Trang bị dòng AMD Ryzen 4000 mới, Surface Laptop 4 15-inch cuối cùng đã đạt được tiềm năng hiệu suất của nó, tuy nhiên vẫn có một số điểm khiến nó chưa thực sự hoàn hảo.
Tác giả & hình ảnh: Daniel Rubino @ Windows Central
Thế hệ Surface Laptop ra mắt lần đầu vào năm 2017 từng được xem là một trong những chiếc Surface Laptop xuất sắc nhất. Nhiều năm sau đó, Microsoft đã thay đổi, rất nhiều nhưng bất ngờ là Surface Laptop thì không (ngoài việc bổ sung dòng 15-inch bên cạnh dòng 13.5-inch ban đầu).
Tuy nhiên Surface là về các chi tiết, và dòng Surface Laptop 4 Ryzen 4000 mới mang đến sự chuyển mình đáng chú ý nhờ vào các bộ 8 nhân. Surface Laptop 4 được cải tiến đáng kể, đặc biệt đối với dòng 15-inch; nhưng như mọi khi, vẫn còn nhiều vùng tiềm năng mà Microsoft chưa thể cải thiện cũng như một số đặc tính hạn chế của con chip AMD này.
Nội dung
Giá bán
Surface Laptop 4 nay có giá khởi điểm là $999 đối với dòng 13.5-inch và $1,399 đối với dòng 15-inch, nhưng năm nay giá trị hơn. So với năm ngoái, cấu hình cơ bản $999 có dung lượng gấp đôi, từ 128GB tăng lên 256GB, RAM 8GB và chip Ryzen 5 (thay vì Intel Core i5). Hãng đã bỏ cấu hình $1,199 15-inch với Ryzen 5, thay vào đó là cấu hình $1,299 nhưng chip Ryzen 7 và dung lượng gấp đôi lên 256GB xứng đáng bỏ thêm $100.
Cấu hình Surface Laptop 4 (13.5-inch)
Cấu hình Surface Laptop 4 (15-inch)
Mặc dù AMD có thể là con chip tốt nhất trong mắt nhiều người, nhưng rõ ràng là Intel vẫn có nhiều lựa chọn được ưu chuộng hơn. Nếu bạn thích, phiên bản mặt bàn phím Alcantara 13.5-inch màu Ice Blue chỉ trang bị chip Intel, tương tự đối với các dòng bàn phím kim loại màu Sandstone và đen. Nếu ngân sách bạn dư dả, cấu hình 32GB RAM và ổ cứng 1TB cũng chỉ có chip Intel.
Ngoại hình Surface Laptop 4
Surface Laptop 4 trông gần như không khác gì các thế hệ trước bởi Microsoft không chỉnh lại thiết kế cơ bản kể từ thế hệ đầu tiên. Dù vậy, nó vẫn có nhiều thay đổi nho nhỏ khác gồm bộ xử lý, tùy chọn cấu hình, giá bán, phần mềm – tạo nên sự đổi mới so với những người tiền nhiệm:
- Chip Intel Gen 11 với GPU Iris Xe
- Chip AMD Ryzen 4000 và Radeon Graphics Surface Edition
- RAM đến 32GB và dung lượng 1TB (Intel only)
- Không còn cấu hình 128GB
- Âm thanh không gian Dolby Atmos
- Ice Blue với mặt bàn phím Alcantara (13.5-inch Intel only)
- Dòng máy consumer có các cấu hình AMD và Intel
- Dòng máy commercial có các cấu hình AMD và Intel
- Cải thiện hiệu suất đến 70%
- Thời lượng pin từ 11.5 giờ cải thiện lên 17 đến 19 giờ
- Đăng nhập Windows Hello nhanh hơn một chút
- Cấu hình 15-inch chỉ có Core i7 hoặc AMD Ryzen 7
- Cấu hình thấp nhất tương tự từ $999 (AMD Ryzen 5, 256GB, 8GB)
- Cấu hình AMD nay có Wi-Fi 6 và LPDDR4x
Xét thông số kỹ thuật, Surface Laptop 4 rơi vào thể loại ultrabook truyền thống – máy tính mỏng và nhẹ. Trong khi dòng 13.5-inch linh hoạt hơn nhiều laptop khác, laptop 15-inch mỏng nhẹ lại không có nhiều. Hầu hết PC 15-inch đều nặng thêm ít nhất 453.6g, dày hơn thấy rõ và thời lượng pin cũng tệ hơn, nhưng mạnh hơn một chút nhờ GPU NVIDIA, thứ Surface Laptop 4 không có.
Chỉ các máy 13.5-inch mới có tùy chọn lớp kết thúc vải Alcantara, nhưng chỉ có 2 màu Platinum hoặc Ice Blue. 2 lớp kết thúc khác là Matte Black và Sandstone vẫn có lớp kết thúc kim loại truyền thống. Dòng 15-inch chỉ có 2 màu Platinum (Intel) và Matte Black (AMD hoặc Intel).
Bài đánh giá này sử dụng cấu hình 15-inch Matte Black với chip Ryzen 7, 16GB RAM và 512GB dung lượng. Giá bán của nó là $1,699 và được giao kèm Windows 10 Home.
Thiết kế và trang bị
Mô tả chính xác nhất về Surface Laptop 4 là tối giản; một chiếc laptop sạch, không rào cản, dễ hiểu, đáp ứng yêu cầu của hãng.
Máy chỉ có 4 cổng: Type A, Type C, và giắc headphone ở bên trái. Bên phải có cổng Surface Connect độc quyền (sử dụng với sạc 65-watt hoặc mở rộng bằng Surface Dock). Không có Thunderbolt 4 dù Intel có tích hợp trong chip đời 11. Lý do cho thiếu hụt này là có vẻ để tương ứng với các cấu hình AMD.
Khung máy màu đen tuyền với chỉ một logo hãng trên mặt nắp với lớp kết thúc bằng gương. Màu này đẹp nhưng nhanh dính vân tay và dầu. Khung Platinum sẽ là lựa chọn tốt hơn cho những ai không thích lau chùi thường xuyên như màu đen; tuy nhiên dòng 15-inch bạch kim chỉ dùng chip Intel.
Thiết kế khung dốc mượt và không có cạnh sắc. Mặt trên có thể mở bằng một tay. Phần dưới đặt các lỗ xả nhiệt lớn ở rìa sau, đồng nghĩa nếu đặt trên đùi dùng, bạn sẽ không bao giờ che mất các lỗ này, tạo thành một thiết kế thoải mái (mát) hơn.
Surface Laptop không có loa thấy được, một thiết kế độc đáo nữa không thường thấy ở những PC khác. Thay vào đó, Microsoft giấu chúng phía sau bàn phím. Dù được che giấu nhưng chất lượng âm thanh trên mức trung bình, vừa được cải thiện năm nay nhờ sự bổ sung của Dolby Atmos. Dolby Atmos là giải pháp phần mềm tăng các khả năng không gian của hệ thống loa trong lúc phát nhạc, tối ưu cho các phim hiện đại so với thông thường.
Bàn phím và trackpad, cũng như với Surface, đặt ta tiêu chuẩn. Bước phím, kích cỡ và cảm giác tổng thể được xem là xuất sắc nhất trong phân khúc, trong khi chỉ có máy HP cung cấp trải nghiệm đánh máy tương tự. Chiếu sáng sau 3 mức độ giúp dễ dàng xem bàn phím trong điều kiện thiếu sáng. Trackpad lớn, mượt, click khá êm.
Màn hình và camera
Đáng tiếc Surface Laptop 4 không có nhiều thay đổi trên màn hình. Vẫn là màn hình PixelSense nền LCD 15-inch 2496 x 1664 với tỉ lệ 3:2. Mật độ PPI 201 hơi thấp so với Surface Pro 7 (267 PPI) và Surface Book 3 (260 PPI).
Surface Laptop 4 hỗ trợ tính năng viết với Surface Pen (bán lẻ), nhưng màn hình không mở 180 độ và cũng không có chỗ cài bút. Dù vậy, bút làm việc ổn khi ký văn bản hay ghi chú nhanh. Surface Dial làm việc tốt với các giao tiếp off-screen.
Độ chính xác khi hiển thị là cơ bản, nhưng có các con số khá nổi bật gồm 97% sRGB, 72% AdobeRGB và 75% DCI-P3. Các đối thủ như LG Gram 17 hay VAIO Z đạt 100% sRGB, 87% AdobeRGB, 100% DCI-P3 dù đổi lại không có màn hình cảm ứng như Surface Laptop 4; có thể thấy rõ là Microsoft đã không cố trèo cao về khía cạnh màn hình.
Độ sáng đỉnh đạt trung bình 399 nit ở trung tâm và chỉ 6.3 nit khi đặt về mức 0, giúp chiếc laptop này dễ dàng dùng trong bóng tối hoặc ban đêm mà không bị quá sáng.
Màn hình không có chống phản quang (anti-reflective) để giảm mỏi mắt, không hỗ trợ HDR, không có dải màu rộng WCG. Các tính năng này nay đã phổ biến hơn nhưng Microsoft vẫn không có hứng thú trang bị cho Surface.
Màu, độ tương phản và rực màu đều tốt kể cả khi độ sáng cao. Màn hình mỏng xuất sắc nhưng viền vẫn lớn so với nhiều đối thủ khác như HP hay Dell hiện này.
Đổi lại, Microsoft vượt lên ở mảng web camera. Độ phân giải chỉ 720P (thấp hơn 1080P của Surface Pro và Pro X), nhưng đây là camera xuất sắc tốt hơn bất kỳ trên laptop cao cấp nào ở thể loại này.
Hiệu suất và pin
Hiệu suất trên Surface Laptop 4 AMD Ryzen 7 (4000 Mobile) vượt trội và là cải tiến lớn so với đời Ryzen 3000 năm ngoái. Một số người không hài lòng việc Microsoft không dùng đời Ryzen 5000 Mobile mới hơn, tuy nhiên chênh lệch giữa hệ 5000 và 4000 ít thấy rõ hơn giữa hệ 3000 và 4000. Nói cách khác, đời 4000 này có thể xem như “4500” với Microsoft điều chỉnh clock speed và độ tối ưu driver.
So sánh với các chip khác kể cả Intel Gen 11 và Apple M1, mọi thứ trông phức tạp hơn. Những ai trông chờ một chiến thắng rõ ràng giữa các chip Intel, AMD và Apple sẽ cảm thấy thất vọng bởi mỗi chip đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Trước khi bắt đầu phân tích, cần lưu ý đến các thay đổi về điểm chuẩn ở đây. Trong quá trình test máy, có thể thấy có một sự bất đồng về hiệu suất trên Surface Laptop 4 (AMD) giữa sử dụng sạc AC và dùng thuần pin. Điều này cũng diễn ra trên Surface Laptop 3 (AMD). Sự khác biệt không quá rõ rệt (không có cảm giác chậm hơn), nhưng lại nhất quán, có thể đo được và thường quan trọng. Các laptop Intel không thể hiện sự chênh lệch tương tự khi so sánh. Trên đây bao gồm điểm chuẩn ở chế độ sạc AC và pin để dễ theo dõi được sự bất đồng này.
Về PCMark 10, nhìn tổng quan hiệu suất hệ thống thì Surface Laptop 4 chỉ bị đánh bại bởi những laptop dùng NVIDIA GPU, đồng nghĩa là rất xuất sắc. Nó thậm chí còn suýt soát chiếc Dell XPS 15 Intel i7-10875H 8 nhân và kể cả Intel i7-11375H mới nhất. Tuy nhiên ở chế độ pin, Surface Laptop 4 lại chậm hơn một chút so với Surface Laptop 3 (AMD) sạc AC và thấp hơn các laptop Intel hệ 10.
3Dmark Time Spy hé lộ những giới hạn của chip GPU AMD RX Vega GPU gần như thấp nhất cả danh sách và thấp hơn những laptop tương tự dùng chip GPU Intel Iris Xe, bất kể cắm sạc hay không. Sự bất đồng về GPU so với NVIDIA thậm chí còn rõ ràng hơn nhưng cũng không quá bất ngờ.
3Dmark Night Raid thu được kết quả tương tự, kết hợp giữa hiệu suất hệ thống tổng thể của CPU và GPU. Surface Laptop 4 sạc AC vượt mặt Surface Pro 7+ nhưng vẫn bị Razer Book 13 và HP Spectre x360 14 bỏ lại phía sau dù chúng không có GPU rời mà chỉ có Iris Xe. Khi dùng pin, Surface Laptop 4 vượt trội hơn Surface Laptop 3 (Intel).
Geekbench 5 tập trung vào hiệu suất thuần CPU thì một lần nữa nhấn mạnh sự khác biệt giữa chế độ cắm sạc và không. Khi cắm sạc, Surface Laptop 4 gần như đạt đến hiệu suất của Apple M1 cũng như vượt trên các chip Intel 8 nhân và 4 nhân. Tuy nhiên khi dùng pin, chip AMD bị bỏ xa bởi các chip xử lý như loại dùng trên Surface Laptop 4 nhưng với Intel đối với 1 nhân và chỉ nhỉnh hơn một chút đối với đa nhân (dù AMD có gấp đôi số nhân).
Mặc dù vậy, không phải tin nào cũng xấu. Trên Cinebench R23, Surface Laptop 4 nổi bật về sức mạnh. Ưu điểm chip AMD 8 nhân thể hiện rõ rệt ở bài test đa nhân, đánh bại cả chip Apple M1 (Apple ngược lại đánh bại AMD ở trường hợp 1 nhân). Intel 4 nhân và thậm chí 8 nhân hệ 11 không đuổi kịp.
Tốc độ SSD vốn không phải là thế mạnh của Microsoft cũng chịu ảnh hưởng bởi chế độ nguồn (sạc hoặc pin). PCIe 3.0 SSD thấp hơn tốc độ trung bình 2,310 MB/s đối với đọc liên tiếp và 1,060 MB/s đối với khi liên tiếp khi máy cắm sạc. Các con số này còn giảm thê thảm hơn khi dùng pin, lần lượt là 1,806 và 1,056 MB/s. Cũng giống Surface Laptop 3, SSD của Surface Laptop 4 có thể nâng cấp khi cần.
Quản lý nhiệt khá ổn, với mặt trên của máy không bao giờ vượt quá 39 độ C. Mặt dưới đạt đỉnh 43 độ C, máy ấm chứ không bị quá nóng. Các số liệu này tương đương số liệu thu được trên MacBook Pro M1 khi cả hai máy chạy test Cinebench 23.
Độ ồn quạt tầm 2dB thấp hơn Surface Laptop 3, đạt đỉnh tại 46dBA, tức là đặc biệt êm đối với một laptop tản nhiệt ở mức cao nhất. MacBook Pro M1 tản nhiệt ồn nhất cũng chỉ 44dBA. Khi không ép CPU và GPU lên tối đa, các quạt Laptop 4 hiếm khi chạy, cực im lặng khi sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu so sánh với Surface Laptop 3 13.5-inch Intel Gen 10 thì Surface Laptop 4 AMD không đậu bài test 3Dmark Time Spy Stress Test khi đạt chỉ 91.6% FPS Stability so với Intel đạt 99.1%. Loại kết quả này cho thấy chip AMD 8 nhân đã chạm đến giới hạn nhiệt, dễ hiểu là do độ mỏng và im lặng của nó; nhưng cũng là lưu ý cho những ai thích chơi game thực thụ hoặc làm việc máy trạm.
Thời lượng pin hợp lý dù dòng 15-inch và 13.5-inch có thời lượng giống nhau. Dĩ nhiên là AMD và Microsoft đã đạt được điều này nhờ giảm hiệu suất CPU, GPU và thậm chí SSD – gây ảnh hưởng mạnh đến kết quả. Trong bài test thời lượng có kiểm soát (PCMark 10 Modern Office) xoay vòng quanh các tác vụ liên quan đến năng suất có khoảng nghỉ, Surface Laptop 4 đạt kết quả tương đương Surface Laptop 3 15-inch Intel i7 hệ 10.
Kết quả pin ổn nhưng cũng không phải là quá ấn tượng. Trong điều kiện sử dụng thực tế, thời lượng pin đạt mốc 8 giờ sử dụng, phù hợp với khá nhiều người.
Surface Laptop 4 cũng thức dậy từ giấc ngủ khá nhanh tính từ thời gian mở nắp lên, camera hồng ngoại Windows Hello sẵn sàng đăng nhập người dùng vào hệ điều hành. Tuy nhiên ở chế độ hibernate, AMD mất khoảng 5 giây lâu hơn laptop Intel Evo để thức dậy hoàn toàn, xấp xỉ 15 giây so với Intel 8 đến 10 giây.
Để các điểm chuẩn và bảng so sánh qua một bên thì Surface Laptop 4 cho cảm giác rất nhanh nhạy, hơn hẳn người tiền nhiệm 3. Microsoft chú trọng vào việc tích hợp hệ thống trong số tất cả những phần cứng nhằm hoạt động mượt mà và hiệu quả. Dù Ryzen 7 đẩy lùi hiệu suất tổng thể về pin nhưng nó vẫn có vẻ cạnh tranh cao và đủ hấp dẫn để sử dụng.
Đối thủ
Ngoài kia có nhiều PC tương tự trong phân dòng 13-inch, nhưng laptop 15-inch mỏng như Surface Laptop 4 15-inch thì lại rất ít.
So sánh hiển nhiên nhất là chiếc LG Gram 14 mới đây, có màn hình không cảm ứng nhỏ hơn và độ phân giải thấp hơn một chút (1920 x 1200), 8GB RAM và ở cứng 512GB đi kèm chip Intel i7-1165G7 hệ 11. Máy có Thunderbolt 4, nhiều cổng hơn, pin to hơn 72WHr (so với Laptop 4 có 47.4 WHr), và trọng lượng cũng chỉ 999g – nhẹ hơn Surface Laptop 4 chút xíu, tất cả ở mức giá $1,400.
Một lựa chọn khác là HP ENVY 14. Màn hình cảm ứng 14-inch 16:10 nhỏ hơn và độ phân giải thấp hơn, nhưng lại cung cấp chip GPU NVIDIA GeForce 1650 Ti mạnh hơn làm lu mờ cả Iris Xe và AMD. Thời lượng pin ổn bất ngờ, nhiều cổng hơn (có cả microSD và full HDMI), và nhìn chung là một trong những chiếc laptop đẹp mã. Giá cấu hình có sẵn GPU cũng thấp hơn nhiều so với Surface Laptop 4 15-inch ở mức giá $1,260 dù trọng lượng đến 1.6kg (Laptop 4 chỉ nặng 1,542g.
Một số cái tên hấp dẫn khác có Dell XPS 15, Razer Blade 15, HP Spectre x360 15T, và còn nhiều nữa. Tuy nhiên những cái tên này lại lọt vào thể loại gaming hoặc workstation cân nặng hơn nhiều Surface Laptop 4 với giá bán cũng cao hơn và thường có thời lượng pin không lâu. Đổi lại bạn sẽ thu được hiệu suất cao hơn do loại laptop này trang bị dòng chip đồ họa NVIDIA GeForce.
Bạn có nên sắm Surface Laptop 4?
Surface Laptop 4 dành cho ai?
- Người muốn laptop 15-inch có màn hình cảm ứng, nhẹ và mỏng
- Người muốn máy tính cá nhân đẹp với hiệu suất khi cắm sạc mạnh
- Người viết lách, chỉnh sửa ảnh, video, nhân viên văn phòng
- Người hâm mộ Surface yêu thích laptop truyền thống
Surface Laptop 4 không dành cho ai?
- Người cần Thunderbolt 4 hoặc máy tính cá nhân dạng chuyển đổi
- Gamer
- Người cần kết nối 4G LTE hoặc 5G
Trên Surface Laptop 4 15-inch, vấn đề tiến thoái lưỡng nan của chip xử lý đã được cải thiện. Con chip AMD Ryzen 4000 và R7 8 nhân là một nâng cấp rất mạnh mẽ thậm chí có thể mấp mé chỉ sau Apple M1. Thời lượng pin khá, độ phản hồi tổng thể, bật nhanh cũng như chất lượng linh kiện đều tỏa sáng.
Việc bạn làm việc chủ yếu trên pin hay cắm sạc đều ảnh hưởng đến lựa chọn cấu hình CPU. AMD khai thác được thời lượng pin, Intel khai thác được hiệu suất di động. Khi cắm sạc, AMD chiếm ưu thế nhưng chỉ khi bạn không cần GPU mạnh. Nếu bạn làm việc trên các nền tảng ứng dụng đa nhân thì nên chọn AMD, nhưng Intel sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng ứng dụng 1 nhân. Lấy ví dụ đối với các nhà sáng tạo phương tiện, dựa trên bảng chấm PCMark 10 phía trên, thì Surface Laptop 4 AMD hỗ trợ chỉnh ảnh tốt hơn, nhưng Intel Iris Xe (Surface Pro 7+) lại chỉnh video tốt hơn.
Ngoài cân nhắc về sự chênh lệch giữa hai chế độ dùng sạc hay pin, việc cân nhắc cỡ màn hình cũng đặt ra câu hỏi khó có câu trả lời duy nhất. Nếu hỏi vì sao chọn 15-inch, chắc chắn câu trả lời đơn giản nhất phải vì nó là cỡ màn hình to hơn 13.5-inch. Một số người lại có vẻ ưa chuộng mức độ phản hồi cao hơn của nó. Nhưng sẽ càng tuyệt hơn nếu hãng chọn tập trung vào những thay đổi lớn hơn thay vì chỉ “nổ” trên những thay đổi con con; ví dụ như pin lớn hơn hay camera 1080P ít ra đều nghe hấp dẫn hơn rất nhiều. Được thêm Thunderbolt 4 thì càng xuất sắc.
Về màn hình, dù Surface Laptop 4 13.5-inch hay 15-inch, có thể thấy Microsoft vẫn đang linh hoạt nhất có thể để đưa những chiếc màn hình của họ lên cùng tầm của Apple, HP hay Dell bất kể là HDR, WCG hay xử lý chống phản quang.
Tóm lại, Surface Laptop 4 là một cải thiện đáng được chào đón bất kể cấu hình CPU. Nếu bạn muốn sắm một chiếc laptop 15-inch, thì phiên bản năm nay là một lựa chọn đáng cân nhắc hơn hẳn người tiền nhiệm của nó.