Home > Tin Tức > Đánh giá và so sánh Fujifilm X-T30 với Sony A6400
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Đánh giá và so sánh Fujifilm X-T30 với Sony A6400

Fujifilm X-T30 đánh bại Sony A6400 về tracking AF ảnh tĩnh, trong khi Sony A6400 quay video tốt hơn

Cùng xem các reviewer đánh giá máy ảnh Fujifilm X-T30 và so sánh với Sony A6400 như thế nào.

Fujifilm X-T30 đánh bại Sony A6400 về tracking AF ảnh tĩnh, trong khi Sony A6400 quay video tốt hơn

Phần 1: Fujifilm X-T30 vs Sony A6400

Gerald Undone được biết đến là một reviewer thường xuyên chỉ trích Fujifilm khá nặng tay và không bao giờ đề xuất mua sản phẩm từ hãng này, ngoại trừ siêu phẩm máy ảnh mirrorless Fujifilm X-T3. Mới đây, anh tiếp tục đánh giá Fujifilm X-T30 và so sánh mẫu máy ảnh mới nhất của Fujifilm với Sony A6400.

Thú vị là, Gerald Undone thu được kết quả tracking lấy nét tự động (AF) đối với chụp tĩnh trên Fujifilm X-T30 tốt hơn so với Sony A6400. Ngược lại, A6400 lại là lựa chọn tốt hơn khi lấy nét đối với video.

Sau đây là các điểm chính trong bài đánh giá so sánh của Gerald Undone:

Đánh giá Fujifilm X-T30

– Ít tính năng video hơn X-T3

– Nóng máy nhanh hơn X-T3 khi quay video, do đó cũng có giới hạn quay ngắn hơn

– X-T30 là một nâng cấp đáng kể từ X-T20

– Các cổng Mic/USB-C/HDMI bố trí gần nhau. Nếu bạn sử dụng một cổng, bạn sẽ chặn luôn các cổng còn lại. X-T3 không gặp vấn đề tương tự.

– Thời lượng pin của X-T30 duy trì đến 65 phút khi quay 4K, 90 phút khi quay 1080p.

– Khi sử dụng với thiết bị quay video ngoài, máy ảnh sập nguồn do quá tải nhiệt sau 31 phút.

– Để tăng thời lượng quay video, phải tắt chế độ Boost (ảnh hưởng phần lớn đến độ sáng và tốc độ refresh của EVF), mở màn hình LCD khỏi thân máy, gắn máy lên tripod (không được cầm trên tay), giảm AF-C. Thời lượng đạt được sẽ là 69 phút khi quay bằng cách này.

– X-T3 chắc chắn là đáng đồng tiền hơn nếu bạn quay nhiều video. Tuy nhiên đối với các video gia đình/du lịch ngắn thì X-T30 vẫn tốt.

Ưu điểm của Fujifilm X-T30

– Mẫu X-T30 nhỏ gọn hơn

– X-T30 có tốc độ bit cao hơn (200 Mb/s; từ video) trong khi A6400 chụp ở tốc độ 100 Mb/s. Tuy nhiên tốc độ bit cao hơn không có nghĩa là chất lượng hình ảnh tự động tốt hơn.

Ưu điểm của Sony A6400

– Ngàm tripod trên Sony A6400 không chặn nắp pin.

– A6400 có thiết kế màn hình tốt hơn (màn hình lật 180 độ).

– A6400 hoạt động bền hơn khi bị quá tải nhiệt, và khi bật thiết lập nhiệt độ cao, máy có thể hoạt động nhiều giờ liền.

– Không có giới hạn quay video, do đó cũng không cần thiết bị ngoài.

– Tốc độ 120 fps chân thực ở độ phân giải 1080p.

– Jack mic 3.5 (X-T20 có jack mic 2.5mm).

– Máy ảnh của Sony thắng thế xét về khả năng quay video tổng thể.

– Thời lượng pin tương đương, nhưng A6400 nhỉnh hơn một chút (quay được lâu hơn khoảng 10 – 15 phút và chụp được thêm 50 ảnh tĩnh).

– Bộ nhớ RAW trên A6400 lớn hơn gấp khoảng hai lần.

AF đối với video

– Về video, Sony A6400 vượt trội hơn một chút.

– X-T30 trang bị nhận diện mắt khi quay video (A6400 chỉ có nhận diện khuôn mặt), tuy nhiên X-T30 lại bắt chủ thể chậm hơn một chút khi chủ thể di chuyển vào và ra khỏi khung hình. Trong khi đó A6400 có khả năng duy trì lấy nét tốt hơn.

– Cả hai máy đều xuất sắc, tuy nhiên khi đặt cạnh nhau, có thể thấy AF trên X-T30 có phần yếu thế hơn.

– Người dùng X-T30 có thể cải thiện điểm này bằng cách tăng tốc độ AF, nhưng điều này cũng khiến việc chuyển tiếp giữa các điểm lấy nét bị giật nhẹ. Sony A6400 cân bằng tốt khi vừa chuyển tiếp mượt mà giữa các điểm lấy nét, vừa khóa lấy nét trên khuôn mặt.

AF đối với ảnh tĩnh

Về khoản lấy nét liên tục khi chụp liên tiếp, Fujifilm X-T30 đánh bật Sony A6400. X-T30 đạt đến 100% tốc độ bắn hình trong quá trình đánh giá, trong khi đó A6400 sở hữu ống kính đắt tiền hơn nhiều vẫn chỉ đạt được khoảng 80%. Fujifilm X-T30 giữ lấy nét rất ổn định.

Lưu ý: Fujifilm X-T3 sẽ được có thuật toán AF tương tự nhờ một bản cập nhật firmware phát hành trong tháng 4 này.

Nhiễu và chất lượng hình ảnh

– Có vẻ nhờ vào ống kính sử dụng kèm, Gerald Undone đạt được chất lượng hình ảnh sắc nét hơn với Sony A6400. Gerald Undone sử dụng ống kính crop Sigma f/1.4 (C) so với ống kính Fujinon XF 23mm f/2 (nên lưu ý là Gerald Undone cũng sử dụng cả phần mềm chỉnh sửa. Nếu anh chỉnh tệp RAW, thì các chương trình như Capture One Pro 12 hay phần mềm Adobe mới cũng đều có thể cho ra những kết quả khác nhau).

– X-T30 nhiễu hơn 1 stop khi cân bằng với độ sáng của ảnh.

Kết luận

– Gerald Undone đề xuất Sony A6400 do tính linh hoạt cao hơn: màn hình selfie, thời lượng pin lâu hơn, các khả năng video tốt hơn, grip sâu hơn,…

– X-T30 có vẻ sẽ là một lựa chọn du lịch tốt hơn nhờ thiết kế nhỏ gọn hơn.


Fujifilm X-T30: bit.ly/2DZjHCf

Sony A6400: bit.ly/2BQgULp


Phần 2: Fujifilm X-T30 vs Sony A6400

Trong phần hai, chúng ta sẽ cùng xem đánh giá của kênh The Slanted Lens so sánh Sony A6400 với Fujifilm X-T30.

Kết quả trong bài đánh giá này có phần trái ngược, khi mà Fujifilm X-T30 có kết quả tracking AF tệ nhất khi chụp ảnh tĩnh (khách quan mà nói, người đánh giá cũng có thể mắc các sai lầm thường gặp đó là không bật chế độ Boost – đây là do Fujifilm đã cố tình tắt đi trong quá trình sản xuất mặc định).

Chất lượng hình ảnh

– Tương đồng cao.

– ISO trên X-T30 cũng rất tốt.

– Kéo đến -3 EV; nhiễu trên Sony A6400 cao hơn một chút.

– Kéo đến -4 EV; nhiễu kỹ thuật số trên A6400 thấy rõ hơn.

– Nâng +2 EV; Fuji X-T30 giữ tốt hơn.

– Nâng +3 EV; tương đồng cao.

– Nhìn chung X-T30 có vẻ có dynamic range tốt hơn.

AF

– A6400 có bộ nhớ đệm lâu hơn. X-T30 có bộ nhớ đệm ngắn hơn.

– Tracking trên A6400 tốt hơn, kể cả khi tracking từ xa.

Video

– Sony LOG đẹp mắt hơn.

– X-T30 quay video cân bằng hơn nhiều. Video của A6400 có vẻ ám vàng.

– X-T30 có vẻ đặc biệt sắc nét hơn.

– A6400 nhiễu màu nhiều hơn ở các vùng tối.

– Do chỉ đạt 100 Mb/s, A6400 khá là chật vật khi thu nhận lượng thông tin lớn. Tệp trên Fujifilm X-T30 trông ổn hơn (nhờ tốc độ 200 Mb/s).

ISO

– X-T30 cho ảnh tối hơn 1/2 stop.

– Ở mức 12,800, ảnh của A6400 trông ổn hơn Sony.

– Nhưng nói chung để thư thả và có ảnh đẹp thì tốt nhất là đừng đi quá ISO 1,600, đối với cả X-T30 và A6400.

Công thái học

– X-T30 cho cảm giác hoài cổ.

– X-T30 quá nhỏ, dễ bấm nhầm giữa các nút với nhau.

– Báng của X-T30 quá nhỏ, khó cầm.

– A6400 cho cảm giác trên tay khá thoải mái nhờ báng cầm lớn hơn.

– X-T30 không có màn hình lật selfie.

Tóm lại

Chưa phân thắng bại.

Về vấn đề “ISO giả” trên Fujifilm X-T30

Cách đây một thời gian, có một reviewer tên là Tony Northrup đã đánh giá Fujifilm X-T30 và nhận xét là ISO trên chiếc máy ảnh này “hoàn toàn giả tạo”. Reviewer này so sánh ISO trên Fujifilm X-T30 với hàng loạt ISO trên nhiều mẫu máy ảnh khác, ví dụ như Nikon D5600, D750, Sony A6300, A7R III, Canon 80D, 5D IV, Olympus E-M1X, Fujifilm X-T3,…

Vấn đề là: so sánh ISO kiểu này là vô ích.

ISO là một khái niệm dù ít hay nhiều gì cũng không cố định, đặc biệt là đối với các hãng như Canon hay Nikon sử dụng tiêu chuẩn REI, trái ngược với tiêu chuẩn SOS có phần “khách quan hơn” mà Fujifilm hay Olympus sử dụng.

Một người chuyên đánh giá đương nhiên nên nhận thức được những tiêu chuẩn khác nhau và dựa vào đó để đưa ra cân nhắc phù hợp khi so sánh các máy ảnh với nhau.

Bên cạnh các tiêu chuẩn ISO khác nhau, việc các cảm biến hiện đại hơn thiếu ISO (hay là ISO không đổi) cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đáng chú ý.

(Tổng hợp: FR)


Tham gia Group ZSHOP GROUP – GIAO LƯU – CHIA SẺ – MUA BÁN MÁY ẢNH, MACBOOK để thảo luận và cập nhật tin tức máy ảnh,công nghệ cùng cơ hội  nhận được nhiều ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn!