Home > Thủ Thuật > ‘NÊN’ VÀ ‘KHÔNG NÊN’ DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG MÁY ẢNH (P2)
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTư vấn

‘NÊN’ VÀ ‘KHÔNG NÊN’ DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG MÁY ẢNH (P2)

nen-hay-khong-nen-danh-cho-nguoi-dung-may-anh-04

6. Nên tắt máy trước khi tháo ống kính 
Một số nhiếp ảnh gia thường “thay nóng” ống kính, nhưng trong hầu hết trường hợp bạn nên tắt máy ảnh trước khi thay ống kính. Thao tác này thực sự không tốn nhiều công sức và các hãng sản xuất camera cũng khuyến cáo nên làm thế vì bộ cảm biến vẫn được sạc nếu máy ảnh còn đang mở, làm tăng nguy cơ bám bụi.

Ngoài ra, thao tác tắt rồi bật lại máy ảnh cũng kích hoạt chức năng tự động làm vệ sinh bộ cảm biến (trừ phi bạn đã vô hiệu hóa) giúp “thổi” bụi đã xâm nhập vào trong máy khi thay ống kính. Bạn cũng nên chĩa phần mở của máy xuống đất khi lắp ống kính vào để tránh vật lạ rơi vào máy.

nen-hay-khong-nen-danh-cho-nguoi-dung-may-anh-03

7. Không nên để pin trong máy nếu không dùng một thời gian dài 
Về mặt kỹ thuật, một lượng nhỏ điện năng sẽ được pin phóng ra ngay cả khi máy ảnh đã được tắt. Lượng điện phóng thừa này có thể làm giảm thời gian sử dụng pin cho máy ảnh. Do đó, hầu hết các hãng sản xuất đều khuyến cáo người dùng không nên để pin trong máy ảnh nếu không dùng một thời gian dài. Cũng không nên để pin được sạc đầy vì sẽ có thể làm giảm hiệu năng của pin.

8. Không nên để máy trong hành lý ký gửi khi đi máy bay 
Đừng bao giờ để máy ảnh hay ống kính trong hành lý định ký gửi khi đi máy bay để tránh bị tình trạng va đập dẫn đến làm vỡ ống kính hay máy ảnh bị sứt mẻ. Các phụ kiện máy ảnh khó vỡ như chân máy, thiết bị điều khiển từ xa, cáp đèn flash, cục sạc nên được bọc lại trong quần áo nếu bạn muốn ký gửi hành lý. Tốt nhất là bạn nên luôn mang theo máy ảnh, ống kính, filter và đèn flash rời trong hành lý xách tay.

9. Nên bảo trì thường xuyên 
Dù là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có lẽ bạn cần phải mang máy ảnh đến bảo trì ở cửa hiệu uy tín. Việc bảo trì và làm vệ sinh máy ảnh thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho máy. Hãy dùng dụng cụ thổi khí bằng tay để thổi bụi xung quanh vòng xoay, nút bấm và ống ngắm. Có thể dùng vải mịn để chùi vết dầu mỡ và bụi trên màn hình LCD của máy. Nên dùng vải mịn khi vệ sinh ống kính, nhưng cũng có thể dùng dụng cụ thổi và bàn chải để phủi bụi hay cát trước khi dùng vải chùi phần trước của máy.

nen-hay-khong-nen-danh-cho-nguoi-dung-may-anh-04

Hãy nhớ làm vệ sinh phần tiếp xúc điện giữa thân máy và ống kính để việc tiếp xúc tốt hơn. Thực hiện tháo pin, hướng máy xuống đất và dùng một loại dung dịch chuyên lau ống kính để chùi những gì bám trên phần tiếp xúc bằng vàng. Sau cùng, bạn có thể làm vệ sinh bộ cảm biến của máy ảnh bằng dụng cụ thích hợp.

10. Nên cập nhật firmware mới
Các hãng sản xuất có lịch phát hành định kỳ bản cập nhật firmware cho các mẫu máy ảnh, thường là vài tháng sau ngày tung ra một model mới. Các bản cập nhật firmware này có thể sửa lỗi thực thi và bổ sung những tính năng mới cho máy ảnh, chẳng hạn cải tiến độ chính xác và tốc độ lấy nét tự động.

Nên thường xuyên vào trang web của hãng sản xuất để xem firmware mới nhất phù hợp với mẫu máy ảnh của bạn, sau đó so sánh với phiên bản firmware được hiển thị trong trình đơn máy ảnh. Nếu cần, hãy làm theo quy trình cập nhật firmware trong cẩm nang hướng dẫn sử dụng máy ảnh.

Phần 1: “Nên” hay “không nên” dành cho người dùng máy ảnh

Nguồn: Tổng hợp internet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *