Home > Thủ Thuật > Food Photography 101: Làm thế nào để chụp ảnh đồ ăn hoàn hảo?
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Food Photography 101: Làm thế nào để chụp ảnh đồ ăn hoàn hảo?

fptip 1

Tác giả: Evan Ferguson @ Shopify

Các doanh nghiệp như nhà hàng, xe bán thức ăn, tiệm bánh, cửa hàng thực phẩm… đều thể hiện thế mạnh của họ bằng ảnh chụp đồ ăn. Đấy là lý do cho tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng ảnh chụp đồ ăn của bạn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn mà khách hàng kỳ vọng.

Tuy nhiên để chụp ảnh đồ ăn đẹp không bắt buộc phải thuê nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay mua sắm thiết bị xa xỉ. Những bức ảnh có vẻ chuyên nghiệp có thể chụp bởi người mới chụp trên những thiết bị đơn giản như app chụp ảnh trên smartphone chẳng hạn. Dưới đây là loạt thủ thuật chụp ảnh đồ ăn hàng đầu mà bạn sẽ muốn tham khảo!

fptip 1

Làm thế nào để chụp ảnh đồ ăn?

  • Chuẩn bị món ăn, sẵn sàng chụp hình: sắp xếp món ăn của bạn để thể hiện được các đặc trưng tuyệt nhất của nó. Chọn các bề mặt và dụng cụ ăn uống có sức bổ trợ. Đặt chủ thể chính của bức ảnh vào chính giữa chiếc đĩa và chừa chỗ trống ở rìa.
  • Sử dụng ánh sáng hợp lý: Lấy ánh sáng từ phía bên tới thay vì lấy từ chính diện. Sử dụng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể, làm dịu ánh sáng khi cần thiết. Để ý các phần bóng đổ gắt.
  • Thử nghiệm với khung hình: Thử chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Sử dụng các màu ấm, ngon mắt, sát với thực tế nhất. Sử dụng độ sâu trường ảnh để tập trung vào các khía cạnh ngon miệng nhất trong bức ảnh.
  • Chỉnh sửa ảnh ẩm thực của bạn như dân chuyên nghiệp: Tăng độ nét hình. Điều chỉnh cân bằng trắng để gia giảm tông màu lạnh và kéo các tông màu ấm lên. Tăng độ tương phản, độ sáng, độ bão hòa, nhưng mỗi thứ một ít thôi.
  • Đừng ngại sáng tạo: Nguyên tắc đặt ra là để phá vỡ. Một góc độ, phối cảnh, bảng màu hay bố cục độc đáo đều có thể giúp ảnh chụp đồ ăn của bạn nổi bật.

1. Chuẩn bị món ăn, sẵn sàng chụp hình

fptip 2

Các đầu bếp sử dụng từ “plating” nhằm mô tả sự sắp đặt đậm tính thẩm mỹ cho món ăn. Kỹ thuật plating tốt rất quan trọng. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy khi tiêu thụ đồ ăn, người ta thường nhận diện một món được bài trí đẹp là ngon và khỏe khoắn hơn.

Không có gì cho người dùng ngoài một bức ảnh, bài trí món ăn là bước đầu tiên để tạo cho người ta hình dung về món ăn đã được chụp, rằng nó mọng nước và ngon miệng thế nào y như cái cách nó xuất hiện trên ảnh. Trước khi chụp hình, bạn sẽ cần cân nhắc làm thế nào để sắp xếp món ăn của bạn theo cách hấp dẫn nhất.

Dưới đây là một số thủ thuật để sắp xếp món ăn của bạn:

Đừng xếp món nào cũng như món nào

Nếu bạn chụp một món có sự hòa trộn cao, đơn cử salad hay xúp, thì hãy tránh quá tay với cách bài trí của các thành phần trong món.

Điều này không đồng nghĩa món ăn không cần được sắp đặt — tuy nhiên bạn sẽ muốn suy tính các ra các hình thức trình bày tự nhiên như trong một mảnh vườn với nhiều hoa nở màu sắc hoặc khu rừng ngọt ngào đầy những tán cây.

fptip 3

Nếu bạn chụp món có vẻ hơi lạ mắt — ví dụ smoothie cầu vồng hay bánh kem vũ trụ — thì sự gọn gàng trong bài trí là mấu chốt. Các loại món ăn như vậy phụ thuộc phần lớn vào sự cân bằng của màu sắc và độ chuẩn trong đường nét, tương tự như trong hội họa hay điêu khắc.

fptip 4

Chọn bề mặt phù hợp

Bạn sẽ muốn chọn các loại đĩa thích hợp với thẩm mỹ của món ăn và có thể làm bật lên các ưu điểm ở độ hấp dẫn thị giác của món đó.

Nếu món ăn của bạn thiên về màu đơn, ví dụ bánh mỳ chẳng hạn, bạn sẽ cần kết hợp với khăn trải bàn có họa tiết. Thớt cắt bằng gỗ và bàn dã ngoại sẽ cho cảm giác gần gũi, phù hợp trình bày các món ăn nhà làm. Đĩa trắng cơ bản sẽ giúp các món có màu sắc thêm sống động hơn.

fptip 5

Đặt chủ thể chính vào chính giữa

Người ta có xu hướng xem các món đặt chính giữa bức ảnh chụp đồ ăn là ngôi sao của bữa tiệc. Khi bài trí một món ngon, tốt nhất là bắt đầu từ chính giữa với món chính rồi tản dần ra, thêm món phụ hay gia vị, nhằm đảm bảo bố cục bài trí đối xứng.

Suy nghĩ như một nghệ sỹ

Các đầu bếp chuyên nghiệp thường dùng các món đồ như thìa, lọ bóp, kẹp hay thậm chí bút lông vẽ để trang trí cho các món ăn của họ, tựa như họa sỹ thiết kế trên bức tranh canvas. Đừng ngại dùng sốt và kết cấu để tăng tính nghệ thuật cho món ăn của bạn.

Các food photographer lành nghề thường giữ luôn vai trò food stylist, đôi khi còn tự sắp xếp dụng cụ tạo mẫu đồ ăn, một bộ phụ kiện và công cụ giúp điều chỉnh món ăn dùng để chụp. Các bộ dụng cụ này có thể bao gồm kẹp, khăn giấy, bông cotton… giúp bạn cân chỉnh các đồ vật trong ảnh một cách cẩn thận.

fptip 6

Sau khi đã chuẩn bị xong món ăn để chụp, bạn sẽ muốn bắt đầu suy tính cách sắp xếp và bố cục của chính các bức ảnh.

2. Sử dụng ánh sáng hợp lý

Ánh sáng đẹp là chìa khóa để nhấn mạnh chất liệu và sự cân bằng màu sắc của ảnh ẩm thực. Chọn nguồn sáng hợp lý cho món ăn của bạn đồng nghĩa cân nhắc ohaanf nào của món ăn mà bạn muốn nhấn mạnh, bạn muốn làm nổi bật phần mọng nước của tảng bò mới nấu hay phô bày texture độc đáo của một miếng phô mai được cắt ra hoàn hảo?

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để tận dụng ánh sáng tốt nhất cho ảnh chụp đồ ăn của bạn:

Tránh ánh sáng từ phía trước

Ánh sáng từ phía trước thường có xu hướng tạo ra các điểm sáng gắt trong ảnh, đồng nghĩa các món ăn có texture sẽ không được thể hiện rõ ràng, khiến tổng thể món ăn trông nhạt nhẽo, không ngon lành gì.

Thay vào đó, lấy ánh sáng từ mặt bên

Ánh sáng từ mặt bên là cách tốt nhất để gợi lên các vùng bóng và các điểm sáng trong các texture nhất định, ví dụ bánh mỳ, thịt và phô mai. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp các món ăn cần sự cân bằng giữa nhiều texture khác nhau, ví dụ sandwich và burger.

fptip 7

Chú ý bóng đổ gắt

Bóng làm nổi bật texture trong món ăn nhưng bóng đổ gắt có thể gây mất tự nhiên và độ ngon của món ăn, thường có vẻ giống mấy đốm mốc nữa. Nếu bắt gặp vùng bóng gắt, bạn cần điều chỉnh góc ánh sáng hoặc máy ảnh của bạn để đạt được độ cân bằng sáng/bóng trong khung hình.

Dùng ánh sáng dịu, tản nhẹ

Bóng gắt còn có thể tránh được bằng cách làm dịu ánh sáng. Nếu bạn chụp ảnh dưới ánh sáng tự nhiên, nên chụp bên cửa sổ trong một ngày trời râm mát. Nếu chụp trong studio, hãy dùng ánh sáng thấp hoặc bề mặt phản quang để đánh sáng và tản sáng chiếu lên chủ thể của bạn.

Dùng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể

Không phải là không thể chụp ảnh đồ ăn đẹp dưới ánh sáng nhân tạo, nhưng việc này cần thực hiện trong môi trường ánh sáng trong studio. Ánh sáng tự nhiên nhất là trong ngày trời râm mát là đủ sáng để thấy rõ texture của món ăn, nhưng vẫn đủ dịu để không bị đổ bóng gắt.

3. Thử nghiệm với khung hình

Không phải ảnh chụp đồ ăn nào cũng dùng khung hình giống nhau. Sức hấp dẫn của món ăn mà bạn chụp lại có thể được truyền tải qua việc bạn bố cục nó trong khung hình. Không có cách đúng hay cách sai khi căn khung hình chụp đồ ăn, nhưng bạn sẽ muốn lưu ý một số điều sau:

Thử chụp từ nhiều góc độ khác nhau

Về góc độ trong bức ảnh, bạn sẽ muốn hình dùng bạn muốn nhấn mạnh vào phần nào của món ăn. Ví dụ món sandwich trông ngon nhất khi được cắt đôi và chụp từ mặt bên, nhấn mạnh vào texture và độ mọng nước của miếng thịt bên trong.

Dù vậy cú máy từ bên hông sẽ không phù hợp với mọi món. Những món như salad và charcuterie board chụp tốt nhất là lấy góc máy từ trên xuống, chụp kiểu flat-lay để thể hiện được yếu tố sắp đặt.

fptip 8

Tránh chụp ảnh đồ ăn từ góc dưới chính diện. Đây là lỗi thường gặp khi chụp ẩm thực bởi đây là góc đầu tiên khi một người nhìn vào đĩa đồ ăn đặt trước mặt họ.

Cũng vì lẽ này, chụp từ góc dưới chính diện cũng giảm bớt độ hấp dẫn. Cũng có ngoại lệ, nhưng nói chung hiếm khi các texture và đường nét đẹp nhất của món ăn có thể được khai thác từ góc chụp này.

Dùng màu sắc ngon mắt tả thực

Lưu ý đến tâm lý màu sắc khi chụp ảnh đồ ăn. Người ta thường tránh các màu xám, đen và xanh bởi chúng gây giảm sự ngon miệng, trong khi các màu đỏ và vàng giúp kích thích vị giác hơn.

Dĩ nhiên vẫn có một số ngoại lệ. Tráng miệng, kẹo và các món có màu xanh tự nhiên cũng có thể mang lại cảm giác ngon miệng. Suy tính cách màu sắc trong ảnh của bạn kết hợp với nhau, xem chúng hình thành tính thẩm mỹ trong bức ảnh như thế nào.

fptip 9

Cố gắng nịnh món ăn của bạn bằng các đạo cụ hoặc texture hay ho, đồng thời giữ các màu sắc cân bằng. Giữ ảnh có độ bão hòa và tránh dùng các bộ lọc màu lạnh. Hầu hết món ăn, nhất là thịt và phô mai, thường trông dở tệ dưới ánh sáng xanh.

Dùng độ sâu trường ảnh để sáng tạo tiêu điểm

Đốp ảnh chỉ khoảng cách giữa các vật thể trong khung hình và cách tiêu cự tạo ra điểm nhấn trên các phần của món ăn nằm gần nhất. Tương tự, các món nhất định có góc độ tốt hơn, chúng cũng có các điểm tốt hơn để lấy nét trong hình.

Thử nghiệm các cú máy cận cảnh và lấy ít hậu cảnh. Trải nghiệm đốp hình sẽ giúp tăng độ nhấn cho các món có nhiều texture, thích hợp với các món như pasta.

fptip 10

4. Chỉnh sửa ảnh ẩm thực của bạn như dân chuyên nghiệp

Khi chụp xong ảnh, bạn sẽ muốn chỉnh sửa nhẹ bằng công cụ chỉnh sửa hình ảnh. Nếu bạn có ngân sách, bạn có thể mua công cụ (ví dụ Lightroom), nhưng cũng có những phần mềm miễn phí cho phép tải về.

Lưu ý chỉnh sửa có cân nhắc. Chỉnh quá đà sẽ khiến bức ảnh của bạn trông thiếu tự nhiên và không ngon miệng. Nhưng chỉnh nhẹ ở độ cân bằng màu sắc và shading sẽ giúp ảnh của bạn trông hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.

Ví dụ, dưới đây là ảnh chụp đồ ăn chưa qua chỉnh sửa:

fptip 11

Món ăn được bài trí đẹp mắt và có sự cân bằng thú vị trong bố cục. Cùng với ánh sáng đồng đều, bức ảnh này là khởi đầu tuyệt vời cho nhiếp ảnh ẩm thực hoàn hảo, nhưng hãy chỉnh trang nó thêm một chút để khai thác tối đa hương vị của bức ảnh.

Dưới đây là những việc chúng ta sẽ làm:

Tăng độ nét hình

Nói chung, ảnh của bạn sẽ có một độ sắc nét nhất định trong trường hợp bạn chụp bằng máy ảnh ổn định và ánh sáng rõ ràng. Tuy nhiên một số điều chỉnh về độ sắc nét trong ảnh sẽ giúp các rìa cạnh trông rõ ràng hơn, giúp phân biệt các khía cạnh trong bức ảnh tốt hơn.

fptip 12

Trong Photoshop hay các nền tảng chỉnh sửa hình khác, bạn có thể làm nét hình bằng cách áp bộ lọc Unsharp mask. Các bộ lọc Unsharp mask làm tăng độ tương phản giữa các điểm ảnh gần đó, giúp các rìa hình trông rõ nét hơn.

fptip 13

Unsharp mask có 3 tùy chọn chỉnh sửa:

– Radius: kiểm soát có bao nhiêu số điểm ảnh gần các rìa tương phản cao sẽ bị ảnh hưởng bởi bộ lọc này. Nếu ảnh của bạn có chứa các vật thể to, bạn có thể chỉnh tùy chọn này tới giá trị radius cao hơn, tầm 2. Đối với ảnh có nhiều yếu tố phức tạp và các đường nét gãy gọn, bạn sẽ muốn để giá trị radius thấp hơn, tầm giữa 0.05 và 1. Ví dụ ảnh trên được chỉnh radius 0.7 do có nhiều đường nét trên đĩa.

– Amount: kiểm soát lượng tương phản sẽ áp dụng lên rìa hình. Thích hợp với ảnh ẩm thực nhưng tốt nhất nên hạn chế tùy chọn này. Mức độ làm nét cao có thể khiến bức ảnh trông cứng nhắc, dù vẫn có những trường hợp phù hợp nhưng thông thường, các món trông thô cứng thì có vẻ kém ngon miệng hơn.

– Threshold: điều chỉnh mức độ ảnh hướng của bộ lọc lên bức ảnh. Giá trị 0 sẽ áp dụng bộ lọc lên toàn bức ảnh. Khi điều chỉnh tùy chọn này, các vùng có độ tương phản cao trong ảnh sẽ được tăng độ nét lên, trong khi các vùng tương phản thấp thì giữ nguyên. Trong ảnh minh họa ở trên, threshold được giữ ở mức 0 do sẽ có nhiều đường nét hưởng lợi từ mức threshold thấp, nhưng cứ thoải mái điều chỉnh tùy chọn này lên cao hơn một chút nếu ảnh chụp đồ ăn của bạn có chức các vật thể lớn hơn và ít đường nét hơn.

Sửa cân bằng trắng

Cân bằng trắng ý chỉ sắc thái của các phần màu trắng trong bức hình. Điều chỉnh cân bằng trắng giúp ảnh trông “ấm” hoặc “lạnh” hơn tùy vào mức độ chỉnh sửa của bạn.

Khi chụp đồ ăn, hãy dùng màu trắng ấm để món ăn trông ngon miệng hơn:

fptip 14

Cân bằng trắng có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau tùy vào công cụ chỉnh sửa hình ảnh bạn sử dụng. Đối với Photoshop, bạn sẽ cần chọn bức ảnh và chọn vào Adjustments > Color Balance.

fptip 15

Điều chỉnh độ sáng/tương phản

Độ tương phản là sự phân biệt giữa các vùng sáng nhất và tối nhất trong bức ảnh. Tăng độ tương phản lên cao hơn sẽ giúp làm rõ các chi tiết hơn.

fptip 16

Mỗi phần mềm chỉnh sửa ảnh khác nhau đều có cách thức riêng để điều chỉnh độ sáng và tương phản cho ảnh. Trong Photoshop, bạn có thể thực hiện điều này bằng cách chọn Layer > New Adjustment Layer > Brightness/Contrast. Một bảng tùy chọn sẽ xổ xuống cho phép bạn điều chỉnh độ sáng và tương phản của ảnh.

Tăng nhẹ độ sáng và tương phản sẽ làm bật lên sự đa dạng của màu sắc, các vùng sáng và tối trong bức ảnh, giúp bức ảnh hút mắt hơn.

Tăng độ bão hòa

Tip cuối để chỉnh sửa ảnh của bạn là tăng nhẹ độ bão hòa trong ảnh. Độ bão hòa hiểu là cường độ màu sắc trong hình ảnh. Đối với ảnh chụp ẩm thực, lưu ý: độ bão hòa càng cao, các màu ấm càng nịnh mắt.

Hình dùng màu sắc ấn tượng của một tảng bò đỏ tươi mọng nước hoặc lát xoài màu vàng tươi. Tăng một chút bão hòa trong ảnh ẩm thực là một cách thức tuyệt vời để làm nổi bật lên các màu sắc trong bức ảnh và khiến bức ảnh trông ngon miệng hơn.

fptip 17

Những tay biên tập hình ảnh lão luyện có thể áp dụng nhiều kỹ thuật chỉnh sửa nâng cao hơn, nhưng kể cả những thay đổi cơ bản nhỏ nhỏ thôi cũng đủ tạo nên khác biệt lớn như ảnh minh họa sau:

fptip 18

5. Đừng ngại sáng tạo

Food photography là nghệ thuật, không phải khoa học chính xác. Dù có những nguyên tác cơ bản giúp bạn chụp ảnh đồ ăn tốt hơn nhưng đừng để chúng ngăn cản bạn thử nghiệm với các bộ lọc, kỹ thuật ánh sáng và bố cục để khơi dậy sự độc đáo trong tác phẩm của bạn.

Có hàng tá phương thức hấp dẫn và xuất sắc để chơi với các món ăn, tỉ dụ như sử dụng đồ ăn điêu khắc một bức phong cảnh hay tạo ra món tráng miệng trông như mấy con thú đáng yêu. Cách tiếp cận chủ đề độc đáo trong nhiếp ảnh ẩm thực là phương thức tuyệt vời để khiến ảnh chụp đồ ăn của bạn trở nên nổi bật.

fptip 19

Phối cảnh bạn khai thác càng độc đáo, bạn càng thu hút được sự chú ý của người xem. Sau cùng, thu hút sự chú ý của mọi người – và hy vọng là kích thích cả vị giác của họ – mới là điều quan trọng hơn cả.