Home > Tin Tức > Đánh giá Polaroid Cube+: Cải tiến mới, nhỏ, gọn, có thể cạnh tranh với GoPro
Tin Tức

Đánh giá Polaroid Cube+: Cải tiến mới, nhỏ, gọn, có thể cạnh tranh với GoPro

polaroid-cube-plus-18

Vào năm ngoái, Polaroid đã nhận được rất nhiều sự chú ý với chiếc camera Cube bé tí hon trị giá chỉ 100 đô la có khả năng chống chịu thời tiết, được thiết kế như một ống kính nhỏ có nút quay phim trên đầu và có nam chân dưới đáy để bám vào các bề mặt kim loại.

polaroid-cube-plus-19
Phiên bản Cube trước có một thiết kế tuyệt vời đối với một camera quay video có mục đích sử dụng thông thường, tuy nhiên vì chỉ có kích thước 35mm, nó không có màn hình và người dùng cũng không thể nhìn thấy những gì đang quay.

Những chiếc camera tương tự thường khắc phục điều này bằng cách cho phép kết nối không dây với thiết bị iOS hoặc Android, từ đó người dùng có thể biến chiếc smartphone hoặc tablet của họ thành một màn hình từ xa. Tuy nhiên vì không có Wi-Fi, Cube không thể nào làm được điều này.

polaroid-cube-plus-07

Chiếc máy quay bỏ túi Polaroid Cube+

Là phiên bản nâng cấp, Polaroid Cube+ đã được tích hợp Wi-Fi và khắc phục một số khuyết điểm từ phiên bản gốc, đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới như quay time-lapse và slow-motion. Toàn bộ những thay đổi nói trên đã được Polaroid thêm vào mà không thay đổi thiết kế ban đầu và chỉ tăng thêm 50 đô la so với bản gốc.

Tuy nhiên nếu là người đặt ưu tiên hàng đầu về chất lượng video, bạn sẽ muốn chi thêm 50 đô để mua một chiếc GoPro Hero4 Session hơn là một chiếc Cube+.

Chiếc Session vốn cũng có thiết kế nhỏ nhưng có chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn so với Cube+, ngoài ra, nó cũng sở hữu nhiều ưu điểm hơn như có thể lắp ở rất nhiều nơi.

Thiết kế và tính năng của Cube+

Cube+ là một chiếc camera có thiết kế đơn giản với ống kính 124 độ, thân máy chống sốc và chống thấm nước. Ở mặt sau của máy là một nắp đậy dùng để che khe cắm thẻ microSDHC và cổng Micro-USB, được dùng để sạc pin và chuyển dữ liệu vào máy tính.

Chiếc Cube gốc có một công tắc để chuyển đổi qua lại giữa 2 độ phân giải khi ghi hình: 720p với 30 khung hình/giây hoặc 1080p với 30 khung hình/giây.

Trên Cube+ thì công tắc này đã bị lược bỏ, do đó, người dùng sẽ phải sử dụng một thiết bị di động và ứng dụng cài thêm để chuyển độ phân giải.

 

polaroid-cube-plus-11

Mặc dù gây khó khăn hơn trong việc chuyển đổi qua lại chế độ quay, tuy nhiên, Cube+ lại được nâng cấp về độ phân giải và có thể quay ở mức 1440p với 30 khung hình/giây. Nói một cách cụ thể hơn, nó thể quay video ở độ phân giải 1920 x 1440 với tỉ lệ 4:3.

Đối với kiểu quay màn hình rộng 16:9, bạn sẽ chỉ có 2 độ phân giải 1080p và 720p với 30 hoặc 60 khung hình/giây. Ngoài ra, chiếc camera này còn có thể quay slow-motion ở độ phân giải 720p với 120 khung hình/giây.
Cube+ còn sở hữu một số tùy chọn ghi hình khác, trong đó có tính năng giới hạn chiều dài clip từ 5 hoặc 15 phút cho đến không giới hạn, thêm ngày giờ vào video hoặc bật chế độ giới hạn thời gian nếu sử dụng như camera hành trình.

Đối với tính năng chụp ảnh, bạn cũng có thể chụp 1 ảnh một lần hoặc chụp liên hồi 100 ảnh. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập hẹn giờ từ 3 đến 10 giây để thoải mái tạo dáng.

polaroid-cube-plus-08

Toàn bộ những thiết lập nói trên đều được truy cập thông qua ứng dụng trên di động. Trên thiết bị chỉ có duy nhất 2 nút bấm điều khiển vật lý một to và một nhỏ. Nhấn vào nút to và giữ vài giây để tắt mở thiết bị. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như nút chụp ảnh khi thiết bị đang hoạt động hoặc bấm nhanh 2 lần để bật tắt quay phim.
Nút bấm nhỏ còn lại được dùng để bật Wi-Fi của máy ảnh, giúp nó tạo ra mọt mạng Wi-Fi riêng để kết nối với thiết bị di động và điều chỉnh từ xa bằng ứng dụng thông minh.
Ở mặt dưới của Cube+ là một đế nam châm dùng để gắn máy vào các bề mặt kim loại. Nó không thực sự có đủ lực hút để giữ chắc camera trong một số trường hợp, ví dụ khi gắn trên xe đạp hoặc ván trượt.

Tuy nhiên, Cube+ lại có thể dính chắc vào mui xe và không hề bị lung lay dù xe chạy với vận tốc lên tới 64 km/h. Việc sử dụng chân đế nam châm là một ý tưởng hay, tuy nhiên, nó sẽ trở nên hữu dụng hơn nếu nam châm được bọc bằng một chân đế 3 càng để dễ dàng gắn vào nhiều bề mặt khác.

polaroid-cube-plus-18

Hiện đang có một số loại chân đế được thiết kế đặc biệt dành cho Cube+, tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa là bạn sẽ phải tốn thêm tiền chỉ để mua một số tính năng vốn dĩ là cơ bản, ví dụ như là để gắn camera trên mũ bảo hiểm.

Chất lượng video

Chất lượng video trên Cube+ đã được cải thiện khá nhiều so với Cube đời đầu. Các đối tượng trên video nay đã được hiển thị với độ sắc nét và chi tiết cao hơn.

Tuy nhiên, chất lượng video của sản phẩm này vẫn chưa được xem là ở mức tốt và bất cứ vật thể gì chuyển động đều vẫn rất khó nhìn. Hơn thế nữa, đó vẫn còn là kết quả khi bạn quay video ngoại cảnh với ánh sáng tốt. Khi đem máy quay vào trong nhà với điều kiện thiếu sáng, kết quả mà bạn nhận được sẽ là những hình ảnh mềm và đầy nhiễu.
Xét về mặt kích thước và giá cả thì chất lượng quay video của Cube+ không phải là quá tệ.Nó được thiết kế để quay video hoặc chụp ảnh rảnh tay trong những trường hợp mà không muốn sử dụng smartphone của mình, trong khi vẫn có thể quay phim, chụp hình một cách nhanh chóng để chia sẻ trực tuyến hoặc xem luôn trên điện thoại.

Ngoài ra, khi xem lại những đoạn video đã quay trên điện thoại hoặc máy tính bảng, bạn cũng sẽ khó lòng nhận ra những khiếm khuyết về mặt chất lượng của chúng.
Ở mức giá nhỉnh hơn là 200$, GoPro Hero4 Session chỉ to hơn một chút nhưng đem về chất lượng video tốt hơn trông thấy so với Cube+, dù là xem trên các màn hình cỡ nhỏ. Không những thế, Session còn có khả năng chống nước hoàn toàn mà không cần tới vỏ bảo vệ. Nếu hầu bao cho phép thì một chiếc Session vẫn là một lựa chọn tốt hơn so với Cube+.
Thời lượng pin là một nhược điểm trên Cube+, bởi vì nó chỉ có thể duy trì hoạt động trong khoảng 1 tiếng khi quay phim ở mức 1080p và bật Wi-Fi.

Trong khi đó, Cube+ lại không thể tháo được pin và chỉ có thể kéo dài thời gian sử dụng bằng cách vừa quay vừa cắm sạc. Với lối thiết kế pin này, ta có thể dễ dàng nhận thấy Cube+ là một chiếc camera được thiết kế thiên về việc tạo ra những đoạn video ngắn nhiều hơn.

Cube+ đã thật sự cải tiến?

Polaroid Cube+ vẫn giữ lại toàn bộ điểm mạnh từ bản gốc, ví dụ như thiết kế, thao tác sử dụng đơn giản và mức giá hợp lý. Ngoài ra, việc thêm vào kết nối không ây cũng giúp nó trở thành một chiếc camera tốt hơn và xứng đáng với mức giá mới.


Ưu điểm Cube+:

Polaroid Cube+ có cùng một thiết kế nhẹ cân và dễ sử dụng như chiếc Cube bản gốc, tuy nhiên, nó hỗ trợ thêm khả năng kết nối không dây để bạn có thể thực sự quan sát những gì mà mình đang quay, bằng cách kết nối với một chiếc smartphone hoặc một chiếc máy tính bảng.

Tính năng video và hình ảnh đã được cải thiện với chế độ quay phim slow-motion độ phân giải HD, quay time-lapse và quay full HD với khung hình 60 giây một giờ. Ngoài ra, đi kèm theo máy còn có một chiếc vỏ bọc ngoài và một thẻ nhớ microSD 8GB.

Nhược điểm của Cube+:

Chất lượng video và hình ảnh vẫn chỉ ở mức tạm được dù đã tốt hơn so với chiếc Cube đầu tiên, chỉ phù hợp để xem ở kích thước bé, ví dụ như trên các màn hình điện thoại thông minh. Pin gắn liền vào máy khiến bạn phải sạc pin hoặc kết nối vào một nguồn điện nào đó để có thể duy trì việc quay phim.

Có nên mua Cube+ ?

Polaroid Cube+ giữ lại mọi điểm tốt từ chiếc Cube ban đầu, trong đó có các điểm mạnh về thiết kế, sự đơn giản khi hoạt động và giá mềm. Ngoài ra, việc bổ sung tính năng không dây cũng đã biến nó trở thành một chiếc camera tốt hơn và xứng đáng với mức giá nhỉnh hơn so với phiên bản đầu tiên.

Leave a Reply