Tác giả: Christine Romans @ MakeUseOf
Nếu bạn là một người thường xuyên chụp ảnh đồ ăn, hãy lưu ý những việc nên làm và không nên làm để giúp bạn nâng cấp và tiến xa hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh ẩm thực.
Con người ta trước ăn bằng mắt, do đó, trải nghiệm thị giác tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm của một người đối với một món ăn trước cả khi họ được nếm qua món ăn đó.
Nhiếp ảnh ẩm thực chuyên nghiệp có sức mạnh mang đến cho người ăn một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, là trải nghiệm mà họ sẽ muốn được trải qua lần nữa.
Nếu bạn là một người thường xuyên chụp ảnh đồ ăn và muốn cải thiện kỹ năng chụp ảnh đồ ăn của bạn, dưới đây là tổng hợp những điều nên làm và không nên làm mà bạn sẽ muốn lưu ý.
Những việc nên làm khi chụp ảnh ẩm thực
1. Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng là yếu tố quyết định trên nhất đằng sau những bức ảnh chụp đồ ăn xuất sắc. Lấy ánh sáng không tốt sẽ chỉ khiến ảnh của bạn trông xấu và kém chuyên nghiệp.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể. Ánh sáng tự nhiên sẽ tăng thêm độ màu sắc cho món ăn bạn đang chụp mà không bị đổ bóng quá đậm như khi dùng ánh sáng nhân tạo.
Nếu bạn chụp ngoài trời, hãy nhớ chọn một vị trí có bóng mát rộng. Ánh mặt trời gắt, chiếu trực tiếp cũng sẽ gây ra các vùng bóng và điểm chấm ngoài ý muốn trong bức ảnh của bạn.
2. Sử dụng các góc máy từ nhiều mức độ
Khi chụp chủ thể của bạn từ nhiều mức độ khác nhau, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn sau đó. Điều này rất cần thiết nếu bạn muốn chụp làm menu nhà hàng, khách hàng sẽ muốn bạn chụp ra một bộ ảnh phong phú để từ đó chọn ra những tấm đẹp nhất.
Có 3 mức độ trong giới nhiếp ảnh: cảnh chính (master), cảnh trung (medium) và cận cảnh (close-up). Master shot sẽ chụp cả món ăn, thương hiệu và câu chuyện của nhà hàng. Cú máy này cũng sẽ bao gồm các món đồ khác như dụng cụ ăn uống, menu…
Medium shot lấy gần vào hơn một chút so với master shot. Cú máy này vẫn chủ yếu đặt món ăn ở trung tâm, điểm thêm các chi tiết nhỏ gồm thương hiệu, đĩa, menu…
Cuối cùng là cú máy lấy cận sẽ tập trung toàn bộ vào món ăn. Close-up phải chân thật hết mức có thể. Đừng tốn thì giờ để tạo dáng cho món ăn, thay vào đó, hãy để món ăn tự diễn đạt nó, ví dụ lớp phô mai nóng hổi trên chiếc pizza mới ra lò hoặc phần bơ chảy trên chồng pancake.
3. Sử dụng phần mềm để chỉnh sửa
Chỉnh sửa là một phần của nhiếp ảnh, nhưng nên lưu ý là đừng làm quá tay. Chỉ nên tỉa tót đơn giản nhằm cải thiện các chi tiết và tăng cảm giác chuyên nghiệp cho bức ảnh.
Nên sử dụng phần mềm chuyên chỉnh sửa hình ảnh để làm rõ màu sắc tự nhiên của món ăn một cách vừa phải, khiến các bức ảnh của bạn trông ngon mắt hơn. Củng cố chất lượng hình trong Lightroom hoặc Photoshop để đưa ảnh chụp ẩm thực của bạn lên tầm cao mới.
4. Sử dụng các góc độ khác nhau
Đừng sợ sáng tạo và khám phá đa dạng các góc độ khác nhau. Có những món ăn nhất định tự có góc chụp đẹp nhất. Bạn sẽ cần thử nghiệm các góc độ khác nhau để lấy được cú máy ưng ý nhất.
Ví dụ nếu bạn muốn chụp một đĩa burger lớn, thích hợp nhất sẽ là lấy góc máy từ phía trên. Còn thông thường khi chụp các món như burger hay sandwich, thích hợp nhất lại là chụp từ mặt bên.
Những việc KHÔNG nên làm khi chụp ảnh ẩm thực
1. Không nhồi nhét quá nhiều vào khung hình
Chụp ảnh ẩm thực sẽ thường đi kèm một loạt đạo cụ bổ trợ khác nhau, ví dụ như dụng cụ ăn uống hoặc thớt cắt. Tuy nhiên thủ thuật ở đây là đừng để bị gây nhiễu bởi các đạo cụ này.
Nên cân nhắc đạo cụ bổ sung có phù hợp với bối cảnh bạn muốn tạo ra không, nếu có thì mới thêm vào, còn không thì nó sẽ phá hủy cả bức hình. Đừng làm xao nhãng người xem khỏi yếu tố chính mà bạn muốn người ta chú ý tới.
Ví dụ, nếu bạn muốn thể hiện món cá rán tươi ngon kế bên phần khoai tây chiên cắt thủ công, thì hãy quên mất món phụ rối rắm như ly rượu hay khăn ăn đi, đơn giản chúng không phù hợp và cần thiết.
2. Không sử dụng đèn flash của máy ảnh
Không gì có thể đánh bại ánh sáng tự nhiên khi xét tới các bức ảnh ẩm thực đẹp nhất. Tuy nhiên một trong những lỗi thường gặp ở các nhiếp ảnh gia chụp ẩm thực đó là việc sử dụng đèn flash để chụp ảnh đồ ăn.
Nếu bạn chọn dùng flash trên máy ảnh, nhất là ở khu vực ánh sáng yếu, nó sẽ khiến ảnh chụp đồ ăn của bạn vừa bị dư phơi sáng lẫn phơi sáng thiếu.
Chú ý quan trọng cần ghi nhớ ở đây là đừng dùng đèn flash. Đừng bao giờ dùng tới nó, trừ khi bạn chụp ảnh trong studio. Nếu không thì quên cái đèn flash đi vì nó chỉ khiến ảnh bị xấu đi bởi ánh sáng gắt của nó.
3. Không chụp với đồ ăn đã để lâu
Nhiếp ảnh ẩm thực chỉ làm việc với đồ ăn tươi. Bạn có biết ai xem ảnh món salad gồm cà chua rục và rau héo mà vẫn muốn ăn thử không? Dĩ nhiên là không.
Khi chụp ảnh đồ ăn, mỗi một nguyên liệu đều cần ở trạng thái tươi mới. Ngược lại, bạn sẽ chỉ khiến bản thân nhọc công để chụp lại.
Nên lên kế hoạch nếu cần gặp mặt người nấu trước, kế đó là chọn các món bạn muốn chụp từ menu. Nấu nướng vừa xong là nhiếp ảnh gia tới công chuyện.
Đừng để món ăn ở ngoài quá lâu. Nếu bạn để quá lâu, miếng steak sẽ trông bị khô hoặc chiếc pizza phô mai sẽ bợt màu và không còn ngon mắt nữa.
4. Không quên dẫn chuyện
Những bức ảnh của bạn cần kể được một câu chuyện nào đó nếu bạn muốn để lại ảnh hưởng lâu dài với người xem. Bạn muốn ảnh bạn chụp có chiều sâu thì hãy cố gắng vượt kỳ vọng và để sự sáng tạo của bạn tự đo.
Bất kể bạn muốn kể chuyện đơn giản hay phức tạp, những bức ảnh bạn chụp sẽ cần khơi dậy cảm xúc trong khán giả.
Ví dụ nếu bạn chụp món canh Tom Yum Thái truyền thống được nấu theo công thức gia truyền, hãy thể hiện nó chân thật, trình bày nó trong bát đĩa chuẩn Thái và thêm vào muôi múc, vài lát chanh, đôi đũa…
Ảnh chụp ẩm thực của bạn sẽ luôn ngon mắt và hấp dẫn
Bạn có thể thể hiện thứ bạn muốn chụp trông như thế nào, nhưng rất khó để lúc nào cũng chụp được ảnh ẩm thực đẹp và ngon mắt.
Không dễ tìm được góc đẹp và ánh sáng chuẩn, hay thỉnh thoảng ảnh của bạn còn trông tệ không cứu nổi. Bạn cần khuyến khích người xem xem ảnh ẩm thực của bạn và muốn thử món ăn trong đó chứ không phải là làm người ta cảm thấy mất ngon.
Nhiếp ảnh ẩm thực thực ra phức tạp chứ không đơn giản như bạn tưởng. Hãy chú ý những điều nên và không nên làm khi chụp đồ ăn, bạn sẽ sớm thu được thành quả như mong muốn.