Không cần lo làm sao để có thể chụp được những bức ảnh đẹp, vì sau bài viết này chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn khi sử dụng máy ảnh của mình. Trước khi chinh phục những kiểu chụp đòi hỏi kỹ thuật cao, điều cơ bản bạn phải làm là nắm rõ được các thông số trên máy ảnh của mình. Vậy làm cách nào để có thể kiểm soát các thông số trên máy ảnh một cách dễ dàng nhất? Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt một vài thông số đáng chú ý trên máy ảnh mà những bạn mới bắt đầu tập tành cần biết nhé!
- Tốc độ màn trập
Thông số quan trọng đầu tiên – Tốc độ màn trập. Bạn có biết tốc độn màng trập chính là thời gian để màn trập mở cho ánh sáng đi vào cảm biến. Đây là thông số quan trọng nhất của máy ảnh quyết định độ sáng cũng như độ sắc nét của ảnh đấy nhé.
Tốc độ màn trập là đơn vị được tính bằng giây và nằm trong khoảng 30s – 1/4000s cho đến 1/10000s. Tốc độ màn trập càng nhanh thì bạn dễ dàng “đóng băng” các chuyển động của đối tượng ảnh và ngược lại. Nhưng khi tốc độ màn trập càng chậm độ phơi sáng có thể càng lâu.
- Chế độ bù sáng
Hầu hết các máy ảnh hiện nay đều có chế độ điều chỉnh độ phơi sáng, kể cả những máy ảnh tự động hoàn toàn. Độ sáng của chủ thể được chụp là yếu tố quan trọng quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của chủ thể trước khi chụp. Bù sáng được sử dụng bởi nút “+/-” trên máy ảnh mà bạn đang dùng. Bạn có thể nhìn thấy nút này ở phía sau máy ảnh vì đa số các máy ảnh đều bố trí ở vị trí đó. Khi chọn nút này, bạn sẽ thấy trên màn hình hiện lên một dải vạch với số 0 ở giữa, bên trái là các giá trị -1, -2, bên phải là các giá trị +1, +2. Và dĩ nhiên khi bạn muốn giảm sáng thì hãy cọn chọn “–”, còn khi muốn tăng sáng thì chọn “+”.
- Các chế độ chụp ảnh
Theo xu hướng công nghệ hiện đại thì các nhà sản xuất luôn mang đến các chức năng hổ trợ người dùng một cách tối đa nhất. Và họ đã trang bị cho những “đứa con cưng” của mình các nút chức năng cũng như các mode dial để phù hợp với những chế độ chụp của bạn như: phong cảnh, chân dung,marco, thể thao, hoang dã, kiến trúc…
Các mode có thể liệt kê ra như sau:
- M – Bạn có thể kiểm soát hoàn toàn khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO, WB…
- A, AV – (ưu tiên khẩu độ) – bạn ksẽ dễ dàng kiểm soát các thông số khác ngoại trừ tốc độ màn trập.
- P : Bạn có thể điều chỉnh mọi thông số ngoại trừ khẩu độ và tốc độ màn trập (gần giống chế độ Auto).
- S – TV (ưu tiên tốc độ màn trập) – Bạn sẽ kiểm soát các thông số khác ngoại trừ khẩu độ.
- ISO
Tiếp theo là thông số ISO. Thật ra, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, điều này thể hiện bằng các con số như 100, 200, 800…. và có thể lên đến vài triệu. Việc nâng cao ISO thường được các chuyên gia nhiếp ảnh sử dụng khi chụp trong các tình huống thiếu sáng nhưng muốn có tốc độ chụp cao hơn tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ giảm xuống do độ nhiễu hạt tăng lên.
- Khẩu độ
Khẩu độ là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính của máy ảnh. Giống như một chiếc van mà bạn có thể điều chỉnh ánh sáng đi vào cảm biến và quyết định đến độ sâu trường bức ảnh.
Khẩu độ mở được thể hiện bằng giá trị 1/f – hay F-stop. Với giá trị f càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và điều này sẽ cho phép bạn chụp trong điều kiện thiếu sáng cao. Tuy nhiên, với f càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ nông (mỏng) hơn và ngược lại. Việc điều chỉnh như thế nào sẽ tùy thuộc vào sở thích của bạn.
- Cân bằng trắng
Khi chụp ảnh bạn có thể làm chủ được những yếu tố khác , riêng ánh sáng là không thể. Vì thề, khi không có được nguồn ánh sáng ưng ý với những màu sắc khác nhau thì cân bằng trắng sẽ là giải pháp cho tất cả vấn đề. Cân bằng trắng sẽ khắc phục tác động của màu ánh sáng đối với ảnh khi chụp, giúp màu sắc của hình ảnh chính xác và ưng ý nhất có thể. Các máy ảnh mặc định được chỉnh về giá trị Cân bằng trắng tự động (AWB). Ở chế độ này, máy ảnh của bạn sẽ tự động phân tích hình ảnh và định ra cân bằng trắng tốt nhất dựa theo thuật toán có sẵn.
Các tùy chỉnh cân bằng trắng còn lại được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ màu tăng dần như: Ngoài trời, trời có chút mây, trời mưa, có mây mù, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang ánh sáng trắng, đèn Flash và điều chỉnh WB bằng nhiệt độ màu (K)
Hãy tự tin nâng máy ảnh lên và đi chụp thôi nào!