Home > Thủ Thuật > Nhiếp ảnh gia hướng dẫn chụp ảnh cityscape vào giờ vàng và ban đêm cực đẹp
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Nhiếp ảnh gia hướng dẫn chụp ảnh cityscape vào giờ vàng và ban đêm cực đẹp

Buổi sáng Hồng Kông màu vàng, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px

Jimmy Mcintyre là nhiếp ảnh gia du lịch và nhà giáo dục. Những bức ảnh của anh từng được đăng trên các tạp chí địa phương và quốc gia, bao gồm cả BBC. Trong bài hướng dẫn này, Jimmy chia sẻ các thủ thuật chuyên môn của anh về chụp ảnh cityscape vào ban đêm và trong giờ vàng.

Đường chân trời thành phố Busan, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px
Đường chân trời thành phố Busan, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px

Hướng dẫn chụp ảnh cityscape vào giờ vàng và ban đêm

Tác giả: Jimmy Mcintyre

Đây là lần thứ năm chúng tôi leo lên ngọn đồi này lúc 4 giờ sáng — bốn buổi sáng trước đó không thể mang cho chúng tôi cảnh bình minh đẹp trên bầu trời Hồng Kông. Mệt, đói, muỗi đốt, chúng tôi lại ngồi đợi, mong một mảnh màu xuyên qua màn mây. Nghi là chúng tôi sẽ không bao giờ bắt được cảnh mặt trời mọc khó thấy này.

Tuy nhiên, niềm tin và sự kiên trì của chúng tôi đã được đền đáp khi ánh sáng màu cam yếu ớt nhất bắt đầu len lỏi qua những đám mây. Chúng tôi hành động nhanh chóng để chụp lại nó. Mười phút sau, nó biến mất. Hàng giờ và hàng ngày chờ đợi, từng chút một đều đáng giá. Chúng tôi nhìn thành phố bên dưới từ từ thức dậy.

Còn tôi đã được nhắc nhở bản thân thích chụp ảnh hậu cảnh cảnh quan thành phố đến nhường nào. Đây là hình ảnh tôi chụp được từ buổi sáng hôm đó:

Buổi sáng Hồng Kông màu vàng, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px
Buổi sáng Hồng Kông màu vàng, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px

Không gì giống với năng lượng và sự ồn ào của một thành phố lớn. Chúng tôi có thể chụp được nhiều cảnh và tâm trạng đa dạng như vậy. Trong những năm qua, tôi rất vui khi được chụp một số thành phố đẹp nhất ở Nam Mỹ, Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.

Ảnh chụp bởi Jimmy Mcintyre
Ảnh: Jimmy Mcintyre

Dưới đây là một số thủ thuật về chụp và xử lý ảnh chụp cảnh đêm thành phố mà tôi muốn chia sẻ.

1. Chụp ở chế độ Ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority).

Khi chúng ta có lợi thế là nhiếp ảnh gia, chúng ta cần thiết phải khám phá các chế độ chụp khác nhau mà máy ảnh của chúng ta cung cấp. Hai chế độ chính cho bất kỳ nhiếp ảnh gia nào là Ưu tiên khẩu độ (AP) và Thủ công (Manual).

Ưu tiên khẩu độ cung cấp giải pháp dễ dàng nhất cho nhu cầu chụp cityscape. Về cơ bản, chúng ta có thể kiểm soát mọi thứ trong máy ảnh, trừ tốc độ màn trập. Ưu điểm của chế độ này so với chụp ở Auto là rất lớn. Ví dụ: trong tình huống ánh sáng yếu, chế độ Auto sẽ tăng ISO đáng kể mà vẫn giữ tốc độ màn trập thấp, khiến ảnh bị nhiễu nhiều. Nhưng ở AP, ta có thể giữ ISO thấp theo cách thủ công, duy trì khẩu độ tối ưu và mở rộng tốc độ màn trập để bù cho ánh sáng yếu. Tất cả những điều này sẽ tạo ra bức ảnh sắc nét, rõ ràng hơn.

2. Chụp bracket exposure (có thể hiểu là chụp phơi sáng hỗn hợp/bù trừ/chênh sáng) để khắc phục những cảnh có độ tương phản mạnh.

Cityscape có thể có dải ánh sáng động cực kỳ rộng do ánh sáng nhân tạo, rộng hơn cả phong cảnh. Thường sẽ có sự khác biệt lớn giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất trong ảnh. Máy ảnh của chúng tôi không có khả năng chụp những cảnh có độ tương phản cao như vậy.

Để tạo ra một bức ảnh cân đối, đôi khi cần phải chụp nhiều lần phơi sáng cho cùng một cảnh. Nếu không, với một lần phơi sáng duy nhất, bạn có thể có nhiều vùng bị phơi thiếu hoặc dư sáng. Chụp nhiều lần phơi sáng được gọi là chụp bracketing (có thể hiểu là chụp hỗn hợp/bù trừ/chênh sáng). Nếu bạn chưa quen với tính năng chụp bracketing, bạn có thể tìm trên mạng theo tên máy ảnh bạn dùng để kiểm tra xem máy ảnh của bạn có hỗ trợ tính năng này không.

Cận cảnh bracket exposure / Ảnh: Jimmy McIntyre
Cận cảnh bracket exposure / Ảnh: Jimmy McIntyre
4 lần bracket exposure / Ảnh: Jimmy McIntyre
4 lần bracket exposure / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh cuối sau khi kết hợp các lần phơi sáng với các lớp mask độ sáng / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh cuối sau khi kết hợp các lần phơi sáng với các lớp mask độ sáng / Ảnh: Jimmy McIntyre

Đối với ảnh này, tôi chụp 7 lần phơi sáng khác nhau nhưng chỉ chọn sử dụng 4. Để tạo ra ảnh sắc nét, rõ nhất, tôi thực sự khuyên bạn nên trộn các mức phơi sáng lại bằng cách sử dụng mask độ sáng.

Ánh đèn thành phố khi phơi làm nền thường bị phơi dư sáng, trong khi cây cối ở tiền cảnh lại quá tối. Tôi đã sử dụng 2 lần phơi sáng thấp hơn để kiểm soát ánh sáng bị mất. Lưu ý là đèn vẫn sáng trong ảnh cuối. Điều quan trọng là không làm đèn bị tối quá nhiều, vì chúng là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ ảnh cityscape ban đêm nào giúp bổ sung năng lượng tuyệt đẹp cho khung cảnh. Cuối cùng, tôi sử dụng một lần phơi sáng sáng hơn để lấy lại một số chi tiết dịu nhẹ trở lại tiền cảnh.

3. Quan trọng là lấy nét tay!

Sự cải thiện về tốc độ và độ sắc nét của lấy nét tự động trong hầu hết các ống kính hiện đại là không thể tin được. Tuy nhiên, đối với những người trong chúng ta, những ai có thể dành thời gian và không lo lắng về việc chụp đối tượng chuyển động nhanh, thì lấy nét tay là ưu tiên hàng đầu. Lấy nét thủ công luôn tạo ra hình ảnh sắc nét hơn so với lấy nét tự động. Với lại, khi ánh sáng dần tắt, tính năng lấy nét tự động sẽ trở nên kém hiệu quả hơn rất nhiều.

Những người mới bắt đầu chụp ảnh thường nghĩ rằng lấy nét thủ công phụ thuộc vào việc nhìn qua khung ngắm trong khi lấy nét. Mặc dù điều đó có thể xảy ra, nhưng nó sẽ diễn ra cực kỳ khó khăn nếu điểm lấy nét của bạn ở xa. Thay vào đó, bạn nên chuyển sang chế độ xem trực tiếp (Live View) và sử dụng các nút kính lúp để phóng to khu vực lấy nét của bạn. Sau đó, chỉ cần xoay vòng lấy nét cho đến khi bạn hài lòng. Dưới đây là hướng dẫn nhanh để chỉ cho bạn cách tinh chỉnh độ sắc nét của hình ảnh bằng Live View.

4. Chụp và tạo lớp các vệt sáng.

Những vệt sáng bổ sung một chiều không gian tuyệt vời cho hình ảnh của bạn. Chúng cũng rất dễ chụp và xử lý.

Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh: Jimmy McIntyre

Trước tiên, hãy chụp cảnh như bình thường, cố gắng chụp ảnh sắc nét nhưng đừng quan tâm đến dấu ô tô.

Tiếp theo, chúng ta cần mở rộng tốc độ màn trập, cho phép ta chụp những vệt sáng dài quét qua. Có thể làm điều này bằng cách sử dụng khẩu độ nhỏ (lấy giá trị F lớn). Cố gắng lấy tốc độ màn trập khoảng 25-30 giây.

Giờ thì bạn có thể chụp bao nhiêu ảnh tùy thích, nhưng hãy căn thời gian chụp hợp lý để thu được nhiều vệt sáng nhất có thể. Cuối cùng, bạn sẽ đạt được khá khá lần phơi sáng lý tưởng.

6 lần phơi ra vệt sáng được sử dụng để tạo ra bức ảnh trên / Ảnh: Jimmy McIntyre
6 lần phơi ra vệt sáng được sử dụng để tạo ra bức ảnh trên / Ảnh: Jimmy McIntyre

Giờ chúng ta có thể tạo lớp phơi vệt sáng thành lớp phơi sáng nền rất dễ dàng trong Photoshop. Tôi đã tạo video này bên dưới để chỉ cho bạn cách thực hiện:

5. Chụp qua cửa kính.

Sẽ có lúc, nhiếp ảnh gia cityscape nào rồi cũng phải đối mặt với thách thức chụp qua cửa kính. Một vài tầm nhìn đẹp nhất lại tới từ những tòa nhà cao tầng có đài quan sát được bao quanh bởi kính. Đáng tiếc là, kính này thường bẩn và phản chiếu đèn trong nhà vào trong ống kính, gây hiện tượng lóa sáng và làm mờ ảnh.

Có nhiều cách để vượt qua loại thách thức này! Trước tiên là xử lý ánh sáng trong nhà, bạn phải đặt ống kính càng gần mặt kính càng tốt, rồi vây nó lại bằng một tấm vải tối màu. Bạn cũng có thể mua các thiết bị chuyên dụng, nhưng như trong bức ảnh dưới đây, bạn có thể thấy là tôi chỉ sử dụng một tấm khăn quàng cổ, nó vừa đủ để che chắn ánh sáng trong nhà.

stock-photo-74262935j6a
Ảnh: Begirl All Over The World

Để chụp mà không dính bẩn trên kính, chúng ta cần sử dụng một kỹ thuật đơn giản – sử dụng khẩu độ lớn (tức số F nhỏ). Bạn để ý nếu có bụi bẩn trên ống kính hay cảm biến máy ảnh của bạn, một khẩu nhỏ sẽ thường khiến nó rõ mồn một những bức ảnh. Nhưng với khẩu lớn (số F nhỏ), bẩn trên ống kính sẽ không thấy được. Nguyên tắc này áp dụng tương tự khi chụp qua cửa kính bẩn. Hãy thử chụp ở nhiều khẩu độ khác nhau, cho tới khi ảnh của bạn sạch bẩn và đủ nét.

Đối với ảnh dưới, cửa kính có những điểm bẩn nhỏ nhưng bị f/8 xóa mất.

Chụp qua cửa kính Đài quan sát John Hancock ở Chicago / Ảnh: Jimmy McIntyre
Chụp qua cửa kính Đài quan sát John Hancock ở Chicago / Ảnh: Jimmy McIntyre

6. Đến điểm chụp sớm.

Chuyện này thì không cần phải bàn rồi. Rất nhiều nhiếp ảnh gia chen lấn để có được vị trí đẹp nhất, vì vậy tốt nhất là bạn nên đến nơi sớm. Đến sớm hai tiếng thường giúp tôi có được vị trí mong muốn.

Nhiếp ảnh gia tập trung sớm để chụp cảnh thành phố Seattle / Ảnh: Jimmy McIntyre
Nhiếp ảnh gia tập trung sớm để chụp cảnh thành phố Seattle / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh chụp không có khách du lịch / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh chụp không có khách du lịch / Ảnh: Jimmy McIntyre

7. Tắt máy điều hòa nhiệt độ.

Đây có vẻ như là một mẹo kỳ lạ. Nếu bạn đang ở một đất nước nóng, bạn có xu hướng bỏ qua điều này. Về cơ bản thì không có gì to tát. Tuy nhiên đôi khi, nếu bạn dành thời gian ở trong phòng có máy điều hòa ổn áp rồi mới ra ngoài chụp ảnh, bạn có thể sẽ nhận thấy ống kính bị mờ đi.

Điều này xảy ra khi ống kính được làm mát tiếp xúc với không khí nóng, thường nồm ẩm. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để chờ ống kính thoát ẩm hoàn toàn.

Các thủ thuật hậu kỳ khác

Chúng ta đã thấy một số mẹo xử lý hậu kỳ, nhưng hãy xem thêm một số mẹo khác có thể giúp bổ sung thêm cho ảnh cityscape của bạn. Đương nhiên điều này tùy sở thích cá nhân. Một số người sẽ muốn giữ cho hình ảnh của họ khá tự nhiên, những người khác có thể đẩy mạnh quá trình xử lý hậu kỳ của họ hơn một chút.

1. Hiệu chỉnh phối cảnh & méo thùng (barrel distortion) trong Adobe Camera Raw.

Hơn hầu hết các phong cách chụp ảnh khác, ảnh cityscape có nhiều đường ngang và dọc. Cách chúng ta chọn làm gì với những đường thẳng đó có thể dẫn đến một cảm giác rất khác. Đôi khi phối cảnh và biến dạng thùng có thể nâng cao tâm trạng của bức ảnh, nhưng đôi khi chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh. Cách bạn chọn hiển thị một bức ảnh hoàn toàn là sở thích của bạn, nhưng biết cách sửa méo nhanh chóng và dễ dàng cũng là một kỹ năng cần thiết.

Chúng ta sẽ xem xét trong Adobe Camera Raw (ACR) để biết cách chỉnh sửa hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Quá trình này cũng có thể thực hiện trong Lightroom.

Đây là hình ảnh 'Trước', với biến dạng phối cảnh đáng chú ý và một ít méo thùng / Ảnh: Jimmy McIntyre
Đây là hình ảnh ‘Trước’, với biến dạng phối cảnh đáng chú ý và một ít méo thùng / Ảnh: Jimmy McIntyre
Đây là ảnh tương tự nhưng đã được sửa méo / Ảnh: Jimmy McIntyre
Đây là ảnh tương tự nhưng đã được sửa méo / Ảnh: Jimmy McIntyre

Cách chỉnh sửa trong ACR:

Đầu tiên, kéo tệp RAW của bạn vào Photoshop. ACR sẽ tự động khởi động. Điểm tuyệt vời ở ACR là nếu bạn có nhiều mức phơi sáng, bạn có thể nhấn nút Select All ở trên cùng bên trái và bất kỳ thay đổi nào bạn thực hiện sẽ được áp dụng giống nhau cho tất cả các mức phơi sáng.

Đây là một minh họa trực quan về các bước cần thiết. Tiến hành theo các bước như sau.

stock-photo-74262935j11
Ảnh: Jimmy McIntyre

Các bước sửa méo:

1. Chọn thẻ Lens Corrections tab.

2. Tới Manual

3. Chọn Show Grid để có công cụ đo lường độ thẳng của các tòa nhà.

4. Thử từng tùy chọn để xem đâu là kết quả tốt nhất. Trên bức ảnh này, tôi dùng A, tức Auto.

5. Tùy chọn này sẽ làm tốt việc chỉnh sai cho hầu hết lỗi méo, nhưng bạn có thể sẽ cần thay đổi một vài thanh trượt để hoàn thành công việc. Kế tiếp, tôi tăng thanh Distortion lên 12 để loại bỏ phần lớn méo thùng.

6. Tiếp theo tôi đổi Vertical lên 4 giúp chỉnh các tòa nhà thẳng thớm hơn.

Vậy đó! Lưu ý nhấn Sync Results để đảm bảo thay đổi sẽ được áp dụng cho các mức phơi sáng.

2. Khử bão hòa và thêm một tông màu xanh để tạo ra cảm giác vị lai (futuristic).

Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều biết một số cách kết hợp màu nhất định sẽ bổ trợ cho nhau. Thậm chí có những biểu đồ trên mạng có thể cho bạn biết màu nào kết hợp tốt với các màu nào khác. Một điều tôi thích là tạo ra cảm giác vị lai khi tôi chụp những thành phố có ngoại hình hiện đại.

Tôi thường khử bão hòa hoàn toàn khỏi ảnh với một lớp Hue/Saturation tiêu chuẩn (số 1 trong ảnh), rồi thêm một lớp Photo Filter màu xanh (2) hoặc tăng cường các tông xanh thông qua một lớp Color Balance (3).

stock-photo-74262935j12
Ảnh: Jimmy McIntyre
Thành phố vị lai Busan, Hàn Quốc / Ảnh: Jimmy McIntyre
Thành phố vị lai Busan, Hàn Quốc / Ảnh: Jimmy McIntyre

3. Kết hợp giờ vàng với ánh đèn thành phố.

Đây là một kỹ thuật cá nhân tôi yêu thích. Chúng ta có thể rất dễ dàng pha trộn ánh đèn thành phố từ cảnh đêm thành cảnh giờ vàng, giúp hình ảnh có chiều sâu hơn. Dưới đây, bạn có thể thấy 2 bức ảnh tôi sẽ trộn lại. Ảnh phơi sáng đêm được chụp 45 phút sau ảnh giờ vàng. Ảnh giờ vàng là sự kết hợp của hai phơi sáng dài được pha với nhau bằng cách sử dụng mask độ sáng. Bên dưới các ảnh là video hướng dẫn bạn cách thực hiện.

Ánh đèn thành phố / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ánh đèn thành phố / Ảnh: Jimmy McIntyre
Khung cảnh giờ vàng / Ảnh: Jimmy McIntyre
Khung cảnh giờ vàng / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh cuối đã pha / Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh cuối đã pha / Ảnh: Jimmy McIntyre

Video hướng dẫn:

Lưu ý: 3 điểm cuối cùng này sẽ tiến xa hơn so với chụp ảnh kỹ thuật số thuần túy.

4. Pha trộn mạnh tay!

Tùy thuộc vào mức độ sáng tạo bạn muốn, bạn có thể đưa quy trình pha trộn lên một cấp độ hoàn toàn mới, như trong bức ảnh tuyệt đẹp dưới đây từ Beboy Photographyies. Từ phơi sáng cơ bản, anh pha tiếp với bầu trời được phơi sáng dài, một lần phơi sáng riêng cho mặt trời, một phơi sáng khác cho đèn thành phố và nhiều lần phơi sáng thử nghiệm ánh sáng. Tất cả những lần phơi sáng này đều từ cùng một cảnh được chụp trong khoảng thời gian khoảng một giờ.

Ảnh: Jimmy McIntyre
Ảnh: Jimmy McIntyre

5. Tạo ra hình phản chiếu.

Phản chiếu giả là thứ mà hoặc bạn sẽ cực kỳ thích, hoặc sẽ cực kỳ ghét.

Đường chân trời thành phố Busan, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px
Đường chân trời thành phố Busan, chụp bởi Jimmy Mcintyre @ 500px

Tạo ra phản chiếu là quá trình tương đối đơn giản. Bạn cần một bức ảnh có cảnh thành phố với hậu cảnh có một đường ranh giới phẳng nằm bên dưới. Không cần có nước ở tiền cảnh. Đây là hướng dẫn đơn giản để tạo phản chiếu giả trong Photoshop.

Danh sách này chưa đề cập đến chụp cityscape vào ban đêm và vào giờ vàng. Khả năng chụp và xử lý là rất lớn, chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng và kiến thức của chúng ta. Hy vọng bạn đã học được điều gì đó hữu ích ở đây mà bạn có thể áp dụng trong lĩnh vực này hoặc trong quá trình xử lý hậu kỳ!

Theo Jimmy Mcintyre @ 500px