Một nhóm các nhà thám hiểm của National Geographic do Renan Ozturk và Emma Nicholson dẫn đầu đã có thể tiếp cận miệng núi lửa trên đỉnh núi Michel — đây là một núi lửa dạng tầng từ xa — và xác nhận sự tồn tại của một trong những hiện tượng hiếm gặp nhất của tự nhiên: hồ dung nham.
Nicholson đích thân đứng gần vành miệng núi lửa trên đỉnh Michel và lái flycam bay qua, xác nhận hồ dung nham bên dưới.
Nicholson chia sẻ trong một câu chuyện trên National Geographic: “Đột nhiên, chúng tôi có thể nhìn thấy hồ dung nham nhỏ này nằm sâu bên trong miệng núi lửa.”
“Chắc chắn đó không phải là hồ dung nham tự nhiên nảy ra trong đầu bạn… nhưng rõ ràng có dung nham gần bề mặt, góp phần cho chùm khí chúng tôi đang đo đạc.”
Hồ dung nham là một khối lượng lớn dung nham nóng chảy luôn được đun chảy hoàn toàn hoặc một phần. Cơ bản đây là một trạng thái ổn định của dung nham. Hiện tượng này rất hiếm vì dung nham có xu hướng nguội đi nhanh chóng khi lên tới bề mặt và cứng lại. Nicholson giải thích để một hồ dung nham tồn tại, “sự cân bằng giữa nhiệt bốc lên từ bên trong hệ thống thông hơi của núi lửa phải được cân bằng hoàn hảo với tốc độ làm mát để giữ dung nham ở trạng thái nóng chảy của nó”.
Chỉ có tám ngọn núi lửa trên Trái đất được biết đến là có hồ dung nham lỏng dai dẳng: Kilauea, Masaya, Villarrica, Núi Nyiragongo, Erta Ale, Núi Erebus, Ambrym và Núi Michel.
Cộng đồng khoa học đã bàn tán về trạng thái bất thường của Núi Michel từ cuối những năm 1900, nhưng vào năm 2019, khả năng có thể có một hồ dung nham bên trong nó mới được nhìn thấy từ hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, tuy chưa có người thực sự đến tận nơi để chứng thực.
Núi Michel đặc biệt xa xôi và là một phần của Quần đảo Nam Sandwich không có người ở, cách Nam Cực khoảng 1,000 dặm (khoảng 1609.34 km) về phía bắc.
Đoàn đã mất nhiều tháng lập kế hoạch và nhiều tuần di chuyển chỉ để đến nơi.
“Nếu bạn đứng trên đảo Saunders,” Nicholson nói, “những con người thân cận nhất với bạn thì ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Đó chính là định nghĩa của xa xôi.”
Đoàn thám hiểm của National Geographic đã đi thuyền 1,266 dặm (khoảng 2037.43 km) từ Quần đảo Falkland để đưa các nhà khoa học và nhiếp ảnh gia đến Núi Michel nhằm xác minh hồ dung nham từng được chỉ ra bởi các bức ảnh vệ tinh.
Không ai đến thăm khu vực này vì đường cực kỳ khó đi, còn một khi đến đó, mọi điều kiện đều rất khắc nghiệt dù đỉnh núi chỉ cao 2,766 so với mực nước biển. Đoàn National Geographic báo cáo sức gió từ 45 đến 60 dặm/giờ (khoảng 72.42 đến 96.56 km/h) và độ ẩm 90% dưới dạng sương mù dày đặc. Các điều kiện này khiến họ chỉ có một hoặc hai giờ khi gió giảm và tầm nhìn tốt hơn, đồng thời cho phép nhóm vận hành flycam, máy ảnh đo nhiệt, hệ thống lấy mẫu đa khí và các thiết bị khác được sử dụng như một phần của nghiên cứu.
Xem thêm tường thuật đầy đủ về chuyến thám hiểm và các bức ảnh bổ sung tại NatGeo.com.
Theo Peta Pixel