DXO Lab đánh giá cảm biến của Sony A6400.
Tầm ba năm sau khi giới thiệu A6300, Sony ra mắt người kế nhiệm của nó là A6400. Máy sở hữu ngoại hình rangefinder, là thiết kế hầu như không đổi so với thế hệ trước cũng như chia sẻ nhiều tính năng tương tự, ví dụ như kính ngắm điện tử OLED và màn hình LCD cảm ứng xoay lật 3 inch 921 nghìn điểm ảnh.
Một đặc điểm không đổi khác là độ phân giải 24.2MP trên cảm biến APS-C Exmor (back-illuminated) CMOS. Cảm biến này kết hợp với bộ xử lý hình ảnh BIONZ X mang lại dãy ISO rộng hơn một chút là 100-32000 và mở rộng lên 102400, bên cạnh tốc độ chụp liên tiếp 11 fps.
Mặc dù A6400 trang bị cùng một hệ thống AF lai với 425 điểm, thế hệ này lại mượn một số tính năng xử lý dữ liệu tiên tiến của mẫu máy đỉnh cao A9. A6400 cũng là mẫu máy ảnh đầu tiên trang bị cái Sony gọi là công nghệ “nhận diện đối tượng dựa trên AI”. Hầu hết các cải thiện đều nhắm đến hiệu suất AF, đặc biệt là Eye AF và tracking lấy nét sử dụng các phương thức trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ nhận diện các chủ thể dựa trên màu sắc, độ sáng và khoảng cách.
Xét về video, Sony A6400 có thể quay phim lên đến 4K (UHD) tốc độ 30 fps, xử lý điểm ảnh tối đa không binning. Mẫu máy ảnh mirrorless mới này ghi trên một thẻ nhớ SD duy nhất, có hỗ trợ các thẻ UHS-I tốc độ khá chậm.
Các thông số kỹ thuật chính:
- Cảm biến APS-C Exmor CMOS 24.2MP
- Hybrid AF nhận diện pha và nhận diện tương phản với 425 điểm
- Bộ xử lý hình ảnh BIONZ X
- Native ISO 100-32000 (mở rộng đến ISO 102400)
- Chụp 11 fps với AF liên tục
- Quay video 4K đến 30 fps và 1080p đến 120 fps
- Một khe cắm thẻ nhớ SD (hỗ trợ UHS-I)
Nội dung
Tổng quan
Cảm biến CMOS kích thước APS-C trên Sony A6400 đạt được tổng điểm DxOMark là 83 điểm, ngang hàng với các mẫu máy ảnh APS-C hơi lùi đời về trước một chút như Nikon D7100 hay Samsung NX1.
Không quá ngạc nhiên khi thấy cảm biến back-illuminated của Sony xử lý đa năng xuất sắc và gây ấn tượng không chỉ ở dynamic range rộng (đối với chụp phong cảnh) đạt 13.7 EV tại ISO 100, mà còn ở ISO chụp thiếu sáng (đối với chụp thể thao) tại ISO 1431 – tốt nhất trong số các cảm biến kích thước APS-C. Mặc dù vậy, máy vẫn chỉ hạ cánh ở vị trí thứ 55 khi đặt lên bàn cân với các cảm biến lớn hơn như full frame 35mm và medium-format.
Đo sáng 24 bit, độ sâu màu của cảm biến trên A6400 (đối với chụp chân dung) cũng rất xuất sắc, sánh được với một số cảm biến full-frame front-side illuminated hiện nay, nhưng tất nhiên là nó không sánh được với độ nhạy màu của các dòng full-frame back-illuminated.
So sánh chất lượng hình ảnh
Với độ phân giải 24MP tương tự A6300, cảm biến APS-C trên A6400 hoạt động rất giống với người tiền nhiệm của nó. Tuy nhiên, các kết quả thu được lại có phần thấp hơn.
Với độ sâu màu thấp hơn là 0.4 bit, điểm (đối với chụp chân dung) cho thấy sự khác biệt lớn nhất, tuy nhiên cả hai điểm dynamic range (đối với chụp phong cảnh) và ISO thiếu sáng (đối với chụp thể thao) cũng cho thấy sự chênh lệch — mặc dù xét trên thực tế thì các điểm này không mấy thay đổi.
Trong bảng dưới đây, cảm biến 24MP trên A6400 đạt số điểm khá gần với điểm của cảm biến 20.9MP trên Nikon D500. Tuy vậy, kể cả với bộ phận cảm quang lớn, độ sâu màu và phương thức ISO chụp thiếu sáng giống nhau, thì các máy ảnh Nikon vẫn vượt trội hơn một chút ở mảng dynamic range.
Tương tự đối với mẫu tầm trung 24.2MP Nikon D5600, máy cũng nhỉnh hơn về dynamic range, ít nhất là xét về ISO. Dù vậy nếu để ý kỹ hơn, có thể thấy Sony A6400 đã cải thiện dynamic range ở các mức ISO cao, ngay cả khi điểm này không thể hiện trực tiếp trên điểm chấm ISO chụp thiếu sáng (đối với chụp thể thao).
So sánh chuyên sâu
Để đánh giá chi tiết hơn về hiệu suất cảm biến, DXO Lab so sánh Sony A6400 với người tiền nhiệm A6300, cũng như với máy ảnh DSLR tầm trung có mức giá tương đương là Nikon D5600.
Chân dung (độ sâu màu)
Tuy Sony A6400 sở hữu thân máy, số điểm ảnh, cũng như nhiều tính năng tương tự A6300, kể cả cảm biến APS-C BSI CMOS cũng hoạt động giống nhau, nhưng các kết quả lại khá là khác nhau khi xét về độ nhạy màu.
Tại ISO cơ bản, A6400 đạt độ sâu màu tối đa là 24.1 bit, chênh lệch 0.4 bit so với A6300. Tại ISO 1600, độ chênh lệch là 1.4 bit, nhưng sự khác biệt giữa cả hai máy tiếp tục vẫn là phạm vi nhạy sáng.
Khả năng phản hồi màu thấp trên A6400 đồng nghĩa máy không thể phân biệt được nhiều màu sắc như A6300, điểm này thỉnh thoảng không thấy rõ trên hình ảnh, nhất là ở những chỗ chuyển màu giữa các tổ hợp màu. Ấy là vì A6400 đọc nhiễu cao hơn A6300, điểm tạo ra giới hạn độ nhạy màu trên thế hệ máy trước.
Nghiêm túc mà nói, Nikon D5600 cũng phân biệt màu sắc tốt hơn A6400, nhưng chỉ hơn 0.1 ở mức nền, peaking 0.3 bit tại ISO 200, cũng khó mà nhận ra trên ảnh.
Phong cảnh (dynamic range)
Với khả năng đo sáng 13.6 EV ở mức nền (ISO 100), A6400 sở hữu dynamic range rất ổn cho khả năng ghi lại phạm vi tông màu rộng chỉ trong một bức ảnh. Về cơ bản điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều vùng phơi sáng hơn khi chỉnh hình ảnh chụp bằng A6400 ở khâu hậu kỳ với các ảnh có dynamic range thấp hơn, ít lộ nhiễu hay banding.
Mặc dù thấp hơn một chút so với Nikon D5600 ở mức nền, A6400—kể cả khi có nền nhiễu cao hơn—vẫn khá là giống A6300 cho đến ISO 200. Ngoài ra, tại ISO 800, A6400 có độ phản hồi tốt hơn, xuyên suốt từ ISO 1600 trở đi, cả hai mẫu máy của Sony hoạt động giống nhau cho đến ISO 12800, và tại mức này A6300 lại chiếm ưu thế hơn một chút.
Trong khi mẫu máy ảnh của Nikon có dynamic range rộng nhất trong cả ba mẫu máy ở mức ISO nền (100), Sony A6300 và A6400 vẫn linh hoạt hơn ở các mức ISO cao, với A6400 còn làm tốt ở các mức ISO thấp hữu dụng (tuy điểm này còn có nhiều tranh cãi). Mặc dù sự khác nhau không quá lớn—chỉ khoảng 0.5 EV—một số tình huống vẫn thể hiện rõ khác biệt này.
Thể thao (ISO chụp thiếu sáng)
Trừ các thông số nhạy sáng cao nhất, thì cả ba máy chia sẻ các tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) giống nhau. Ở khoảng ISO 12800, các mức nhiễu thấp trên A6300 có thể nhận thấy rõ hơn so với trên Nikon D5600, nhưng không có vẻ như sẽ nhận diện được trên ảnh chụp bằng hai mẫu máy cùng đến từ Sony. Tuy vậy khi kết hợp nhiễu thấp và dynamic range rộng của A6400 ở các thiết lập nhạy sáng cao, xét về chụp thể thao, thì máy có vẻ có nhiều ưu thế hơn Nikon D5600 khi chỉnh hậu kỳ các ảnh sáng.
Kết
Bất kỳ ai so sánh Sony A6300 và A6400 cũng sẽ nhận thấy các kết quả rất thú vị. Tuy hai mẫu máy chia sẻ độ phân giải cảm biến giống nhau và các kết quả tổng quan đuổi rất sát nhau, nhưng phép đo lại không giống nhau.
Dù có nền nhiễu cao hơn một chút so với A6300, thế hệ mới A6400 sở hữu cảm biến hoạt động tốt hơn, kết hợp dynamic range rộng trên phạm vi các thiết lập nhạy ISO hữu dụng cao và ISO chụp thiếu sáng xuất sắc. Tuy có một số ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu ảnh, A6400 giữ được khả năng mang lại hình ảnh cực kỳ mãn nhãn. Kết hợp các đặc điểm trên với hệ thống AF, tốc độ chụp liên tiếp 11 fps và giá cả khá là phải chăng, thì Sony A6400 sẽ là lựa chọn hấp dẫn đối với các nhiếp ảnh gia chuyên chụp thể thao và hành động.
(Theo DXOMark)
Tham gia Group ZSHOP GROUP – GIAO LƯU – CHIA SẺ – MUA BÁN MÁY ẢNH, MACBOOK để thảo luận và cập nhật tin tức máy ảnh, công nghệ cùng cơ hội nhận được nhiều ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn!