Home > Máy ảnh > Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh tốt nhất trong tầm giá 55 triệu VNĐ
Máy ảnhTin TứcĐánh giá

Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh tốt nhất trong tầm giá 55 triệu VNĐ

Sony a7 III

Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh tốt nhất trong tầm giá 55 triệu VNĐ

Khi bạn đã nhắm đến tầm giá 55 triệu, cũng đồng nghĩa bạn sẽ bắt đầu tìm thấy các dòng máy ảnh flagship APS-C và Micro Four Thirds kể từ đây. Các dòng máy này đều được hướng đến tốc độ và độ bền bỉ. Bên cạnh đó, bạn sẽ sẽ tìm thấy kha khá dòng máy ảnh thay đổi ống kính (ILC) và DSLR full frame, với các ưu điểm bán hàng độc nhất của chúng.

Cùng tham khảo hướng dẫn chọn máy ảnh 2019 với top máy ảnh tốt nhất trong tầm giá 55 triệu VNĐ sau đây.

1. Sony a7 III

Sony a7 III

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh và video hàng đầu
  • – Hiệu suất AF ấn tượng
  • – Thời lượng pin vượt trội

Nhược điểm:

  • – Thiếu cảm ứng
  • – Menu khá phức tạp
  • – Độ phân giải kính ngắm hơi thấp

Sony a7 III là một trong những mẫu máy ảnh mirrorless ít đắt tiền và nhỏ gọn nhất trên thị trường. Máy được đánh giá tốt ở sự kết hợp giữa độ phân giải, tốc độ và tính năng đối với các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim nghiêm túc có hứng thú chụp lại mọi thể loại chủ thể.

Báng cầm trên a7 III rất hữu ích với các ống kính nhỏ, nhưng với ống kính lớn cho sẽ cảm giác mất cân đối. Menu và các tùy chọn vẫn phức tạp nhưng được mở rộng và hữu dụng sau quá trình tích lũy kinh nghiệm bước đầu. Màn hình cảm ứng tiếp tục gây thất vọng, độ phân giải kính ngắm thấp, nhưng thời lượng pin lớn hơn là một cải thiện đáng kể.

Khả năng của a7 III khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng để bạn chụp bất kỳ thức gì bạn muốn.

Hệ thống AF trên a7 III mượn từ hệ thống của dòng a9 chuyên nghiệp, trang bị 693 điểm AF trên cảm biến bao phủ toàn bộ khung hình. Khả năng tracking chủ thể trên toàn khung hình cũng tốt hơn người anh em a7R III, Eye AF cũng được cải tiến. Với hiệu suất AF ấn tượng 10 fps, a7 III rất đáng để cân nhắc chụp thể thao.

Chất lượng hình ảnh xuất sắc. a7 III cũng là một trong những dòng máy ảnh chụp thiếu sáng tốt nhất trên thị trường cho đến ngày nay, trong khi ảnh chụp ban ngày có nước hình đẹp với dải tần nhạy sáng rộng trên cảm biến mới. JPEG được nâng cấp với màu sắc mãn nhãn hơn, vẫn là tiêu chuẩn của cả ngành máy ảnh về khả năng giảm nhiễu và tăng nét.

a7 III đồng thời là máy ảnh ILC tốt nhất của Sony, cho khả năng quay video 4K chi tiết, sử dụng toàn bộ cảm biến khi chụp ở tốc độ 24p (crop 1.2x ở tốc độ 30p, nhưng chi tiết vẫn rất tuyệt). Người dùng cũng được hỗ trợ nhiều công cụ chụp, quay, gồm focus peaking và cảnh báo phơi sáng zebra, các mẫu màu Log để hậu kỳ thêm linh hoạt. Rolling shutter được kiểm soát tốt, quay slow-motion Full HD là một điểm cộng nhỏ.

Sony a7 III là mẫu máy ảnh đã đặt ra một chuẩn mực mới đối với những gì chúng ta nên mong đợi trên một chiếc máy ảnh full-frame ở tầm giá này. Trừ khi bạn muốn thêm số MP để in ảnh lớn hoặc tốc độ burst nhanh hơn để thỏa yêu cầu chụp thể thao, thì khả năng của a7 III đủ khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng để bạn chụp bất kỳ thức gì bạn muốn.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Sony a7 III:

1169

1119 1138

2. Canon EOS 6D Mark II

Canon 6D Mark II

Ưu điểm: 

  • – Hiệu suất ISO cao cạnh tranh, màu JPEG đẹp
  • – Dual Pixel AF làm việc rất tốt ở chế độ live view và video
  • – Tích hợp GPS – một tính năng hiếm gặp

Nhược điểm:

  • – Dải tần nhạy sáng Raw thấp ở các độ nhạy sáng thấp
  • – Độ bao quát kính ngắm có giới hạn
  • – Chụp liên tiếp ở chế độ live view rất chậm
  • – Chỉ quay tới 1080p, video bị soft

Tiếp nối truyền thống của những người tiền nhiệm, Canon EOS 6D Mark II 26MP là mẫu máy ảnh DSLR full frame giá cả phải chăng nhất, nhẹ nhất và nhỏ nhất của Canon, hướng đến các nhiếp ảnh gia nghiêm túc và người dùng mới mua full frame lần đầu tiên, ra mắt với nhiều cải tiến.

6D II có trọng lượng nhẹ ấn tượng đối với máy ảnh DSLR full-frame kháng thời tiết, xử lý tương tự mẫu APS-C EOS 80D gồm công cụ điều khiển mở rộng, màn hình cảm ứng lật nhạy, báng cầm thoải mái. Công cụ điều khiển 8 hướng ở mặt sau máy là nhược điểm duy nhất ở đây, có thể gây khó khăn khi cần di chuyển điểm AF. Máy tích hợp GPS và Wi-Fi, bổ sung Bluetooth để kết nối nhanh hơn với các thiết bị hỗ trợ.

Bạn có được khả năng phản hồi màu tuyệt vời của Canon, ISO cao hơn.

AF nâng cấp đáng kể so với mẫu 6D nguyên bản, với hệ thống 45 điểm chữ thập để chụp bằng kính ngắm kế thừa từ mẫu APS-C EOS 80D. Đáng tiếc là độ bao phủ điểm AF có giới hạn làm hạn chế một số tình huống chụp. 6D II còn kế thừa công nghệ Dual Pixel để chụp live view, dù chụp hay quay tính năng cũng làm việc rất hiệu quả. Dù vậy, hệ thống này lại khá chật vật khi chụp burst với các chủ thể đang di chuyển.

Chất lượng hình ảnh tốt, nhưng máy cho ảnh có độ nhiễu thấp ở ISO thấp. Bù lại bạn có được khả năng kết xuất màu của Canon cùng như các thông số ISO cao hơn để chụp thiếu sáng hoặc hành động. Giảm nhiễu và tăng nét không hiệu quả lắm trên các giá trị ảnh JPEG, nhưng bạn có thể tinh chỉnh thông số  trên máy để có được kết quả ảnh tốt hơn.

6D II quay ở độ phân giải cao nhất là 1080/60p. Máy có cổng cắm microphone nhưng không có cổng headphone để điều khiển âm thanh, và dù ổn định hình ảnh kỹ thuật số làm việc khá ổn định nhưng phim vẫn bị soft. Màn hình xoay lật của 6D II và Dual Pixel AF giúp dễ lấy nét quay phim chính xác. Nhận diện khuôn mặt trong khi quay cũng rất xuất sắc.

Canon EOS 6D Mark II là lựa chọn rất ổn để chụp ảnh đẹp. Dù vậy thật tiếc là dù được cải tiến nhiều, máy vẫn khó cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc khác, thậm chí cả về giá bán. Tuy nhiên, với những ai tìm kiếm một chiếc máy ảnh tận dụng được kho ống kính đồ sộ của Canon hoặc ưa thích công thái học của Canon, thì  6D Mark II sẽ là lựa chọn thân thiện và đáng tin cậy, về màu sắc và hiệu suất chụp ở ISO cao.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS 6D Mark II:

road-bridge-over-coast-line-sample-photograph-by-canon-eos-6d-mark-ii

long-exposure-image-of-star-trails-over-silhouette-of-a-tree-sample-photo-by-canon-eos-6d-mark-ii portrait-of-a-young-girl-sample-photo-by-canon-eos-6d-mark-ii

3. Canon EOS R

Canon EOS R

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh tĩnh xuất sắc
  • – EVF lớn, chi tiết
  • – AF chính xác

Nhược điểm:

  • – Công thái học kém
  • – Video 4K bị crop đáng kể
  • – Tốc độ chụp liên tiếp thấp hơn các đối thủ khác
Canon EOS R là máy ảnh mirorless full frame đầu tiên của Canon, cũng là máy ảnh đầu tiên làm việc với ngàm mới RF. Máy sử dụng cảm biến 30.3MP, Dual Pixel AF và quay video 4K đến 30p. EOS R trang bị bộ xử lý hình ảnh mới nhất của Canon tại thời điểm ra mắt là Digic 8 cho phép máy sử dụng định dạng file C-Raw nhỏ gọn hơn.

Tuy là máy ảnh MRL, EOS R lại có kích thước khá lớn. Báng cầm full size, thoải mái, máy sử dụng pin LP-E6N chất lượng của Canon. Xử lý trên máy không giống với các thế hệ máy ảnh Canon trước đó, cho nên bạn sẽ phải mất khoảng vài tuần đầu để làm quen.

Khả năng thao tác là sự kết hợp của nhiều thứ, nhưng ấn tượng là chất lượng hình ảnh của EOS R.

AF trên EOS R nhìn chung là ổn, với công nghệ Dual Pixel AF đảm bảo đa phần lấy nét chính xác mà không cần tinh chỉnh ống kính. Máy lấy nét tốt chính xác hơn nhiều khi dùng AF-S đến các mức thiếu sáng rất thấp, tracking khá tốt trên toàn khung hình khi dùng Servo AF. Bởi tốc độ chụp liên tiếp chậm, EOS R không được đề cử để chụp hành động nhanh, cũng như hiệu suất tổng thể bị ảnh hưởng từ giao diện. Thời lượng pin đạt 370 ảnh sau một lần sạc.

Độ phân giải 30MP nhìn chung là quá đủ để chụp nhiều thể loại, độ phản hồi màu ổn, và dải tần nhạy sáng tốt dù không phải là nhất phân khúc. Người thích chụp Raw và hậu kỳ sẽ thấy nhiều vùng tối hơn trên ảnh bị nhiễu nhiều hơn trên các máy đối thủ. Hiệu suất ISO cao lại rất tốt, nhưng nói chung vẫn khó cạnh tranh.

EOS R quay video UHD 4K, nhưng đáng tiếc lại bị crop đáng kể khiến hạn chế khả năng sử dụng tổng thể. Tuy có lỗi rolling shutter, chi tiết trên video 4K chấp nhận được, nhưng video Full HD lại soft nhiều. Việc thiếu ổn định hình ảnh cộng với ổn định kỹ thuật số kém hiệu quả khiến máy trở nên khó chụp cầm máy nếu không dùng cùng ống kính có chống rung.

EOS R là máy ảnh full frame nhẹ nhất từ trước đến nay của Canon, chụp được ảnh đẹp mắt, nhưng lại vướng điểm trừ ở khả năng thao tác, xử lý tổng thể, các tùy chọn và công cụ video. Nếu bạn vốn là người dùng Canon và muốn dự phòng một thân máy thứ hai có trọng lượng nhẹ hơn, thì có thể cân nhắc EOS R. Hoặc nếu bạn muốn sử dụng dòng ống kính ngàm RF rất xuất sắc của hãng thì cũng chỉ có cách tận EOS R thôi.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS R:

sample_image-12-eos-r-1400x960

sample_image-17-eos-r-1400x960 sample_image-5-eos-r-1400x960

4. Fujifilm X-H1

Fujifilm X-H1

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh xuất sắc
  • – Video rất chi tiết
  • – Ổn định hình ảnh 5 trục

Nhược điểm:

  • – Màn hình cảm ứng chậm
  • – Giới hạn quay 15 phút khi không có báng pin
  • – Công cụ phơi sáng video hạn chế
Fujifilm X-H1 là mẫu máy ảnh APS-C flagship của Fuji, sử dụng cảm biến CMOS X-Trans 24MP với sự cân đối giữa các tính năng chụp tĩnh và quay video, trong đó có chụp bust đến 14 fps và quay 4K cả DCI và UHD.

Máy trang bị các công cụ ngoài mở rộng bên cạnh mà hình cảm ứng và joystick để sử dụng chế độ Movie Silent Shooting cho phép tách riêng thiết lập chụp tĩnh và quay phim.

X-H1 cực kỳ đa năng xét về chụp tĩnh, quay video và phạm vi ứng dụng nhiếp ảnh.

Hệ thống AF trên X-H1 làm việc hiệu quả và có thể chuyển sang tracking chủ thể với đa dạng loại hình chuyển động. Hiệu suất tổng thể chỉ duy trì ở vùng chính giữa, nhận diện pha của cảm biến và với ống kính lấy nét nhanh, nhưng nhìn chung thì thể hiện này khá là ổn định.

X-H1 cho ảnh JPEG bắt mắt như X-T2. Cảm biến thể hiện dải tần nhạy sáng tốt và mức nhiễu ảnh thấp. Mẫu lọc màu X-Trans giới hạn khả năng chuyển đổi Raw nhưng lại là một trong những động cơ JPEG tốt nhất thế giới cho ảnh đẹp mắt và chi tiết.

X-H1 quay video xuất sắc, có thêm hỗ trợ của các chế độ Film Simulation hoặc F-Log nếu muốn làm grading hậu kỳ. Video có crop nhưng tỉ lệ không quá lớn, không làm giới hạn các tùy chọn góc rộng của bạn và vừa đủ để giữ rolling shutter được kiểm soát khá là hiệu quả.

X-H1 bổ sung ổn định hình ảnh vẫn luôn được yêu cầu lên dòng X, đồng thời mở rộng đáng kể các tính năng quay video. Nếu bạn đang sở hữu các ống kính ngàm X, đây chắc chắn là một lựa chọn dù ở tầm giá này sẽ có nhiều đối thủ không hề kém cạnh, nhất là nếu bạn muốn một chiếc máy ảnh chuyên chụp cho một thể loại nhất định. Nhưng nhìn chung, X-H1 cực kỳ đa năng xét về chụp tĩnh, quay video và phạm vi ứng dụng nhiếp ảnh.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm X-H1:

ff_x_h1_005

ff_x_h1_001 ff_x_h1_002

5. Nikon D500

1_e2da-lk

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh Raw xuất sắc
  • – AF và tracking chủ thể dẫn đầu phân khúc
  • – Chất lượng video 4K đáng nể
  • – Khả năng căn chỉnh AF tự động

Nhược điểm:

  • – Tỉ lệ crop làm hạn chế lựa chọn ống kính khi quay 4K
  • – Công cụ điều khiển video và AF tầm thường
  • – Hệ thống Wi-Fi SnapBridge cần cải tiến

Nikon D500 là mẫu DSLR cảm biến crop cao cấp của Nikon, trang bị cảm biến CMOS 20.9MP hoàn toàn mới, hệ thống AF chuyên nghiệp của hãng, chụp burst 10 fps, 2 khay thẻ nhớ.

D500 có kích thước trung bình, cho cảm giác khá gần gũi với những người dùng máy ảnh DSLR cao cấp trước đó. Thân máy nhẹ ấn tượng và kháng bụi, kháng ẩm. Công cụ điều khiển được bố trí hợp lý, các nút chiếu sáng sau là một điểm cộng. D500 có kính ngắm quang học lớn cũng như màn hình cảm ứng lật. Bên cạnh D5 thì đây là mẫu DSLR có tính tùy biến cao nhất.

Với những ai đang tìm máy DSLR bán chuyên nghiệp, Nikon D500 là nhất trên thị trường.

Bố cục AF nhận diện pha 153 điểm kế thừa từ mẫu D5 chuyên nghiệp nổi tiếng với khả năng lấy nét liên tiếp. Cảm biến 99 điểm chữ thập đảm bảo lấy nét kể cả trong điều kiện ánh sáng phức tạp. Độ nhạy trong điều kiện thiếu sáng -3EV trên mọi điểm (-4 EV đối với vùng trung tâm). Độ bao phủ gần như đạt đến rìa khung hình cho phép hệ thống Tracking 3D dẫn đầu ngành ảnh của máy bám sát chủ thể bất kỳ đâu trong cảnh.

D500 có chất lượng ảnh xuất sắc. JPEG có màu sắc mãn nhãn dù tăng nét bán kính lớn để lại các vòng hào quang (halo) bên cách các rìa tương phản cao và để mất các chi tiết nhỏ. Ở các mức ISO cao, D500 làm khá ổn ở khoản cân bằng nhiễu hạt, kết xuất chi tiết và bão hòa trên JPEG. Chất lượng ảnh Raw xuất sắc nhất về dải tần nhạy sáng và nhiễu ánh sáng thấp.

Bạn có thể quay video 4K/UHD, chịu crop 2.25x đồng nghĩa ống kính 24mm sẽ tương đương 54mm. Chất lượng 4K cạnh tranh, tuy kém hơn một chút trong điều kiện thiếu sáng. Nên tránh dùng AF khi quay video do máy dễ bị hunting và nhiễu.

Nói chung, Nikon D500 là một trong những máy ảnh APS-C tốt nhất, từ chất lượng hình ảnh đến hiệu suất AF và công thái học. Còn nhược điểm của máy chủ yếu liên quan đến video, và hệ thống SnapBridge đơn giản không quá ấn tượng với hiệu suất chậm và không ổn định. Thời lượng pin không quá dài. Dù vậy, với những ai đang tìm máy DSLR bán chuyên nghiệp, Nikon D500 là nhất trên thị trường.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Nikon D500:

3627522398

2191776753 1479321395

6. Nikon D750

Nikon D750

Ưu điểm: 

  • – Khả năng chụp thiếu sáng xuất sắc
  • – AF vượt trội, cụ thể về nhận diện và tracking chủ thể
  • – Dải tần nhạy sáng rộng
  • – Màn hình LCD lật

Nhược điểm:

  • – Bộ nhớ đệm nhỏ khi chụp liên tiếp
  • – Điểm AF tập trung chính giữa bị giới hạn
  • – Chế độ live view và AF video tệ

Nikon D750 nâng cấp các thông số video và ảnh tĩnh gồm màn hình LCD phía sau và phiên bản cải thiện của hệ thống AF 51 điểm trên D810 và D4. D750 có thể lấy nét xuống đến -3EV, đồng nghĩa mỗi điểm AF đều dùng trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn hầu hết DSLR.

D750 được lắp ráp rất tốt với bộ điều khiển quen thuộc với hầu hết người dùng từng dùng máy ảnh Nikon DSLR trước đó. Báng cầm vừa đủ, màn hình LCD xoay lật ổn phù hợp quay video và chụp cao/thấp. Máy có 2 khay thẻ nhớ, cổng headphone và microphone. Tuy có khả năng tùy biến mở rộng, D750 cho phép người dùng mới tiếp cận dễ dàng qua các chế độ cảnh.

D750 nâng cấp các thông số video và ảnh tĩnh

D750 sử dụng bộ xử lý EXPEED 4 cho độ nhạy ISO lên đến 51200, tốc độ chụp liên tiếp đến 6.5 fps. Cảm biến đo sáng RGB 91,000 pixel làm việc với hệ thống AF cho khả năng AF tuyệt vời với nhận diện khuôn mặt và nhận diện và tracking chủ thể 3D dẫn đầu ngành ảnh. Vì không phải mọi điểm đều loại chữ thập nên hệ thống AF có thể làm việc khá chật vật với những chủ thể nằm ngoài vùng chính giữa. Thời lượng pin ấn tượng với 1230 ảnh sau một lần sạc đầy.

Chất lượng hình ảnh xuất sắc với khả năng phơi sáng hiệu quả và các vùng tối duy trì không nhiễu để tăng khả năng hậu kỳ nhờ dải tần nhạy sáng đáng chú ý. Chất lượng ảnh chụp thiếu sáng gần như đứng đầu nhờ các mức nhiễu thấp tuyệt vời. Tuy nhiên thỉnh thoảng ảnh sẽ bị lỗi soft hình phản chiếu hoặc sốc màn trập, nhất là khi chụp ở các tiêu cự dài và với chống rung trên các ống kính VR.

Video quay đến 1080/60p, có các tính năng như Flat log gamma, zebra, Auto ISO ở chế độ thủ công biến D750 trở thành công cụ mạnh mẽ để dựng video, Chất lượng video nhìn chung là ổn định, chi tiết và màu sắc đẹp. Công cụ chụp hẹn giờ (intervalometer) có sẵn và time-lapse (với làm mượt phơi sáng) là điểm cộng.

Tích hợp Wi-Fi và màn hình lật là những tính năng rất được chào đón trên Nikon DSLR ở phân khúc này, và hầu hết người dùng sẽ đánh giá cao thân máy nhẹ và báng cầm cải tiến cao cho phép thao tác máy chỉ với một tay hiệu quả hơn. Nhìn chung, khá là khó để đánh bại các thông số hoàn thiện của D750.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Nikon D750:

2672710692

158553107 974228742

7. Nikon Z6

Nikon Z6

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh và video 4K xuất sắc
  • – Chất lượng lắp ráp vượt trội
  • – EVF OLED 3.69 triệu điểm đẹp mắt

Nhược điểm:

  • – Thao tác tracking AF vướng víu
  • – Giảm nhiễu ở ISO cao hơi quá tay
  • – Độ trễ nhẹ của kính ngắm khiến khó theo dõi dành động

Nikon Z6 là mẫu máy ảnh mirrorless full frame cho người mới bắt đầu đầu tiên của Nikon, sử dụng cảm biến 24MP, quay 4K và nhận diện pha AF trên cảm biến.

Z6 sở hữu thân máy khá nhỏ, kháng thời tiết hiện quả và được lắp rắp kỹ lưỡng, bố trí bộ điều khiển đặc trưng của Nikon với màn hình cảm ứng. Kính ngắm cho phép xem trước rất chi tiết nhưng có phần thiếu ổn định. Màn hình LCD cũng không tối ưu cho người quay video. Xét về tổng thể, công thái học lại rất tốt.

Z6 cho chất lượng ảnh tĩnh xuất sắc và phim 4K rất tuyệt.

AF trên Z6 đáng tin cậy trong điều kiện ánh sáng tốt, nhưng sẽ bị hunting dưới điều kiện thiếu sáng hoặc chủ thể ngược sáng. Máy cũng không lấy nét lại trên các chủ thể mới một cách thường xuyên ở chế độ Auto Area. Lấy nét liên tục làm việc hiệu quả khi ở chế độ AF điểm đơn hoặc vùng, nhưng chọn tracking chủ thể lại khá vất vả. Thời lượng pin vừa phải, 330 ảnh cho một lần sạc đầy.

Chất lượng hình ảnh gần như dẫn đầu trong phân khúc với độ chi tiết cao, hiệu suất ISO Raw tốt. Giảm nhiễu JPEG có vẻ hơi thô ở mức ISO cao. Dải tần nhạy sáng Raw rất ổn.

Z6 quay video 4K/30p tuyệt vời với hỗ trợ ổn định hình ảnh trên thân máy và AF tracking chủ thể đều làm việc hiệu quả. Máy có thể xuất video 10 bit qua cổng HDMI nếu dùng thiết bị thu ngoài, Nikon cũng hứa hẹn hỗ trợ video Raw trong tương lai. Khi dùng micro ngoài, máy có hiện tượng rít nhẹ.

Tuy không phải là máy ảnh hàng đầu trong phân khúc, Nikon Z6 vẫn đủ ấn tượng với thiết kế và cấu trúc, EVF phân giải cực cao và chất lượng ảnh tĩnh và video xuất sắc. Hệ thống AF và chọn chủ thể để tracking vẫn cần cải thiện. Dù vậy, đây vẫn là lựa chọn rất ổn với những ai đang tìm máy ảnh lai chụp/quay trong tầm giá này.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Nikon Z6:

2123610325

2094335628 1188529743

8. Olympus OM-D E-M1 Mark II

Olympus OM-D E-M1 Mark II

Ưu điểm: 

  • – Hệ thống AF tiên tiến
  • – Chụp liên tiếp cực nhanh
  • – Ổn định hình ảnh trong thân máy
  • – Quay video 4K DCI/UHD

Nhược điểm:

  • – Đắt
  • – Công cụ điều khiển quá nhiều
Olympus OM-D E-M1 Mark II là mẫu máy ảnh cao cấp của Olympus được thiết kế để cạnh tranh với các máy ảnh MRL và DSLR mạnh trên thị trường. Máy sử dụng cảm biến 20MP với AF lai, chụp burst 60 fps, ổn định hình ảnh trên máy và quay 4K. Chế độ High-Res Shot di chuyển cảm biến nhằm sản xuất ảnh 50MP, dù chỉ áp dụng hiệu quả cho chủ thể tĩnh.

Thân máy trọng lượng nhẹ phủ magie kháng thời tiết, cầm thoải mái. Hai nút xoay điều khiển có thể mở rộng cho các tùy biến. Ổn định hình ảnh 5 trục làm việc đến 5.5 stop. Màn hình cảm ứng 3″ xoay lật linh hoạt, kính ngắm điện tử lớn. Máy có 2 khay thẻ nhớ và cổng USB C.

E-M1 II chắc chắn là máy ảnh mirrorless đa năng nhất

Mark II có hệ thống AF tiên tiến nhận diện pha trên cảm biến với 121 điểm chữ thập. Máy chụp liên tiếp 18 fps với AF-C, đứng đầu trong khoảng giá này. Máy khóa lấy nét gần như ngay lập tức và bám sát chủ thể kể cả khi chủ thể di chuyển quanh khung hình khá là ấn tượng, dù thỉnh thoảng máy lấy nét lại ở hậu cảnh. Nếu bạn không dùng AF-C, máy có thể chụp burst 60 fps kể cả Raw. Chế độ A Pro Capture giữ được 14 ảnh trước khi bấm hẳn nút bấm màn trập xuống.

Ảnh JPEG có màu sắc và phơi sáng mãn nhãn, dù giảm nhiễu mặc định hơi quá ở các thiết lập ISO cao. Tập tin Raw chi tiết cao cho phép kéo chi tiết từ vùng tối.

E-M1 II không chỉ dành cho nhiếp ảnh gia chụp tĩnh, máy còn cho nhiều công cụ video. Máy có thể quay 4K DCI/UHD với bitrate cao nhất là 237Mbps. Có focus peaking, chỉnh mức âm thanh, điều khiển time code và xuất 4:2:2 qua HDMI và tất nhiên là các jack cắm microphone và headphone.

Cảm biến Micro Four Thirds của E-M1 nổi trội ở tốc độ xử lý, hỗ trợ AF và chất lượng video cũng như cho tốc độ chụp 60 fps. Bộ nhớ đệm lớn, thời lượng pin cao, ổn định, cấu trúc kháng thời tiết biến E-M1 II trở thành một trong những máy ảnh mirrorless đa năng nhất.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Olympus OM-D E-M1 Mark II:

000087283

000087284 000087282

9. Panasonic Lumix DC-G9

Panasonic Lumix DC-G9

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng lắp ráp tuyệt vời
  • – Chụp liên tiếp tốc độ cao
  • – Ổn định hình ảnh trong thân máy xuất sắc
  • – Quay 4K

Nhược điểm:

  • – Công cụ điều khiển quá nhiều gây bối rối cho người mới dùng
  • – Độ phân giải EVF giảm khi nhấn nút bấm màn trập, có thể gây xao nhãng

Panasonic Lumix DC-G9 là máy ảnh chụp tĩnh flagship nhanh, cứng cáp và đáng tin cậy. Cảm biến 20MP có khả năng chụp đến 20 fps với AF-C, ổn định hình ảnh hàng đầu phân khúc, quay 4K. Máy được thiết kế để cạnh tranh với dòng máy ảnh DSLR APS-C cao cấp.

G9 nhẹ nhưng vẫn khá là lớn xét về máy ảnh Micro Four Thirds. Thân máy phủ magie kháng thời tiết, báng cầm lớn thoải mái. Máy trang bị nhiều công cụ tùy biến, trong khi giao diện màn hình cảm ứng của Panasonic thì xuất sắc không phải bàn cãi. Hệ thống ổn định hình ảnh trên thân máy được đánh giá là hiệu quả nhất cho đến nay. EVF OLED 0.83x vừa đẹp vừa làm việc hiệu quả, tuy độ phân giải giảm đáng kể khi bấm màn trập. G9 có hai khay thẻ nhớ SD tốc độ cao và cổng USB 3.1.

Panasonic G9 là một trong những máy ảnh M43 toàn diện và đa năng nhất trên thị trường.

AF Depth-from-Defocus là một trong những hệ thống CDAF tốt nhất, có thể dễ dàng giữ lấy nét và thậm chí tracking chủ thể mà vẫn tách biệt với hậu cảnh ở tốc độ 20fps. Điểm yếu duy nhất nằm ngay ở đặc tính của hệ thống CDAF, đó là hệ thống này gây rung nhẹ khiến các nhiếp ảnh gia sẽ cảm thấy mất tập trung. Hệ thống này cũng sẽ dễ bị rối khi làm việc dưới ánh sáng phức tạp hoặc trong các tình huống có nhiều chủ thể chuyển động. Khi khóa AF, G9 có thể chụp tĩnh đến 60fps, có thêm tùy chọn cho bộ đệm ảnh liên tục và chụp 50 ảnh Raw trước khi nhấn hẳn màn trập.

Chất lượng JPEG được cải thiện nhiều hơn so với các thế hệ trước, với giảm nhiễu ở ISO cao thông minh hơn, độ chính xác màu cao hơn. Độ phân giải Raw tương tự các máy ảnh M43 20MP cùng tầm khác với nhiễu được cân bằng tốt xuyên suốt dãy ISO. Chế độ High Resolution 80MP chụp chi tiết ấn tượng, dù chụp đối tượng di chuyển sẽ có lỗi nhẹ.

Là máy ảnh hướng đến chụp tĩnh nên G9 không có nhiều tính năng video đáng chú ý như người anh em GH5 chuyên quay, tuy nhiên cũng không đến nỗi quá tệ khi mà máy có thể quay 4K 60p UHD  và slow motion 4K/Full HD. Các hỗ trợ cơ bản khác có focus peaking và cảnh báo phơi sáng, cổng cắm cho headphone và microphone.

Panasonic G9 là một trong những máy ảnh M43 toàn diện và đa năng nhất trên thị trường với chất lượng hình ảnh ổn định, chất lượng lắp ráp tuyệt vời, ổn định hình ảnh xuất sắc. Chế độ burst 20fps với AF thực sự ấn tượng, cũng như tốc độ cơ bản 9fps và bộ nhớ đệm lớn. Với những ai chuyên chụp ảnh tĩnh cũng như tìm kiếm máy ảnh cân bằng tốc giữa chụp tĩnh tốc độ cao và video thì G9 sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Panasonic Lumix DC-G9:

52457970_2241151966134530_6576525907100675427_n

59785736_540044229857916_9042151598099768894_n 56764752_3129459273746471_6983858807843003027_n

10. Panasonic Lumix DC-GH5

Panasonic GH5

Ưu điểm: 

  • – Thông số và công cụ video chuyên nghiệp
  • – Thân máy phủ hợp kim magie kháng thời tiết
  • – EVF vượt trội
  • – Màn hình LCD cảm ứng, xoay lật

Nhược điểm:

  • – AF lỗi hunting một chút khi quay video
  • – Độ phân giải kính ngắm giảm trong lúc chụp tốc độ cao

Panasonic Lumix DC-GH5 là máy ảnh lai chụp tĩnh và quay phim nhưng hướng đến phân khúc người dùng chuyên quay phim là chủ yếu, sử dụng cảm biến Micro Four Thirds 20MP quay 4K đến 60p, hỗ trợ các thông số video chuyên nghiệp như sub-sampling chroma 4:2:2 và màu 10-bit.

GH5 có kích thước lớn xét về máy ảnh Micro Four Thirds, nhưng có thiết kế công thái học và kháng thời tiết xuất sắc đối với nhu cầu sử dụng chuyên nghiệp. Joystick ở sau máy hỗ trợ định vị và chọn điểm AF nhanh chóng, EVF dễ sử dụng, hai khay thẻ nhớ SD hỗ trợ chuẩn thẻ V6 mới cho tốc độ xử lý video nhanh hơn.

Tính năng hàng đầu của GH5 là video, nhờ các thông số kỹ thuật thường thấy trên các thiết bị quay chuyên nghiệp.

Hệ thống AF Depth-from-Defocus kết hợp các ống kính Panasonic giảm thiểu hunting khi lấy nét. AF cực kỳ nhanh và đáng tin cậu khi chụp tĩnh, các thông số có thể điều chỉnh dựa trên tình huống cần áp dụng. Video AF tốt nhanh vẫn cần cải thiện do thỉnh thoảng bị hunting, cũng như chưa đủ để cạnh tranh với các hệ thống AF khác. Ưu điểm là cả hai chế độ AF đều tận dụng được khả năng tracking chủ thể xuất sắc của Panasonic.

Chất lượng ảnh tĩnh tuyệt vời, màu bão hòa đẹp mắt. File Raw rất chi tiết, kết hợp cảm biến mạnh xử lý chi tiết tốt ở các vùng tối. Chế độ  6K Photo cho phép cắt ảnh 18MP từ video.

Tính năng hàng đầu của GH5 là video, nhờ các thông số kỹ thuật thường thấy trên các thiết bị quay chuyên nghiệp. Toàn bộ cảm biến được sử dụng để quay, down-sampling trên máy cho phim 4K cực kỳ sắc nét với tốc độ lên đến 60p. Ngoài ra, GH5 có thể quay  mẫu màu 4:2:2 10-bit nội bộ, thu được gấp hai lần dữ liệu màu và gấp 64 lần độ sâu màu, so với các máy quay 4:2:0 8-bit. Bên cạnh đó là các công cụ quan trọng như waveform và vectorscope, hệ thống ổn định hình ảnh tinh vi, mẫu gamma VLog của Panasonic với hiển thị LUT trong máy (nâng cấp với giá $99).

Nếu bạn chủ yếu làm việc với video và quay chuyên nghiệp, bạn sẽ muốn GH5 nằm trong danh sách cần cân nhắc hàng đầu của mình. Thỉnh thoảng muốn đổi chụp tĩnh, máy cũng cho ảnh đẹp ấn tượng nhưng sẽ không cạnh tranh tốt với một số đối thủ cùng phân khúc. Còn với những người muốn một máy ảnh lai vừa chụp vừa quay tốt, GH5 sẽ mang lại trải nghiệm kết hợp tuyệt vời.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Panasonic Lumix DC-GH5:

56679691_128437121566973_5032015431349530377_n

54800382_396731694476126_2687293736762562239_n 57462994_630344474104177_4681145058872983590_n

11. Pentax K-1 II

Pentax K-1 II

Ưu điểm: 

  • – Độ phân giải và dải tần nhạy sáng xuất sắc gần mức ISO nền
  • – Tripod Pixel Shift cải thiện chi tiết, nhiễu hạt và độ phân giải
  • – Đèn LED hỗ trợ tìm bộ điều khiển trong bóng tối
  • – Chất lượng lắp ráp xuất sắc

Nhược điểm:

  • – Vi xử lý trước mới bake giảm nhiễu trong tập tin Raw
  • – Giảm nhiễu JPEG thô
  • – Độ bao phủ điểm AF có giới hạn
  • – Tracking AF không đáng tin cậy
  • – Ống kính có sẵn còn hạn chế

Pentax K-1 II là máy ảnh full frame kháng thời tiết siêu việt với cảm biến ổn định 36MP và nhiều tính năng cải tiến, như đèn LED mở rộng, chế độ chụp sensor-shift thông minh chưa từng thấy trên dòng DSLR full frame khác.

K-1 II có thiết kế công thái học hợp lý, thao tác thoải mái kể cả gắn trên tripod hay là cầm trên tay. Kháng thời tiết và chịu nhiệt đến -10C, máy vẫn thể hiện làm việc hiệu quả. Màn hình LCD 3.2″ xoay lật cho phép chụp ở các góc lạ, có đèn LED trực tiếp phía sau màn hình và phía trên ngàm ống kính, khay cắm thẻ nhớ và ở khay pin.

K-1 II là lựa chọn ổn với những người chụp tĩnh vật muốn cảm biến phân giải cao và thân máy cứng cáp.

33 điểm AF tập trung ở chính giữa khung hình, bị hạn chế so với các mẫu máy hiện đại. Tracking AF tụt hậu xét về độ đáng tin cậy. Máy có thể lấy nét trong điều kiện thiếu sáng trầm trọng, đến -3EV, nhưng điểm AF gần như không thể hiện đủ rõ. Chụp liên tiếp đến 4.4 fps, là thấp đối với phân khúc giá này. Thời lượng pin 670 ảnh ổn hơn nhiều mẫu mirrorless, nhưng chẳng nhỉnh hơn DSLR.

Cảm biến 36MP cho khả năng chụp chi tiết xuất sắc ở mức ISO nền tương đương khả năng của các máy full frame khác, kể cả với các máy có độ phân giải cảm biến cao hơn. Tuy nhiên khi tăng ISO, chế độ giảm nhiễu hạt baked-in khiến chụp chi tiết thô kém đi, nhưng không thể tắt chế độ giảm nhiễu này đi. JPEG có màu đjep, nhưng cũng bị ảnh hưởng do giảm nhiễu quá nặng ở ISO cao. Chế độ pixel shift gắn tripod truyền thống của hãng hỗ trợ khá tốt, giúp lược bỏ bước xử lý demosaicing, giảm moiré và nhiễu, đồng thời tăng chi tiết và dải tần nhạy sáng. Tuy nhiên với các yếu tố cảnh chuyển động có thể gây ra lỗi ở chế độ này.

Video không phải là thế mạnh của K-1 II. Máy quay video Full HD 1080/30p nhưng phim bị soft và công cụ hỗ trợ hạn chế, không xuất HDMI rõ ràng. Đổi lại máy có cổng cắm headphone và microphone.

Tóm lại K-1 II là lựa chọn ổn với những người chụp tĩnh vật muốn cảm biến phân giải cao và thân máy cứng cáp.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Pentax K-1 II:

imgp1484_th

imgp4585_rss_on_th imgp0086_th

12. Sony a7R II

Sony a7r II

Ưu điểm: 

  • – Khả năng chụp thiếu sáng và dải tần nhạy sáng xuất sắc
  • – Quay 4K nội bộ
  • – Độ chính xác và tốc độ AF vượt trội
  • – Ổn định hình ảnh rất hiệu quả

Nhược điểm:

  • – Bộ đệm tốn nhiều thời gian để dọn sạch
  • – Xem lại slow motion làm khó theo kịp hành động khi chụp liên tiếp liên tục
  • – Sắp xếp menu gây khó chịu
  • – Nút xoay nhỏ, khó dùng

Sony a7R II là máy ảnh đầu tiên trên thế giới sử dụng cảm biến CMOS chiếu sáng sau (BSI) full frame. Chiếc cảm biến ảnh tiên phong này được đặt trong động cơ ổn định hình ảnh 5 truc nhằm tối ưu cho cảm biến phân giải cao 42.2MP .

a7R II là máy ảnh MRL tương đối nhỏ gọn với thân máy mạ magie kháng thời tiết. Công cụ điều khiển trên a7R II tùy biến cao nhưng lại nhỏ và sắp xếp chặt chẽ. Màn hình LCD xoay lật kích thước 3″, 1.23 triệu điểm ảnh và EVF cũng khá lớn và có độ phân giải cao có thể dùng để bố cục ảnh.

IBIS, màn trập điện tử, AF không cần hệ thống nhận diện pha kém chính xác của dòng DSLR, và Eye AF cho phép lấy nét ảnh

a7R II nâng số điểm AF nhận diện pha (PDAF) lên 399 điểm bao phủ 45% khung hình. Hiệu suất AF vượt trội với cả ảnh tĩnh và video, và không như dòng DSLR phân giải cao, không cần ống kính chỉnh chi tiết để đạt được độ chính xác. Tính năng Eye AF liên tục hỗ trợ chụp người luôn được lấy nét trên mắt, kể cả khi chủ thể di chuyển.

Chất lượng hình ảnh trên a7R II được xem là nhất phân khúc ở nhiều mặt. Máy cho ảnh JPEG cải thiện đáng kể so với người tiền nhiệm, khả năng kết xuất chi tiết xuất sắc kể cả trong điều kiện thiếu sáng nhờ vào khả năng giảm nhiễu hạt và tăng nét rất xuất sắc. Dải tần nhạy sáng Raw tuyệt vời, cho vĩ độ phơi sáng đáng ngạc nhiên và khả năng nâng vùng tối để cân bằng với cảnh có độ tương phản cao.

Quay 4K/30p nội bộ có thể thực hiện ở chế độ toàn cảm biến hoặc APS-C (Super35), trong khi 1080p tối đa 60 fps (120 fps quay ở 720p). Nhận diện pha trên cảm biến cho phép lấy AF nhanh và dứt khoát trong video với lỗi hunting rất nhỏ. Trong khi đó, mẫu màu S-Log2 hỗ trợ lấp đầy các khoảng dải tần nhạy sáng vào phim, cho phép người quay phim ghi hình trong điều kiện ánh sáng có độ tương phản cao, phức tạp.

Ở thời điểm được ra mắt a7R II đã thực sự phá bỏ ranh giới cho không chỉ máy ảnh MRL mà còn là máy ảnh nói chung. Các tính năng như ổn định hình ảnh trên thân máy, màn trập điện tử và AF cực kỳ chính xác với nhận diện mắt khiến sự tồn tại của máy gần như được xóa nhòa và cho phép người dùng tập trung vào việc sản xuất hình ảnh. Nếu bạn thích chụp phong cảnh, sự kiện, phóng sự báo chí hay chân dung, bạn sẽ thích a7R II hơn hầu hết máy DSLR.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Sony a7R II:

648

1133 663

(Theo DPReview; Ảnh: Thư viện ảnh chính thức của hãng)