Đánh giá máy ảnh Canon EOS M5: Lần đầu tiên mang thể hiện DSLR lên máy ảnh không gương lật Canon.
Tại thời điểm ra mắt của mình, máy ảnh Canon EOS M5 đã tạo nên một làn sóng trên thị trường máy ảnh, là tia sáng đối với những người yêu thích máy ảnh nói chung và người hâm mộ Canon nói riêng, những ai đã luôn ôm hy vọng về một chiếc máy ảnh mirrorless thực sự đến từ nhà sản xuất Nhật Bản nổi tiếng này. Không giống như các thế hệ máy ảnh EOS M đời đầu, M5 không hề hà tiện về khoản công nghệ khi sử dụng cảm biến APS-C 24MP và hệ thống lấy nét tự động (AF) dual pixel tương tự người anh em DSLR là máy ảnh EOS 80D.
Xét về mọi mặt máy sở hữu, thì đáng tiếc là chiếc máy ảnh của Canon còn khá tụt hậu về một số mảng so với những mẫu máy ảnh không gương lật đến từ các hãng khác, cụ thể là về mảng video. Ngay như máy ảnh của Sony và Panasonic đều có lựa chọn phân giải 4K trên các sản phẩm cùng tầm giá của họ. Ngoài ra, không riêng gì M5 mà đối với cả dòng EOS EF-M, hệ ống kính ngàm EF-M là một điểm yếu khác.
Mặc dù vậy, dòng máy ảnh EOS M vẫn giữ được độ hấp dẫn nhất định với những ai chơi máy ảnh Canon DSLR đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh nhỏ nhắn hơn mà vẫn tương thích với các ống kính họ đang sở hữu (thông qua ngàm chuyển EOS EF-M). Nếu M5 là một tín hiệu cho thấy sự đầu tư trở lại của hãng trên dòng máy ảnh mirrorless, thì hy vọng là hãng sẽ đồng thời mở rộng thêm hệ sinh thái ống kính cho nó. Bởi Canon EOS M5 có thể nói là một chiếc máy ảnh khá ổn và xứng đáng có được các lựa chọn ống kính chất lượng phù hợp.
Thiết kế và sử dụng
Một trong những điểm khác biệt dễ nhận diện ngay lập tức giữa EOS M5 và những người tiền nhiệm của nó là “cục gù” kính ngắm điện tử (EVF). Cũng giống như dòng Olympus OM-D, EVF được bố trí ngay phía trên ống kính, tạo nên vẻ ngoài tựa như một chiếc DSLR thu nhỏ cho máy. Thông thường bố trí EVF ở góc phải của máy ảnh được đánh giá cao hơn, như trên dòng Sony A6000 chẳng hạn; tuy nhiên nếu xét đến thiết kế nhỏ nhắn của M5 thì bố trí như vậy lại gây khó dễ cho các nhiếp ảnh giả chụp bằng mắt trái.
EVF có sẵn là một bổ sung rất tốt, dù vậy sẽ tốt hơn nữa nếu kích thước của kính ngắm to hơn một chút. Độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh có vẻ rất hấp dẫn trên lý thuyết nhưng lại khác xa trên thực tế. Bù lại, màn hình LCD lật 1.62 điểm ảnh xuất sắc. Cả độ chính xác màu sắc và độ sắc nét đều trông ổn hơn nhiều trên LCD so với EVF. Bên cạnh đó, màn hình có thể lật lên gần 90 độ và lật xuống đúng 180 độ giúp dễ dàng căn khung chụp selfie.
Bộ điều khiển rõ ràng là được thiết kế cho những người đam mê nhiếp ảnh, với hai nút xoay đa chức năng và một nút xoay cân bằng phơi sáng chuyên dụng ở mặt trên của máy. Một nút xoay khác bọc quanh nút bấm màn trập, trong khi nút xoay chức năng nằm kế tiếp, cho phép người dùng nhanh chóng thay đổi các thiết lập như khẩu độ, cân bằng trắng và ISO. Nút xoay chức năng thứ ba bố trí quanh nút điều khiển bốn hướng ở phía sau máy ảnh, còn nút xoay chế độ và một nút gạt nguồn được thiết kế mới đặt phía bên trái EVF. Ngoài nút xoay điều khiển phía sau hơi mỏng mảnh, các nút khác cho cảm giác chắc chắn với các điểm nhấp trọn vẹn.
Công nghệ AF Dual Pixel của Canon đơn thuần là niềm vui sử dụng.
Nhìn chung, bộ điều khiển được bố trí rất thông minh. Dáng báng cầm và chất liệu sử dụng cho nó cũng rất thoải mái. Đây có thể nói là một trong những thiết kế thân thiện với người dùng và dễ sử dụng nhất trên bất kỳ máy ảnh không gương lật kích thước nhỏ nào. Nếu phải nêu lên một vấn đề thì đó có lẽ là việc tồn tại quá nhiều nút bấm và nút xoay trên một không gian nhỏ. Trong rất nhiều tình huống, người đánh giá vô tình bấm nhầm nút bấm quay video trong khi chỉ đơn giản là cầm máy ảnh trên tay.
Bên cạnh các nút bấm vật lý còn có màn hình cảm ứng, Một điểm được đánh giá cao với màn hình này, đó là không có gì trên màn hình là không thể nhại lại nút bấm hay nút xoay vật lý, rất lý tưởng để chụp trong lúc đeo găng tay. Một số chức năng như định vị xuyên suốt hệ thống menu hay chọn điểm lấy nét được thực hiện hiệu quả hơn rất nhiều với màn hình cảm ứng.
Màn hình đồng thời làm việc như một bảng cảm ứng ‘mù’, do đó bạn có thể sử dụng màn hình để di chuyển điểm lấy nét trong khi căn khung hình qua EVF. M5 cung cấp nhiều tùy chọn nâng cao để điều chỉnh cách chức năng này làm việc, gồm khả năng giới hạn vùng cảm biến đến một phần nhỏ trên màn hình. Người dùng cũng có thể chọn giữa khả năng phản hồi tuyệt đối hay tương đối. Phản hồi tuyệt đối mặc định đồng nghĩa khi bạn chạm một điểm trên màn hình, điểm lấy nét sẽ di chuyển đến các phần phối hợp phản hồi trong EVF bất kể vị trí trước đó của nó là ở đâu. Trong khi đó, phản hồi tương đối cho phép bạn kéo điểm lấy nét từ vị trí ban đầu của nó bất kể ngón cái của bạn có thể đặt ở đâu trên màn hình. Tuy nhiên, khi sử dụng vùng cảm biến có giới hạn, thiết lập phản hồi tương đối sẽ không lúc nào cũng cho phép di chuyển điểm lấy nét trên toàn bộ màn hình, do đó bạn cần thử nghiệm trước các tùy chọn để xem thiết lập nào làm việc tốt nhất với bạn.
Người dùng có thể chia sẻ hình ảnh và điều khiển máy ảnh từ xa với các kết nối Wi-Fi và Bluetooth. Bluetooth hoạt động giới hạn khi dùng để điều khiển máy ảnh từ xa và không hỗ trợ chụp live view, bù lại chức năng này tiết kiệm pin hơn Wi-Fi và giữ được kết nối liên tục với thiết bị di động. Để truyền ảnh qua Wi-Fi, M5 cũng có thể kết nối với mạng gia đình, do đó bạn không cần kết nối điện thoại trực tiếp với Wi-Fi của máy ảnh.
Thể hiện và chất lượng hình ảnh
Nhờ bộ xử lý DIGIC 7, EOS M5 có thể chụp đến 7 fps với AF liên tục và live view. Với AF và phơi sáng đều khóa, tốc độ này có thể tăng lên 9 fps. Mặc dù vậy, các thông số này nói chung vẫn khá kém các đối thủ cùng phân khúc khác (Sony A6300 có thể chụp đến 11 fps với AF, hoặc 8 fps với AF và live view) nhưng nhìn chung là tạm chấp nhận với hầu hết người dùng.
Bước tiến lớn nhất trên M5 so với M3 là AF. Công nghệ AF Dual Pixel của Canon đơn thuần là niềm vui sử dụng. Kết hợp với các động cơ lấy nét STM trong ống kính EF-M, thể hiện AF nhanh và êm đáng kể. Trong hầu hết tình huống chụp trong nhà với ánh sáng thấp, lỗi AF cũng không quá đáng kể.
AF nhận diện khuôn mặt đồng thời làm việc rất ổn. Trong quá trình đánh giá, có thể thấy là máy tra dấu một khuôn mặt xuyên suốt khung hình rất dễ dàng, kể cả khi di chuyển máy ảnh nhanh. Đây là ưu điểm lớn cho mọi thể loại chụp chân dung kể cả selfie, mà cũng rất ổn đối với quay video. Rõ ràng là Canon đã đầu tư khá nhiều vào việc chế tạo M5 sao cho phù hợp nhất với những người mới bắt đầu chụp và dùng máy ảnh cũng như cho người đam mê nhiếp ảnh nói chung.
Thời lượng pin ở chế độ thông thường vào mức 295 lần chụp (theo đánh giá CIPA), tuy nhiên có thể nâng lên 410 khi sử dụng chế độ Eco. Chế độ Edo sẽ giảm độ sáng màn hình sau 2 giây không sử dụng và tắt hoàn toàn sau 10 giây, bật máy ảnh lên trở lại bằng cách nhấn nút bấm màn trập xuống một nửa (hoặc bất kỳ cách bật nào khác), nên là chế độ này cũng không phiền phức lắm. Bạn có thể chuyển sang chụp chế độ này trừ khi bạn cần thêm thời gian để chuẩn bị cho một lần chụp.
Thật tuyệt khi Canon trang bị cho M5 cảm biến APS-C tốt nhất của hãng (ở thời điểm máy ra mắt), thay vì cho nó thứ gì rẻ rúng hơn để phân biệt với chiếc 80D cao cấp. Điều này biến M5 trở thành phiên bản thu nhỏ của 80D, với thể hiện và chất lượng hình ảnh tương đối gần với chiếc máy ảnh DSLR cao cấp. Người dùng chắc chắn sẽ muốn chụp RAW nhằm tăng tối đa chi tiết, nhưng ảnh JPEG có sẵn sẽ hữu ích hơn khi cần gửi qua điện thoại bằng kết nối Wi-Fi để chia sẻ nhanh lên mạng xã hội.
Nhiễu hạt được xử lý rất tốt xuyên suốt mức ISO 800 và thậm chí ở 1,600 và 3,200. Còn từ đó trở đi, mọi thứ bắt đầu trông thô hơn, tuy là giảm kích thước ảnh có thể cho kết quả chấp nhận được ở mức ISO 12,800 nếu cần thiết. Thiết lập tối đa 25,600 đi cùng với mức nhiễu hạt cao cũng như đánh đổi một lượng chi tiết đáng kể.
Chất lượng hình ảnh rất tuyệt vời với màu đẹp trên cả ảnh RAW và JPEG. Các cảm biến của Canon thường có thể không khớp với dải dynamic hoặc thể hiện ISO cao, tuy nhiên một người dùng trung bình có thể sẽ không quá để ý đến sự khác biệt này khi chụp hàng ngày. Với điểm bù trừ ở công thái học xuất sắc và hệ thống menu trực quan hơn của Canon, thì EOS M5 vẫn là một lựa chọn rất đáng cân nhắc với nhiều nhiếp ảnh gia chụp ảnh tĩnh.
Video
Đây có lẽ là điểm trừ lớn nhất trên M5. Canon đã nỗ lực rất nhiều để khiến máy có thể quay phim ổn, nhưng rốt cục, độ phân giải cao nhất chỉ dừng lại ở Full HD 1080 60p (trong khi các máy Sony hay Panasonic cùng thời điểm đã có cả 4K).
Điểm độc đáo trên M5 là hệ thống ổn định hình ảnh lai kết hợp ổn định hình ảnh quang học trong ống kính với ổn định hình ảnh điện tử (EIS) để quay video cầm máy mượt mà hơn. Canon gọi hệ thống này là Combination IS và cho biết nó ổn định phim trên cả thảy 5 trục, giống với những gì mà các hãng khác làm đối với ổn định sensor-shift.
Mặc dù vậy, có những tác động xấu của EIS không thể bỏ qua, với chất lượng video giảm đáng chú ý do mức crop cần thiết để ổn định hình ảnh. Các kết quả khi sử dụng chỉ ổn định quang học trong ống kính được đánh giá cao hơn, chất lượng 1080p của Canon trên thực tế khá ổn khi không dùng chung với EIS.
Bởi vậy, dù có phơi sáng tay, focus peaking, và jack microphone, M5 lại khó trở thành lựa chọn của các nhà làm phim dùng máy ảnh mirrorless.
Với EOS M5, Canon ít ra cũng đã thể hiện được rõ mong muốn đánh vào thị trường người chuyên dùng máy ảnh mirrorless. Ngoài các khuyết điểm về tính năng video, EVF còn khiêm tốn và bộ ống kính giới hạn, thì vẫn còn nhiều điểm khác để lấy lòng người dùng. Từ khía cạnh chụp ảnh tĩnh, M5 mang lại trải nghiệm chụp ảnh tuyệt nhất có thể đạt được với một chiếc máy ảnh mirrorless ở tầm giá $1,500.
Mua hay không mua?
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh nhỏ gọn để mang đi khắp mọi nơi và chụp ảnh đẹp thì tất nhiên là nên mua, đặc biệt với những tay chụp Canon DSLR muốn một bộ điều khiển quen thuộc và các hỗ trợ chính hãng với các ống kính đã có (qua ngàm chuyển EOS M có giá khoảng $200) và những người dùng thông thường thích kích thước nhỏ nhắn và thể hiện AF tuyệt vời của ống kính kit đi kèm.
Tham khảo sản phẩm tại zShop: Canon EOS M5 + Kit 15-45mm
(Daven Mathies @ Digital Trends)