Home > So Sánh > DJI Mini, Mini 2, Mini 3 hay Mini 3 Pro: chọn flycam trọng lượng nhẹ phù hợp nhất cho bạn
So SánhTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh Giá Thiết Bị Khác

DJI Mini, Mini 2, Mini 3 hay Mini 3 Pro: chọn flycam trọng lượng nhẹ phù hợp nhất cho bạn

Từ trái qua: Mavic Mini/SE, Mini 2, Mini 3 và Mini 3 Pro.

Ngày 30/10/2019, DJI ra mắt chiếc flycam dưới 250g đầu tiên của hãng, khởi đầu cho dòng DJI Mavic Mini. Đáng chú ý, một chiếc flycam có trọng lượng chưa đầy 250g sẽ không cần đăng ký với Cục Quản lý Hàng không Liên bang ở US hay bất kỳ cơ quản tương đương nào ở nhiều quốc gia khác, miễn là người điều khiển flycam không sử dụng nó cho mục đích thương mại.

Từ trái qua: Mavic Mini/SE, Mini 2, Mini 3 và Mini 3 Pro.
Từ trái qua: Mavic Mini/SE, Mini 2, Mini 3 và Mini 3 Pro.

Với cả một gia đình các flycam Mini, thật khó để trực tiếp lựa chọn. Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chúng để giúp bạn trả lời câu hỏi quan trọng: dòng flycam DJI Mini dưới 250g nào là phù hợp nhất với bạn?

Chiếc Mavic Mini đời đầu là một cuộc cách mạng đối với DJI, nhưng nó chỉ cung cấp khả năng quay video tối đa 2.7K/30p và có phạm vi bay hạn chế. Ra mắt khoảng một năm sau đó, Mini 2 được trang bị camera 4K và thêm năm chế độ QuickShot cùng với ba cách chụp ảnh toàn cảnh. Tuy có những cải tiến đáng kể nhưng camera vẫn có cảm biến nhỏ loại 1/2.3 (6,3 x 4,7 mm).

Mini 3 Pro và Mini 3 (trái) có thân gần giống nhau, trong khi Mini 2 và Mavic Mini (phải) giống hệt nhau. Mini 3 Pro là chiếc duy nhất có trang bị các cảm biến phát hiện và tránh vật cản.
Mini 3 Pro và Mini 3 (trái) có thân gần giống nhau, trong khi Mini 2 và Mavic Mini (phải) giống hệt nhau. Mini 3 Pro là chiếc duy nhất có trang bị các cảm biến phát hiện và tránh vật cản.

Đầu năm 2022, Mini 3 Pro ra mắt và trở thành flycam dưới 250g đầu tiên từ DJI cung cấp khả năng tránh vật cản với các cảm biến bố trí ở ba phía. Flycam này bổ sung camera cải tiến quay video tới 4K/60p và chụp ảnh 48MP. Nó cũng hoạt động với remote DJI RC Pro, loại bỏ nhu cầu dùng smartphone điều khiển flycam. Nhưng nó thỏa cái nhãn ‘Pro’ khi có giá bán đắt gần ngang ngửa các dòng flycam phân khúc trên.

Mới đây DJI ra mắt thêm Mini 3. Giống như phiên bản Mavic 3 Classic gần đây, chiếc flycam này là nhằm lấp đầy khoảng cách giữa phiên bản cao cấp nhất trong cùng loại và phiên bản tiền nhiệm hơn hai năm tuổi. Cụ thể trong trường hợp này, nó nằm giữa Mini 3 Pro tiên tiến và Mini 2 đã có thâm niên.

Tìm hiểu chi tiết

Sau khi xem bảng so sánh này, rõ ràng chiếc Mavic Mini đời đầu được thử nghiệm cho bài viết này và phiên bản SE của nó là các lựa chọn đơn giản, cơ bản hơn so với tiêu chuẩn ngày nay. Một lựa chọn thú vị hơn là combo Mini 3 Fly More với remote RC-N1, chỉ đắt hơn combo Mini 2 một chút.

ssdji

*Pin Intelligent Flight cung cấp Mini 3 và Mini 3 Pro lần lượt 37 hoặc 34 phút dùng. Pin Intelligent Flight Plus cung cấp lần lượt mỗi flycam 51 hoặc 47 phút. Pin có thể hoán đổi và sử dụng ở nhiều nơi.

**Dùng pin Intelligent Flight Plus sẽ tăng trọng lượng flycam lên trên 250g và khiến nó cần được đăng ký với cơ quan quản lý.

Mavic Mini và SE: Flycam cỡ nhỏ xuất sắc

Chiếc Mavic Mini được thử nghiệm cho bài viết này và Mini SE đều có kèm camera có khả năng quay phim 2.7K/30p.
Chiếc Mavic Mini được thử nghiệm cho bài viết này và Mini SE đều có kèm camera có khả năng quay phim 2.7K/30p.

Mavic Mini không còn được sản xuất nhưng nó vẫn có thể tìm được ở một số nhà bán lẻ. Còn Mini SE vẫn đang bán trên trang web DJI. Chiếc SE có thân giống Mini 2 và đều có camera 12MP với cảm biến ảnh loại 1/2.3 (6.3 x 4.7mm) giống trên nhiều smartphone. Flycam trang bị ống kính 24mm (tương đương) với trường nhìn 83º và khẩu F2.8 cố định. Không ghi tệp Raw.

Mavic Mini và SE kèm remote rất cơ bản và một bộ trang bị.
Mavic Mini và SE kèm remote rất cơ bản và một bộ trang bị.

Video có thể quay ở độ phân giải cao nhất là 2.7K/30p ở bitrate 40 Mbps dùng codec H.264. Chỉ hỗ trợ tệp .MP4. Quan trọng cần lưu ý là Auto Exposure Bracketing (AEB) không khả dụng để chụp ảnh tĩnh. Khả năng video cũng bị hạn chế. Không có cấu hình 10bit hoặc D-Cinelike, vì vậy bạn sẽ gặp khó khăn với các video clip kém linh hoạt hơn. Quay Slo-Mo cũng không khả dụng. Trong khi QuickShot đặc trưng của DJI bao gồm Dronie, Helix, Rocket và Circle (cho phép flycam thực hiện các cú máy được lập trình sẵn) là một phần của gói phần mềm, Hyperlapse (cơ bản là một chuỗi time-lapse có thêm yếu tố chuyển động) lại vắng mặt trong cả Mini và Mini SE.

Chỉ có một dòng remote cơ bản gắn với smartphone là tương thích với Mavic Mini và SE. Bộ điều khiển này có nút nguồn ở cạnh phải, nút ‘Quay lại trang chủ’ ở bên trái và bánh xe gimbal ở trên cùng. Do remote phụ thuộc vào Wi-Fi nên phạm vi giới hạn chỉ đạt 4km và nguồn dữ liệu trực tiếp sẽ trông hơi nhiễu so với phim thu được cuối cùng. Chiều dài tối đa của smartphone là 160mm (6.3″), có nghĩa là các dòng smartphone lớn hơn, bao gồm cả iPhone 12 Pro Max cỡ 160.8mm, sẽ không vừa vặn thoải mái. Thời gian bay của Mini/Mini SE với pin đầy trong điều kiện lý tưởng nhất là 30 phút.

Mini 2: Ra mắt khả năng quay video 4K

Mini 2 là flycam dưới 250g đầu tiên nhất có camera 4K.
Mini 2 là flycam dưới 250g đầu tiên nhất có camera 4K.

Ra mắt tháng 11/2020, Mini 2 là chiếc flycam dưới 250g đầu tiên cung cấp camera 4K. Với tiêu tự tương đương 24mm và khẩu F2.8 cố định với FOV 83º, nó có thể chụp ảnh 12MP bằng cảm biến ảnh loại 1/2.3 (6.3 x 4.7mm). AEB có thể thực hiện đến 3 nháy và ghép được thành một ảnh HDR. Chế độ Panorama hỗ trợ góc rộng, 180º và hình cầu. Các ảnh này sẽ cần ghép lại ở hậu kỳ. Hỗ trợ cả JPEG và Raw.

Video đến 4K/30p có thể quay ở bitrate 100 Mbps với codec H.264. Có thể zoom số tới 2X ở 4K/30p, 3X ở 2.7K/20p và 4X ở 1080p/30p. Dronie, Circle, Helix, Rocket và Boomerang QuickShot đều có sẵn nhưng không có Hyperlapse. Video chỉ có thể quay ở dạng .MP4, không có cấu hình Log.

Mini 2 kèm remote RC-N1 nhưng cũng có thể dùng với DJI Smart Controller. Smart Controller tương thích với mọi dòng flycam hoạt động trên OcuSync 2.0. Do Mavic Mini, Mini 2 và Mini 3 không có hệ thống tránh vật cản nên có thể lắp thêm khung cánh quạt nhẹ để tăng độ bảo vệ.
Mini 2 kèm remote RC-N1 nhưng cũng có thể dùng với DJI Smart Controller. Smart Controller tương thích với mọi dòng flycam hoạt động trên OcuSync 2.0. Do Mavic Mini, Mini 2 và Mini 3 không có hệ thống tránh vật cản nên có thể lắp thêm khung cánh quạt nhẹ để tăng độ bảo vệ.

Mini 2 tương thích điều khiển từ xa DJI RC-N1. Bản thân remote này còn lớn hơn flycam và có kèm kẹp smartphone ở phía trên, không có màn hình LED nhưng có cung cấp một số tính năng thích hợp gồm khả năng chỉnh đổi giữa các tốc độ bay (Sport, Normal, Cinematic) và các nút ghi hình. Công nghệ truyền sóng OcuSync 2.0 của DJI cho flycam phạm vi hoạt động tới 10km. Nếu bạn không muốn dùng smartphone, thì flycam còn tương thích với DJI Smart Controller.

Thời gian bay tối đa là 31 phút cho mỗi pin, không chênh lệch nhiều so với Mavic Mini hay SE. Mặc dù thông số kỹ thuật cho biết những chiếc flycam nhỏ hơn này có khả năng cản gió tương tự các dòng Mini 3 có tính khí động học cao hơn, nhưng thực ra điều đó không đúng. Trên thực tế chúng đều bị kéo dạt đi một chút, trong khi những người kế vị đương thời vẫn ổn định.

Mini 3: Cảm biến ảnh lớn hơn

DJI Mini 3 mang đến những nâng cấp hiện đại hơn so với người tiền nhiệm Mini 2.
DJI Mini 3 mang đến những nâng cấp hiện đại hơn so với người tiền nhiệm Mini 2.

Mini 3 là dòng flycam cơ bản dưới 250g đắt và phức tạp hơn. Giống phiên bản Mini 3 Pro, nó cũng có cảm biến ảnh loại 1/1.3 (10 x 7.5mm). Camera 12MP với ống kính tương đương 24mm (FOV 82.1º) và khẩu F1.7 có định được lắp trên gimbal 3 trục còn có khả năng xoay dọc để chụp chân dung mà không cần crop.

AEB có trang bị và ghi các cú máy được phơi sáng khác nhau theo bộ 3 nháy. Bạn còn có thể chụp ảnh góc rộng, hình cầu và toàn cảnh 180º. DJI sử dụng cảm biến Quad Bayer để tạo ảnh 12MP với các điểm ảnh lớn bằng 2.4μm (micrometer) để tăng cường hiệu suất low-light. JPEG và Raw đều hỗ trợ trên Mini 3.

Video 4K/30p ở dạng .MP4 có thể quay ở 100 Mbps với codec H.264. Có thể zoom vào chủ thể đến 2X tại 4K/30p, 3X tại 2.7K/20p và 4X tại 1080p/30p với zoom 2X. Giống với Mini 2, cũng có Dronie, Circle, Helix, Rocket và Boomerang QuickShot nhưng vẫn không có Hyperlapse. Cuối cùng là, người điều khiển nào quan tâm tới việc khai thác chi tiết trong video thì nên lưu ý Mini 3 không cho phép quay với cấu hình DJI Log.

Mini 3 hoạt động với cả remote DJI RC-N1 và DJI RC.
Mini 3 hoạt động với cả remote DJI RC-N1 và DJI RC.

Mini 3 tương thích các loại remote RC-N1, DJI RC và Smart Controller. Remote DJI RC có trang bị mọi nút và bánh xe điều khiển bạn cần với một màn hình cảm ứng 5.5″ 700nit. Công nghệ truyền sóng OcuSync 2.0 của DJI cho phép flycam hoạt động tới 10km.

Hai loại pin khác nhau có thể được sử dụng với Mini 3: pin Intelligent Flight cho thời gian bay tới 38 phút và pin Intelligent Flight Plus cho thời lượng tối đa tới 51 phút. Pin Mini 3 và Mini 3 Pro có thể hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng pin Intelligent Flight Plus sẽ tăng trọng lượng bay của flycam lên trên 250g, đồng nghĩa nó cần được đăng ký trước khi bay.

Mini 3 Pro: Kích thước nhỏ nhưng nhiều trang bị tân tiến hơn

DJI Mini 3 Pro là sản phẩm hàng đầu trong dòng Mini với cảm biến phát hiện và tránh vật cản cùng camera 48MP F1.7.
DJI Mini 3 Pro là sản phẩm hàng đầu trong dòng Mini với cảm biến phát hiện và tránh vật cản cùng camera 48MP F1.7.

Mini 3 Pro ra mắt tháng 5/2022 là dòng flycam dưới 250g hàng đầu của DJI. Nó trang bị một số tính năng có thể thấy trên các dòng flycam cao cấp hơn, bao gồm APAS 4.0 cho phép bạn theo dõi chủ thể và vượt qua hoặc tránh các vật thể. Khác với các tùy chọn giá rẻ hơn khác, chiếc 3 Pro có Hyperlapse, MasterShot và mọi kiểu QuickShot, kể cả Asteroid, cho phép bạn sáng tạo tối đa. Tích hợp cả nhận diện và tránh vật cản từ phía trước, sau và dưới.

Mini 3 Pro có camera 48MP với cảm biến ảnh loại 1/1.3 (10 x 7.5m) và hai dải ISO gốc (hai chế độ tăng chuyển đổi) và hỗ trợ phim HDR được hiệu chỉnh sắc thái (theo DJI là đặt phạm vi lớn hơn vào video SDR). Có thể chụp cả ảnh 12MP và 48MP bằng ống kính tương đương 24mm khẩu F1.7 cố định, FOV 82.1º. AEB hỗ trợ 3 hoặc 5 ảnh. Mọi chế độ toàn cảnh đều kèm sẵn, kể cả ghi hình chiều dọc.

DJI Mini 3 Pro là chiếc duy nhất trong cả dòng có cung cấp khả năng thắng lại phía trước hoặc vượt qua vật cản.
DJI Mini 3 Pro là chiếc duy nhất trong cả dòng có cung cấp khả năng thắng lại phía trước hoặc vượt qua vật cản.

Video 4K/60p có thể quay ở bitrate 150 Mbps với cả codec H.264 và H.265. Giống Mini 2 và 3, có thể zoom vào chủ thể tới 2X ở 4K/30p, 3X ở 2.7K/20p và 4X ở 1080p/30p, với 2X được quảng cáo là ‘lossless’. Màu 10bit và cấu hình DJI D-Cinelike đều có hỗ trợ ngay sau khi Mini 3 Pro ra mắt.

DJI Mini 3 Pro tương thích các dòng remote RC-N1, DJI RC và RC Pro. Rõ ràng bạn sẽ không muốn chi trả cho chiếc RC Pro giá $1,199 trừ khi bạn thực sự cần dùng với app thứ ba và không muốn dùng smartphone để giúp điều khiển flycam. Đồng nghĩa, nếu bạn đã sở hữu Mavic 3 Cine hay một chiếc DJI cao cấp nào khác thì bạn có thể sắm thêm Mini 3 như một thiết bị độc lập.

Công nghệ truyền sóng O3 của DJI cho flycam phạm vi bay 12 km xa hơn và live stream 1080/30p rõ hơn với độ trễ thấp. Thời lượng pin 34 phút với pin Intelligent Battery và 47 phút với pin Intelligent Battery Plus. Giống với Mini 3, pin Plus sẽ làm tăng trọng lượng của flycam lên quá giới hạn 250g và buộc nó phải đăng ký trước. Cả Mini 3 và Mini 3 Pro đều kháng gió cấp 5 nên chúng tự nhiên có thể chịu được sức gió tới 38.5 km/h (khoảng 24 mph).

Dòng flycam nào phù hợp với ai nhất?

Tham khảo từ clip và ảnh mẫu để thấy bạn sẽ trả tiền và đổi lại những gì.

Mavic Mini và SE rõ ràng là những flycam đơn giản nhất trong gia đình Mini. Chúng không có quá nhiều trang bị hay thiết lập hào nhoáng giúp bạn quay và chụp xuất sắc. Điều này khiến chúng trở thành những khởi điểm giá rẻ trong hệ sinh thái DJI, và dù vậy, chúng vẫn hoàn hảo tiềm năng cho những ai mới bắt đầu và chưa chắc có muốn chơi flycam lâu dài hay không.

Mini 2 là lựa chọn tuyệt vời nhất cho những ai có ngân sách hạn chế trong tầm $500 – $600. Dòng flycam này có khả năng chụp ảnh và quay phim khá ổn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho người chơi vì sở thích hoặc dân du lịch có ngân sách giới hạn.

Mini 3 có hơi đắt hơn, nhưng bạn sẽ có được một chiếc flycam entry-level hiện đại. Người chơi điều khiển từ xa sẽ yêu thích chiếc flycam dưới 250g có cảm biến ảnh lớn hơn và sắc nét hơn này, cho ảnh trong rõ hơn để chia sẻ trên mạng xã hội. Miễn là bạn không phiền với sự mất tích của một số tính năng tiên tiến hơn của DJI.

Như tên gọi, Mini 3 Pro được trang bị nhắm đến những tay lái flycam có yêu cầu cao hơn muốn sáng tạo hình ảnh và video chất lượng cao. Khả năng nhận diện và tránh vật cản đồng nghĩa người dùng có thể thực hiện kiểm tra hoặc điều khiển ở những khu vực chật hẹp mà không cần lo lắng. Chiếc flycam này thích hợp cho sở thích bay cao cấp hoặc công việc thương mại.

Mỗi dòng này sẽ cách này vài trăm đô, nhưng mọi khác biệt đều có ý nghĩa. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin rõ ràng dòng flycam nào là phù hợp nhất với bạn, dựa trên ngân sách và nhu cầu của bạn. Chúc bạn bay vui!

Theo DPReview