Fujifilm XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS thực sự là một ống kính kit huyền thoại. Nó phá vỡ khuôn mẫu về các ống kính kit đơn giản vốn chỉ được trang bị khẩu độ chậm và bộ thấu kính quang học tầm thường. Giờ đây nó sẽ phải nhường chỗ cho một ống kính mới: Fujifilm XF 16-50mm f/2.8-4.8 R LM WR có những bước tiến rất lớn để lấp đầy chỗ trống của người tiền nhiệm.
Nội dung
Đánh giá Fujifilm XF 16-50mm f/2.8-4.8: Trên tay ống kính
Điều đầu tiên có thể nhận thấy về ống kính mới trị giá $699 là thiết kế nhẹ và khả năng zoom bên trong của nó. Ống kính này không mở rộng thêm trong khi zoom và nó nặng hơn ống kính 18-55mm cũ chỉ 246g. Ống kính mới có đường kính bộ lọc 58mm và có nhãn WR để biểu thị cấu trúc kháng thời tiết.
Động cơ lấy nét tự động tuyến tính đảm bảo hoạt động linh hoạt ngay cả trong các tình huống hành động nhanh, mọi thứ đều cho cảm giác chắc chắn và ổn định. Ống kính 16-50mm có kiểu dáng quen thuộc và thiết kế vòng lấy nét thủ công, zoom và vòng khẩu độ tương tự phiên bản tiền nhiệm của nó. Giống như một số ống kính Fujifilm khác, nó không cần công tắc chọn AF/MF mà sẽ được xử lý bằng một công tắc riêng trên hầu hết thân máy ảnh, và cũng không có công tắc điều khiển OIS vì 16-50mm không có tính năng ổn định hình ảnh.
Đánh giá Fujifilm XF 16-50mm f/2.8-4.8: Chụp thực tế
Lựa chọn loại bỏ bộ ổn định hình ảnh trên ống kính trông có vẻ điên rồ. Đổi lại, việc này cho phép ống kính nhẹ hơn và nhỏ hơn, phụ thuộc vào bộ ổn định IBIS tuyệt vời được tích hợp trong hầu hết các thân máy Fujifilm hiện nay. Chắc chắn bất kỳ ai sử dụng thân máy cũ hơn hoặc thân máy cấp thấp sẽ cảm thấy hụt hẫng một cách dễ hiểu, nhưng đối với bất kỳ máy ảnh nào trong tương lai hoặc thậm chí cả X-T50 hoàn toàn mới hiện cũng được tích hợp IBIS thì mất mát này sẽ không gây nhiều ảnh hưởng.
Ống kính kit phải linh hoạt để cho phép người dùng mới bắt đầu khám phá càng nhiều nhiếp ảnh càng tốt trước khi biết họ cần nâng cấp hoặc bổ sung bộ kit của mình ở đâu. Để đạt được mục tiêu đó, 16-50mm có khả năng macro tuyệt vời đối với một ống kính đa năng. Khoảng cách lấy nét tối thiểu là 24cm tính từ mặt phẳng lấy nét, ở đầu 16mm không mang lại độ phóng đại macro ấn tượng nhưng ở đầu 50mm lại khác với khoảng cách làm việc từ mặt trước ống kính đến đối tượng là chấp nhận được, độ phóng đại 0.3x mang lại cho người dùng khả năng chụp những bức ảnh cận cảnh thú vị với nhiều chi tiết.
Hiện tượng lóa sáng được kiểm soát khá tốt, có một chút bóng mờ dù chụp ở khẩu rộng hay khẩu khép. Độ tương phản được giữ lại tốt ngay cả với nguồn sáng mạnh trực tiếp vào khung hình, kết quả ở mức chấp nhận được. Đáng tiếc, hiệu ứng sunstar lại không được ấn tượng rõ ràng như kỳ vọng đối với một thiết kế ống kính phổ biến.
Bokeh ở mức trung bình với hiện tượng mắt mèo xuất hiện ở khẩu rộng và hiệu ứng bong bóng xà phòng mạnh ở những vùng sáng nổi bật. Bokeh cũng hiện rõ vòng hành ở vùng sáng. Đồng nghĩa là giao diện chung của hậu cảnh mịn hoặc vùng tiền cảnh có xu hướng rối mắt và dễ mất tập trung. Lưu ý đặc trưng này sẽ được so sánh với một ống kính chuyên nghiệp, đắt tiền, thường có chuyển tiếp mềm mại và mượt mà đến các vùng không lấy nét. Ngoài ra, với khẩu độ f/4.8 chậm hơn, ống kính này không tạo ra ảnh có độ sâu trường ảnh cực nông giúp làm dịu hiệu ứng.
Đánh giá Fujifilm XF 16-50mm f/2.8-4.8: Độ sắc nét
Độ sắc nét thực sự là trọng tâm lý do tại sao Fujifilm sử dụng ống kính kit 16-50mm mới để kết hợp với thân máy Fujifilm mới. Với nhiều thân máy mới hơn hiện có cảm biến 40MP, ống kính kit 18-55mm đã lộ các dấu hiệu lỗi thời. Nó không thể phân giải đủ chi tiết để tận dụng tốt độ phân giải 40MP, đặc biệt là ở các khẩu độ rộng. Ống kính 16-50mm mới chủ yếu được thiết kế để mang lại khả năng phân giải thêm mà các thân máy mới nhất yêu cầu.
Ở tiêu cự 16mm, độ sắc nét ở trung tâm rất xuất sắc tại f/2.8 mà không cần phải khép khẩu để có chất lượng hình ảnh cao hơn. Các góc có xu hướng hơi soft tại f/2.8 nhưng lại sắc nét tại f/5.6. Ở phạm vi 50mm, có thể nói độ chi tiết thấp hơn một chút so với ở phạm vi 16mm nhưng kết quả vẫn tốt đối với các cảm biến mới. Độ sắc nét trung tâm tại f/4.8 ở mức khá và có một số cải thiện đáng chú ý tại f/5.6. Các góc ở 50mm ổn định hơn so với ở đầu rộng và trông khá đẹp tại f/4.8 với một số điểm cộng hơn nữa khi khép nhẹ xuống f/5.6.
Nhìn chung, ống kính này hoàn thành mục đích của nó là mang lại độ chi tiết phù hợp mà ống kính 18-55mm trước đây không làm được.
Fujifilm XF 16-50mm f/2.8-4.8 có khả năng đáp ứng kỳ vọng
Phải thừa nhận rằng hiệu suất của ống kính 16-50mm mới có chút hỗn tạp. Vẫn có một số thỏa hiệp đáng chú ý như khẩu độ f/4.8 chậm hơn không lý tưởng ở đầu chụp xa và thiếu OIS có thể ảnh hưởng đến nhu cầu chụp tay. Dù vậy, kích thước và trọng lượng mới cũng như độ sắc nét rõ ràng là tốt hơn nhiều, khiến cho ống kính 16-50mm mới trở thành một lựa chọn tốt nếu bạn định mua thân máy 40MP mới. Có thể ống kính mới này sẽ không truyền cảm hứng đình đám như ống kính 18-55mm trước đây, nhưng nó có thể được coi là một ống kính đáng nể trong tương lai.
Lựa chọn thay thế
Ống kính 18-55mm f/2.8-4 trước đây (có giá tương tự) vẫn cung cấp lượng ánh sáng tốt và độ sắc nét ở mức khá cho các thân máy phụ 26MP, vì vậy hãy mua chúng khi bạn vẫn có thể. Sigma 18-50mm f/2.8 cũng hấp dẫn nhờ khẩu độ nhanh và độ sắc nét khá và mức giá rất hợp lý là $550.
Có nên mua ống kính này không?
Có thể. Bạn có thể tiếp cận ống kính này dưới dạng ống kính theo bộ (kit) khi mua thân máy ảnh Fujifilm 40MP. Đây cũng là một lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn đảm bảo an toàn cho bộ máy ảnh của mình trong tương lai nếu và khi bạn nâng cấp lên máy ảnh có độ phân giải cao hơn.
Theo PetaPixel