Home > Thủ Thuật > Thiết bị công nghệ > Dùng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực
Thiết bị công nghệTin Tức

Dùng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực

headphones

Việc sử dụng tai nghe thường xuyên có thể dễ dàng ảnh hưởng đến thính lực của bạn. Nên dùng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực.

Hiện nay tai nghe dường như đã trở thành một thiết bị cần thiết cho hầu hết mọi người. Tai nghe có thể được sử dụng cho nhu cầu giải trí, học tập và làm việc. Và khi đi trên đường hay bất cứ đâu cũng dễ bắt gặp hình ảnh người người đeo tai nghe.

gettyimages-mobile-phone-headphones-earbuds-coffee-1120

Tuy nhiên sử dụng tai nghe không đúng cách trong thời gian dài có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho thính lực của bạn. Giảm thính lực, ù tai… thậm chí điếc hẳn một bên là những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đeo tai nghe không đúng cách dẫn đến những tổn thương cho tai

– Suy nhược tế bào thần kinh tai trong

Nếu như bạn thường xuyên đeo tai nghe trong nhiều giờ liền liên tục mỗi ngày thì hãy thận trọng xem xét lại thói quen không hề tốt này. Vì như vậy ốc tai phải làm việc quá sức chịu đựng tiếng ồn lâu. Bạn sẽ gặp phải tình trạng tai lùng bùng, khả năng tiếp nhận thông tin lời nói kém mặc dù trên thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.

Các tế bào thính giác của ốc tai chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Thính giác mệt khi bị kích thích liên tục bởi nghe âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài. Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc  nghe suốt trong giấc ngủ sẽ làm tổn thương cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Có thể xuất hiện những biểu hiện ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh.

– Âm thanh càng lớn càng gây tác hại

Khi nghe âm thanh trên  85db liên tục trên hai giờ một ngày và kéo dài nhiều tháng sẽ gây giảm thính lực. Đa số các loại tai nghe trên thị trường hiện nay đều có công suất cực đại lên đến 120db và dễ gây hại cho tai khi không được dùng đúng cách.

Tuy nhiên bạn có thể sẽ không nhận thấy giảm thính lực ngay cho đến một khoảng thời gian sau đó. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.

Những tác hại không muốn khác

– Mất tập trung, dễ gây tai nạn trong khi lái xe hay đi đường. Đeo tai nghe lâu khiến thần kinh mệt mỏi, tai không thể phân tích nhận biết lời nói và dẫn đến phản ứng chậm chạp, tiếp thu kém.

– Khi ngủ đeo tai nghe kích thích não bộ hoạt động liên tục. Thức dậy sẽ mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, làm việc kém chất lượng, dễ gây tai nạn khi làm nghề trên cao, điều khiển máy móc…

– Nút tai nghe thường gây ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây viêm ống tai ngoài, chàm ống tai, nhiễm nấm. Nếu đeo tai nghe không vừa vặn sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau…

Hạn chế tác hại khi dùng tai nghe

– Không nên nghe âm lượng quá lớn, điều chỉnh âm lượng không quá 60% so với mức cao nhất của thiết bị. Không nên đeo tai nghe quá lâu và nhất là khi đi ngủ.

– Nên sử dụng các loại tai nghe vừa khít với tai để tránh phải tăng volume do ảnh hưởng tiếng ồn xung quanh. Nếu không thì phải nhớ rằng: khi volume bật càng lớn thì thời gian nghe càng phải được rút ngắn tương ứng.

– Mặc dù các loại tai nghe chụp tai trên thị trường hiện nay có giá khá cao và hơi cồng kềnh. Nhưng đây là sự lựa chọn tốt nhất cho đôi tai của bạn. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh hạn chế việc tăng âm lượng quá mức cần thiết.

Những lưu ý thường ngày

– Nên nghe nhạc, học tập… bằng loa ngoài, nếu cần dùng tai nghe thì không nghe ở mức âm lượng quá lớn.

– Hạn chế nghe trong môi trường quá ồn ào vì sẽ khiến người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn.

– Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì làm cho viêm tai dễ tái phát.

– Chỉ nên đeo tai nghe khoảng dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ.

– Khi thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tai Mũi Họng với các trang thiết bị đo thính lực để khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Nguồn VnExpress

Và tốt hơn hết người dùng nên sử dụng các loại tai nghe đảm bảo chất lượng, chính hãng để an tâm hơn. Người dùng có thể tham khảo các sản phẩm tai nghe chính hãng từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên thị trường và đảm bảo chất lượng tại zShop.