ.

Mật độ điểm ảnh phụ trên 5DSR đóng vai trò như hệ số phóng đại phải không?

Một trong những vấn đề tiến thoái lưỡng nan khi Alex lên đồ đó là anh không biết nên mang theo ống kính nào. Alex cũng có xu hướng giảm bớt trọng lượng như bao nhiếp ảnh gia khác, và ống kính thì thực sự rất nặng. Lựa chọn thường trực của anh là Canon 16-35 f4L IS, 70-200 f4L IS và 50mm 1.8 STM. Thỉnh thoảng Alex mong muốn sử dụng tiêu cự dài hơn hoặc một ống 24-70 để lấp đầy khoảng cách giữa hai ống kính zoom của anh.

Máy ảnh 5DSR cho phép crop nặng và bạn có thể crop nén để mở rộng chiều dài tiêu cự hiệu quả. Như vậy, crop 20MP một ảnh chụp ở tiêu cự 200mm nên cho ra ảnh tương tự ảnh chụp trên 6D/5D Mark III ở tiêu cự 320mm (ước chừng). Bên dưới là so sánh. Bạn có thể thấy là nếu chỉ cần ảnh 20MP, mật độ điểm ảnh phụ của 5DSR sẽ cho bạn phạm vi tốt hơn.

effective-zoom
5DSR phần nào rõ chi tiết hơn trong ảnh này, mặc dù có độ sâu trường ảnh lớn hơn nhiều.

Giới hạn đến f8 thì thế nào? f8 có ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh? Nếu tiền cảnh nằm gần thì sao?

Thêm độ phân giải luôn luôn là chuyện tốt. 50MP so với 20MP chỉ có thể khiến ảnh của bạn thêm rõ nét chứ không mất mát gì cả. Quan trọng là, bạn có thể chụp ở cùng một khẩu độ như trước đó mà vẫn thu được độ phân giải lớn, chỉ không phải là chỉ số tối đa mà thôi. Alex chia sẻ anh sẽ không chụp ở f16 hoặc nhỏ hơn, bởi đó thực sự là đang làm thui chột khả năng xử lý của máy ánh.

Đây là so sánh của Alex giữa 5DSR với 50mm ở f13 và 6D với 50mm ở f8. Bạn có thể thấy là chất lượng của 5DSR dẫn trước một khoảng khá xa.

f13-still-better-resolution
Tại f13, 5DSR vẫn đạt được độ phân giải tuyệt vời hơn rất nhiều so với 6D hay 5D Mark III.

Dải tần nhạy sáng (dynamic range) đã được cải thiện chưa và nó có quan trọng không?

Khi Nikon ra mắt D800, người dùng máy ảnh quay ra chỉ trích Canon không học hỏi được gì từ những chiếc cảm biến của Sony, cụ thể là về dynamic range. Người ta rỉ tai nhau ‘Cảm biến của Canon tệ lắm’ và gây ra một cuộc tranh cãi nội bộ. Quan trọng là phải nhớ rằng dynamic range tốt không thôi là chưa đủ. Đối với nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh, sự khác nhau ở mức độ điểm ảnh ở ISO thấp giữa cảm biến Sony và cảm biến Canon là có thể thấy rõ, mà không cần chỉnh thêm tối (shadow) hay sáng (highlight). Tóm lại, điều này đồng nghĩa với một cảnh có độ tương phản cao chụp trực tiếp. Ví dụ như ảnh mặt trời lặn gồm cả mặt trời sẽ tận dụng được rất nhiều từ  dynamic range tăng để tránh việc cần giá chống. Alex chia sẻ anh chụp loại cảnh này rất nhiều, và thật sự là chưa bao giờ anh nghĩ mình cần gì thêm dynamic range. Bên cạnh đó, theo quan sát của Alex, người dùng Nikon D800/D810 thường luôn phải kê máy khi chụp các cảnh này.

Canon có vẻ như không có cải thiện thực tế nào trên các thế hệ máy tiền nhiệm.

5dsr-dynamic-range
Đây là bản chỉnh sửa hết mức từ ảnh phơi sáng đơn. Các vùng đổ bóng được đẩy lên 3.7 stop kèm thêm rất nhiều hiệu ứng tương phản (nhiễu ảnh cường điệu). Một lượng giảm nhiễu nhỏ được áp dụng xen kẽ.

Nhiễu ảnh (noise) ở ISO thấp và ISO cao là gì?

Rất khó để đánh giá thực tế nhiễu ảnh mà không kèm theo phân tích phức tạp, nhưng tưởng tượng là nhiễu ảnh sẽ xuất hiện như 5DS cho nhiều nhiễu hơn một chút trên một mức điểm ảnh nhất định, hơn so với 6D. Khi 6D tăng kích thước hay 5D giảm kích thước, bạn sẽ thấy có sự tương đương, nhưng 5DS giữ lại nhiều chi tiết hơn. Alex cho biết anh thích nhìn thấy hiệu suất nhiễu ở ISO3200 và đề xuất thiết lập này đối với chụp thiên văn.

5ds-noise
Nhìn chung, 5DS và 5DSR có vẻ có hiệu suất nhiễu ảnh giống với thế hệ máy trước, nhưng có độ chi tiết nhiều hơn.

Rung động có khiến độ phân giải trở thành vô ích? Chụp cầm máy thì thế nào?

Câu trả lời là không. Trên thực tế bạn có thể cầm 5DSR chụp rất hiệu quả và vẫn đạt được trọn vẹn những gì 50MP có. Lý do rất đơn giản: điểm ảnh nhỏ hơn 1.6 lần so với các máy ảnh đời trước của Canon. Nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn 1.6x so với giới hạn chụp cầm máy trước đó của mình, thì bạn sẽ thu được độ sắc nét tương đương trên một mức điểm ảnh. Nếu bạn chụp trên chân máy trong trời gió thì các rung động nên ít hơn 1.6x, hay nói cách khác là bạn cần sử dụng chiều dài tiêu cự rộng hơn 1.6 lần. Bởi vậy việc giải quyết mọi điểm ảnh sẽ khó khăn hơn, nhưng hầu hết các kỹ thuật sẽ đảm bảo chất lượng hình ảnh xuất sắc nhất có thể.

handheld-5dsr
Alex chia sẻ anh phải chụp cầm máy ảnh này vì cả 2 chiếc chân máy của anh đều đang phải dùng chụp Time lapse. Các thiết lập đều mang tính áng chừng, 1/20th với IS bật.

Hiệu ứng Moire/ALIASING?

Alex thử cố tình tạo hiệu ứng moire khi chụp bộ suit của anh từ nhiều khoảng cách khác nhau. Chỉ có duy nhất một ảnh là gặp lỗi moire nặng, tuy nhiên đây âu cũng là lỗi thường gặp khi chụp thời trang nói chung. Chứ chụp kiến trúc thì, theo Alex, có cố gắng cách mấy cũng không gặp moire được.

051a0642-edit
Moire trên 5DSR

Hậu kỳ có ‘hành’ máy tính quá không?

Câu trả lời chắc chắn là có rồi. Alex chia sẻ máy tính của ảnh đã phải được chế tạo để xử lý một lượng lớn dữ liệu, càng nhiều càng tốt, và chỉ nội các linh kiện bên trong cũng đã tốn của anh ngót nghét £1000 (gần 30 triệu VNĐ) chỉ trong vòng 4 tháng. Alex sử dụng i7-4790K @ 4.0GHz với RAM tốc độ cao 32GB và 3 ổ SSD Samsung Pro. Các ổ cứng và scratch disk cài Photoshop và Lightroom (và cả After Effects) chạy mượt hết sức có thể. Tuy nhiên đôi khi Alex thấy các file 5DSR vẫn bị xử lý chậm, nhất là khi dùng chức năng Merge to HDR hoặc Merge to Panorama của Lightroom.  Về cơ bản, mọi thứ bị chậm hơn phân nửa so với cùng một tốc độ khi Alex dùng với 6D và 5DIII. Chí ít thì slider của Lightroom vẫn chạy mượt.

img_3502-edit

Công thái học và khả năng sử dụng thì sao?

Canon vẫn luôn là người dẫn đầu về menu, bố trí nút bấm, tính công thái học, tốc độ và khả năng sử dụng. 5DSR kết hợp mọi tính năng tuyệt vời nhất của cả dòng máy với một menu cho phép tùy chỉnh và dễ sử dụng. Máy còn có 3 chế độ thiết lập trên đĩa chỉ số (C1,C2,C3) rất hữu ích. 5DSR phản xạ nhanh và nhìn chung cho trải nghiệm khá là thú vị khi sử dụng.

5dsr
Canon 5DSR sở hữu thiết kế tuyệt vời.

Kết

Có vẻ như Canon đã sản xuất ra một chiếc máy ảnh nổi bật cho chụp phong cảnh có khả năng giải quyết mọi vấn đề của các máy ảnh khác trên thị trường. Trong khi nhiều người dùng phải chấp nhận các thiếu hụt về dynamic range so với cảm biến máy ảnh Sony, thì độ phân giải sẽ là một điểm bù đắp xuất sắc không phải bàn cãi. Canon 5DSR đã thiết lập nên một chuẩn mực mới đối với nhiếp ảnh phong cảnh, đặc biệt vời các cảnh có độ tương phản rất cao. Công thái học và khả năng sử dụng tạo được độ hài lòng. Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh và những người dùng yêu mến sản phẩm của Canon, Canon 5DSR sẽ là một lựa chọn không tồi.

 

(Theo alexnail)