Home > Tin Tức > Ống kính cho máy ảnh mirrorless: so sánh các lựa chọn full frame Canon, Nikon, Panasonic và Sony
Tin TứcTin Tức Máy Ảnh

Ống kính cho máy ảnh mirrorless: so sánh các lựa chọn full frame Canon, Nikon, Panasonic và Sony

The move to mirrorless by some of the industry's biggest players put the focus on their new lens lineups.

Ống kính cho máy ảnh mirrorless: so sánh các lựa chọn full frame Canon, Nikon, Panasonic và Sony

The move to mirrorless by some of the industry's biggest players put the focus on their new lens lineups.
Việc chuyển hướng sang dòng mirrorless của một số tay chơi lớn nhất ngành ảnh cũng hướng sự chú ý lên dòng ống kính mới của các hãng này.

Khi sắm máy ảnh mirrorless full frame tầm $2000, đầu tư vào hệ thống ống kính quan trọng không kém những thứ khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét bốn hệ mirrorless full frame để xem chúng mang lại những gì và hướng đi dự định của chúng.

Bài viết này không phải để đặt vấn đề ‘dòng nào lớn nhất’, mà để giúp cho thấy dòng nào có những ống kính có thể cần thiết cho mục tiêu nhiếp ảnh của bạn.

Bên cạnh các ống kính sẵn có, bài viết này cũng sẽ xem xét mức độ hỗ trợ của các hãng ống kính thứ ba và thảo luận nhanh về một số công nghệ liên quan.

Các biểu đồ ống kính trong bài viết được cập nhật và phản ánh các lựa chọn ống kính AF cao cấp cho mỗi hệ tính đến tháng 12/2020.

Ngàm Sony E

Khi xét đến ống kính full frame cho dòng máy ảnh mirrorless, Sony có khởi đầu lớn nhất. Sony giới thiệu hệ ‘FE’ full frame cùng với chiếc máy ảnh a7 đầu tiên vào cuối năm 2013, và đã có sẵn vài năm kinh nghiệm làm ống kính APS-C ngàm E tại thời điểm đó.

Sony đồng thời đã có một nước đi không bình thường khi cho phép các hãng thứ ba tiếp cận giao thức truyền thông và các thông số ngàm ống kính của hãng. Việc này cho phép các công ty như Sigma, Tamron, Tokina và Zeiss mở rộng phạm vi của các ống kính sẵn có cho nhiếp ảnh gia Sony. Trong trường hợp của Sigma, các ống kính này còn bao gồm những thiết kế quang học DSLR có sẵn cũng như những công thức quang học riêng biệt, mới mẻ cho mirrorless, ký hiệu là ‘DG DN’.

Sony_FE_Primes_1220
Sony FE Prime
Sony FE Zoom
Sony FE Zoom
Diagram covers autofocus primes and high-end zooms in the 14-200mm range. Lineups correct as of December 2020.
Biểu đồ khái quát các ống kính prime AF và zoom cao cấp trong phạm vi 14-200mm (tính đến tháng 12/2020).

Bên cạnh việc hoàn thiện hầu hết các lựa chọn cơ bản, Sony còn dành thời gian bổ sung những ống kính chuyên dụng, đơn cử telephoto 600mm F4, 400mm F2.8, 100-400mm và 200-600mm, tương đương với những ống kính hiện chưa có sẵn ở các hệ ngàm khác.

Khởi đầu sớm cho Sony thời gian để cung cấp một phạm vi ống kính phong phú, bao gồm những tùy chọn không hiển nhiên như 135mm F1.8 GM

Sony cho biết những năm hãng dành ra để chế tạo ống kính lớn cho máy ảnh mirrorless đã cho phép họ phát triển sự thành thạo về loại động cơ thích hợp nhất cho ống kính mirrorless full frame (nhu cầu điều khiển ống kính mượt mà để quay phim, cũng như đồng nghĩa các yêu cầu không giống với ống kính DSLR). Tuy nhiên, dù đúng là việc Sony tiếp nhận các công nghệ như động cơ tuyến tính và bộ điều khiển áp điện (piezoelectric) mang lại thêm nhiều ống kính mới có tốc độ nhanh ấn tượng và lấy nét mượt, thì cũng phải lưu ý rằng một số ống kính đời đầu của hãng không lúc nào cũng thể hiện được hiệu suất tương tự.

Ngàm Canon RF

Dòng ống kính Canon RF tính đến nay đã cho thấy một hướng tập trung khác biệt đến nhu cầu của người dùng chuyên nghiệp, với rất nhiều ống kính đầu tiên của hãng trong số đó thuộc về dòng ‘L’ cao cấp.

Canon chưa tiết lộ công thức ngàm quá nhiều cho hãng thứ ba, do đó hỗ trợ từ bên thứ ba vẫn còn hạn chế tại thời điểm này. Nếu ngàm RF có được sự phổ biến của ngàm EF, rất có thể các hãng khác sẽ tìm cách cung cấp các ống kính AF, tuy vậy hỗ trợ thứ ba mở rộng cho cho RF có khi phải mất vài năm.

Canon RF Prime
Canon RF Prime
Canon RF Zoom
Canon RF Zoom
Diagram covers autofocus primes and high-end zooms in the 14-200mm range. Lineups correct as of December 2020.
Biểu đồ khái quát các ống kính prime AF và zoom cao cấp trong phạm vi 14-200mm (tính đến tháng 12/2020).

Bên cạnh các ống kính này (và nhiều ống ‘kit’ khẩu độ đa dạng và zoom du lịch mà bạn có thể hình dung được), Canon cũng giới thiệu hai ống kính prime telephoto F11 giá phải chăng cạnh tranh và hấp dẫn, bao quát các tiêu cự 600mm và 800mm. Hai ống kính này sử dụng các thấu kính nhiễu xạ để giữ kích thước và trọng lượng ở mức thấp nhất có thể.

Canon hiện sử dụng khá nhiều động cơ cho ống kính RF: chủ yếu sử dụng công nghệ ‘Nano USM’ mượt và nhanh của hãng, hoặc động cơ USM dạng vòng trong hầu hết ống kính DLSR cao cấp. Các động cơ dạng vòng hóa ra làm việc khá tốt với hệ thống Dual Pixel AF của Canon nhưng không phải lúc nào cũng mượt nhất hay nhanh nhất, nhất là khi chúng có xu hướng được sử dụng trong các ống kính có thấu kính nặng và lớn cần di chuyển. Mặc dù vậy các ống kính Nano USM vẫn gây được sự ấn tượng nhất định.

Trong khi đó, RF 35mm F1.8 sử dụng động cơ chuyển động bước nhỏ, khiến nó chậm và ồn hơn thấy rõ khi lấy nét – so với phần lớn ống kính mirrorless khác của Canon.

Ngàm Nikon Z

Tương tự Canon, Nikon chưa mở cửa ngàm Z cho các bên thứ ba, dẫn đến sự hạn chế trong lựa chọn AF.

Mặc dù vậy, kế hoạch xây dựng trước của Nikon khá khác biệt với Canon: thay vì bắt đầu với những lựa chọn hào nhoáng không bình thường, Nikon cung cấp một chuỗi các ống kính prime F1.8 giá rẻ cạnh tranh/di động, bên cạnh bộ ống zoom F2.8 và F4.

Nikon Z Prime
Nikon Z Prime
Nikon Z Zoom
Nikon Z Zoom
Nikon_Z_Lenses_1220
Biểu đồ khái quát các ống kính prime AF và zoom cao cấp trong phạm vi 14-200mm (tính đến tháng 12/2020).

Về động cơ lấy nét, Nikon có vẻ tập trung chủ yếu vào các động cơ chuyển động bước nhỏ tính đến thời điểm này, cung cấp hiệu suất vừa đủ nhưng không bằng được các động cơ tuyến tính hoặc công nghệ Nano USM của Canon về cả tốc độ và độ mượt. Hai nhóm lấy nét giúp lấy nét chính xác hơn kể cả khi chụp cận cảnh, trong một số ống zoom Nikon, tức đồng thời cải thiện tốc độ khiêm tốn của những thiết kế một động cơ.

Ngàm L: Panasonic, Leica, Sigma

Panasonic kết hợp với một Sigma liên thủ Leica bằng cách nhận ngàm ‘L’ cho dòng máy ảnh mirrorless full frame. Hãng ngay lập tức được tiếp cận với một hệ ống kính vững chắc (dù tương tự hệ của Sony, được xây dựng từ một ngàm vốn tập trung cho dòng máy ảnh APS-C). Sự kết hợp của Sigma trong liên minh này đảm bảo một hệ ống kính ngàm L thứ ba phong phú có sẵn: hãng chế tạo các phiên bản ngàm L cho rất nhiều thiết kế prime cho DSLR và cũng giới thiệu luôn ống kính ‘DG DN’ được thiết kế riêng cho mirrorless full frame.

Mọi máy ảnh Panasonic tính đến nay đều được chế tạo xoay quanh hệ thống DFD (Depth-from-Defocus) AF của hãng còn Leica sử dụng một hệ thống nghe mô tả có vẻ giống đáng kể. Toàn bộ ống kính ngàm L tương thích với DFD nhưng không phải cái nào cũng được tối ưu cho hệ thống này, xét về bộ xử lý AF hay tốc độ giao tiếp giữa ống kính với thân máy ảnh. Hiện tai chúng ta không thể kỳ vọng vào một sự ổn địnhđồng đều xuyên suốt các ống kính ngàm L nguyên bản ở các nhà sản xuất lẻ, nhưng hy vọng những hãng thứ ba sẽ làm việc để làm tăng tối đa sự tương thích.

Panasonic L Prime
Panasonic L Prime
Panasonic L Zoom
Panasonic L Zoom
Diagram covers autofocus primes and high-end zooms in the 14-200mm range. Lineups correct as of December 2020.
Biểu đồ khái quát các ống kính prime AF và zoom cao cấp trong phạm vi 14-200mm (tính đến tháng 12/2020).

Các ống kính Panasonic về cơ bản tận dụng động cơ lấy nét tuyến tính, nhưng lại sử dụng kết hợp giữa động cơ tuyến tính và chuyển động bước trong các ống kính như 50mm F1.4 và các ống 70-200mm cần nhiếu thấu kính hơn để di chuyển. Ống kính Sigma thì đa dạng hơn, mong là hiệu suất ống kính DG DN dành cho dòng mirrorless sẽ cao hơn các đời ống kính DSLR trước.

Hỗ trợ ống kính DSLR

Nếu đã có sẵn một bộ ống kính ngàm DSLR, bạn sẽ muốn tìm những phụ kiện chuẩn để lắp hầu hết chỗ ống kính đó lên thân máy ảnh mới. Việc ngàm mirrorless đa phần đều nông hơn tạo điều kiện cho một chiếc ngàm nối/chuyển đặt giữa ống kính và thân máy ảnh. Tuy nhiên hiệu suất sẽ còn tùy thuộc ít nhiều.

Canon thường xuyên bán kèm các ngàm EF-sang-RF theo bộ với máy ảnh ngàm RF, gồm 3 phiên bản (một ống pass-through đơn giản, một phiên bản kèm vòng điều khiển, và một phiên bản cho phép giảm bớt bộ lọc giữa ống kính và máy ảnh). Hệ thống Dual Pixel AF kết hợp phương thức giao tiếp của Canon đồng nghĩa người dùng ống kính EF chắc chắn sẽ có được trải nghiệm nối ống kính tuyệt nhất khi sử dụng thân máy ảnh Canon RF. Tựu chung, chúng ta sẽ có hiệu suất tầm DSLR từ ống kính EF nối vào nhưng không phải ống kính nào cũng hiệu quả như nhau.

Unsurprisingly, you tend to get the best adapted performance if you use DSLR lenses on the same brands' mirrorless bodies. Don't assume you'll always get DSLR levels of performance, though.
Không bất ngờ khi người dùng có xu hướng nhận được hiệu suất nối tiếp tuyệt nhất khi sử dụng ống kính DSLR trên thân máy mirrorless cùng hãng. Nhưng đừng nghĩa hiệu suất ngang tầm DSLR này là cố định.

Có nhiều hãng cũng làm ngàm chuyển tiếp EF-sang-E, cho phép ống kính EF dùng được trên thân máy Sony. Và tuy không ổn định như sự kết hợp Canon-Canon, trải nghiệm vẫn được đánh giá khá ổn dù nhìn chung chỉ có tiêu cự được rút ngắn lại. Trong khi đó, Sigma chế tạo ngàm nối MC-21 để dùng ống kính EF trên thân máy ảnh ngàm L mà không có PDAF trên bất kỳ máy ảnh nào, AF-C cũng không có nốt.

Nikon cũng đưa ra các lựa chọn theo kit có kèm ngàm chuyển tiếp ‘FTZ’ F-sang-Z của hãng với một số thân máy. Đây được xem là một mức độ hỗ trợ rất ổn dành cho dòng ống kính có sẵn nhưng không có động cơ xử lý lấy nét, tương tự với các ống kính chỉ có AF với động cơ của riêng chúng (AF-S, AF-P và AF-I cũng như những ống kính thứ ba tương thích). Ngàm chuyển F-sang-E cũng có sẵn nhưng hiệu suất còn tùy may rủi.

Các ống kính đời trước thường làm việc đáng tin cậy hơn với thân máy cùng hãng. Tuy nhiên chúng cũng có thể dùng cho các hệ máy khác, do đó tùy vào mức độ mở rộng của bộ ống kính sẵn có mà bạn sẽ nhận ra khả năng để tận dụng hiệu suất thấp hơn thay vì bán tống bán tháo và bắt đầu lại từ đầu, nếu không muốn bị động lệ thuộc vào nhà sản xuất chiếc DSLR của bạn.

Tóm lại

Như mong đợi, gần 5 năm tiên phong và sự cởi mở đối với các nhà sản xuất thứ ba của Sony đã cho phép hãng này xây dựng được một lợi ích đáng kể so với những đối thủ khác, nhưng cả thảy 4 ngàm đều đã bắt đầu nhìn thấy những lỗ hổng trong các dòng ống kính tương ứng của chúng dần được lấp đầy.

Tính về đường dài, có vẻ như 4 ngàm này sẽ được mở rộng để cung cấp một hệ ống kính prime và zoom tầm trung cũng như cao cấp phong phú, nhưng rõ ràng là trước hết, Nikon và Canon phải tập trung lên những nhóm người dùng khác nhau.

Third-party support provides more options in young lens systems. There's even more to be gained when makers of cameras and lenses become partners in a system, as has happened with the L-mount.
Hỗ trợ từ hãng thứ ba đem lại nhiều tùy chọn hơn cho các hệ ống kính còn mới. Thậm chí còn khai thác được nhiều hơn nữa khi các nhà sản xuất máy ảnh và ống kính trở thành đối tác của nhau trong cùng một hệ thống, giống như những gì đã diễn ra với ngàm L.

Quyết định của Nikon và Canon giữ bí mật ngàm của họ với các đối thủ có nghĩa họ có thể kiểm soát sự ổn định của trải nghiệm từ phía khách hàng (mà không liều lĩnh để các ống kính thứ ba đưa ra một tiêu chuẩn khác về tốc độ AF hay độ mượt, ví dụ vậy), nhưng nhược điểm là bạn sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự ưu tiên phát triển và giá bán của hãng, trừ khi bạn vui vẻ nắm bắt cơ hội với các ống kính MF đơn giản.

Các nhà sản xuất thứ ba và khả năng cũng như sự sẵn lòng của họ trong việc sản xuất các ống kính hoàn toàn tương thích trông rất đáng để theo dõi. Tỉ lệ nhận của các máy ảnh Sony E và sự có sẵn của các nguyên mẫu ống kính dường như là quan trọng nhất với các ống kính thứ ba tương lai sẽ được thiết kế xoay quanh chiếc ngàm này. Tuy nhiên vì Sigma đã tham gia liên minh ngàm L, các dòng ống kính khác cũng sẽ bắt đầu hưởng lợi từ việc có thêm nguồn đầu vào.

Theo DPReview