So sánh Canon EOS R5 và EOS R6: 10 điểm khác biệt cơ bản
Canon dấn thân vào thị trường máy ảnh không gương lật từ năm 2012, khởi đầu bằng việc ra mắt mẫu máy ảnh APS-C EOS M đầu tiên. Vào năm 2018, hãng giới thiệu mẫu máy ảnh mirrorless full frame đầu tiên EOS R với một chiếc ngàm khác. Tuy nhiên công bằng mà nói, chẳng có sản phẩm nào phá vỡ được các giới hạn giống như những đối thủ như Sony, Fujifilm hay Panasonic.
Năm 2020, Canon quyết định rút ngắn khoảng cách bằng việc ra mắt bộ đôi EOS R5 và EOS R6, kéo theo hàng loạt đổi mới: cảm biến mới, video 8K, AF ứng dụng công nghệ Deep Learning AI, chụp liên tiếp 20 fps, ổn định hình ảnh 5 trục với cân bằng 8 bước và còn nhiều hơn nữa. Những thông số này có thể xem là đã vượt xa một cuộc cạnh tranh. Thật thú vị khi chúng ta được chứng kiến cuối cùng Canon cũng có thể làm rung chuyển thị trường máy ảnh mirrorless một cách đáng chú ý hơn.
EOS R5 vs. EOS R6: Những điểm chung
Dual Pixel CMOS AF II
Hệ thống nhận diện pha mới của Canon cung cấp độ bao phủ 100% xuyên suốt toàn bộ bề mặt cảm biến khi sử dụng chế độ AF chọn tự động (Face/Eye Detection hoặc Tracking AF), với tối đa 1,053 điểm (lưới 39 x 27). Đối với video, số vùng được sử dụng là 819 (lưới 39 x 27).
Nên lưu ý là đối với các ống kính EF cũ hoặc ống Extender loại I và II, tỉ lệ vùng cảm biến được bao phủ là 80%.
Nếu chọn điểm AF bằng tay (điểm đơn), thì tỉ lệ vùng được bao phủ vào khoảng 90% chiều ngang và 100% chiều dọc, với từ 6072 điểm trở lên để chọn (đối với video là 4968 điểm)!
Tốc độ gọi điểm nhanh, ước tính vào khoảng 0.05 giây.
Độ nhạy sáng đối với Low light AF là -6 EV trên R5 và -6.5 EV trên R6, tính trên khẩu f/1.2. Mức -5 EV áp dụng với video.
Máy có trang bị nhận diện mắt và khuôn mặt đối với người, bên cạnh đó còn bổ sung nhận diện cho động vật với công nghệ Deep Learning. EOS R5 và EOS R6 có thể bám nét cơ thể, khuôn mặt và mắt của mèo, chó và chim kể cả khi chúng đang di chuyển nhanh.
Ổn định hình ảnh trong thân máy
Canon là hãng cuối cùng trong thị trường mirrorless giới thiệu ổn định hình ảnh 5 trục, nhưng có vẻ sự chờ đợi này là xứng đáng.
Cả R5 và R6 đều có khả năng cân bằng đến 8 bước (theo CIPA) khi đặc biệt kết hợp với các ống kính tương thích có trang bị IS. IBIS có thể tự hoạt động hoặc kết hợp với ổn định quang học.
Hãy hình dung thế này: Tốc độ cao nhất cho đến nay là 7.5 EV trên Olympus E-M1 III/E-M1X, hoặc 6.0 EV trên Panasonic Lumix S1.
Điểm đặc biệt ở hệ thống của Canon là sự tương tác qua lại giữa máy ảnh và ống kính. Chip DIGIC X trên thân máy ảnh nhận và phân tích dữ liệu từ các cảm biến gyro và phần mềm trên ống kính, còn ống kính sẽ nhận và phân tích dữ liệu từ cơ chế sensor shift và chip DIGIC X của máy ảnh. Sự trao đổi này được thực hiện ở tốc độ cao và có thể diễn ra là nhờ mối kết 12 chấu của ngàm RF, vốn là một đặc điểm mà Canon từng nhấn mạnh khi mới ra mắt mẫu EOS R đầu tiên.
Con số 8 bước không xuất hiện trên mọi ống kính. Bảng dưới sẽ thể hiện số bước cân bằng đạt được trên những ống kính RF khác nhau:
Hệ thống ổn định cũng làm việc với video và cho phép kết hợp với Digital IS (ổn định điện tử) với hai mức độ (On và Enhanced).
Tốc độ chụp liên tiếp
Mặc cho sự khác biệt về độ phân giải, bộ đôi R mới có cùng các tốc độ burst với nhau: 12 fps với màn trập cơ, hoặc 20 fps với màn trập điện tử. AF-C cũng như Auto Exposure đều làm việc với mọi tốc độ này.
Hiệu suất bộ đệm sẽ có khác khi mà R5 có nhiều độ phân giải hơn R6, cũng như do kích thước tập tin lớn hơn.
EOS R5 có thể ghi được 180 file RAW trước khi bắt đầu giảm tốc độ, trong khi R6 đạt được 240 file RAW (tính ở tốc độ 12 fps).
EOS R5 vs. EOS R6: 10 điểm khác biệt cơ bản
1. Cảm biến 45MP vs 20MP
Điểm khác biệt đáng chú ý đầu tiên là cảm biến ảnh full frame. EOS R5 sở hữu chip mới hoàn toàn 45MP được phát triển song song với các trang bị khác để cho phép máy quay video 8K (chi tiết về điểm này sẽ được khai thác bên dưới).
EOS R6 sử dụng cảm biến 20.1MP quen thuộc từng xuất hiện trên mẫu DSLR flagship EOS-1D X Mark III. Cả R5 và R6 đều có bộ lọc low pass nhưng chiếc trên R6 không tiên tiến bằng chiếc trên 1D X III – từ đó mới có sự khác biệt nhẹ giữa hai chiếc cảm biến.
R5 có dãy nhạy sáng cơ bản là ISO 100 – 51200, từ đó mở rộng xuống ISO 50 và lên tối đa là ISO 102400. Trong khi đó, nhờ số MP thấp hơn, ISO của R6 có thể đạt ngay mức 102400 và mở rộng lên đến ISO 204800.
Bộ đều này cũng là các máy đầu tiên sử dụng chip xử lý hình ảnh mới DIGIC X có nhiều khả năng xử lý tốc độ cao hơn. Tốc độ readout của cảm biến được cải thiện đồng nghĩa lỗi rolling shutter sẽ được giảm thiểu khi sử dụng màn trập điện tử hoặc quay video.
Bên cạnh RAW, C-RAW và JPG, bộ đôi R mới có thể chụp ảnh HDR 10-bit ở định dạng HEIF. Xuất hiện trước trên bộ đôi S1 và S1R của Panasonic, loại file này chứa nhiều dải tần nhạy sáng hơn và có thể xem trên các màn hình HDR tương thích. Nếu chuyển đổi các file HEIF trên máy ảnh và lưu ở định dạng JPG, bạn sẽ đạt được nhiều chi tiết hơn ở vùng sáng và vùng tối khi so với file JPG thông thường.
2. Video 8K vs 4K
Khi Canon mới nhá trước về EOS R5, tin tức gây chú ý nhất chính là khả năng quay video 8K.
EOS R5 có thể quay video 8K đến 30 fps, 4K đến 120 fps. Đây là mẫu máy ảnh mirrorless đầu tiên sở hữu các thông số ấn tượng này. Thêm vào đó, mẫu máy này còn có thể quay video 8K RAW DCI với độ sâu màu 12-bit.
Phim 8K và 4K được quay mà không bị crop cảm biến. 8K và 4K đến 30p đều được quay dư mẫu (đọc toàn bộ điểm ảnh), trong khi 4K tại 60p hoặc 120p bị line skipping. Lưu ý là 4K tại 100/120p có thể quay được với chế độ High Frame Rate đồng nghĩa người dùng có thể tạo hiệu ứng slow motion ngay trên máy ảnh.
EOS R6 không có những khả năng ấn tượng đó, nhưng máy vẫn làm tốt hơn hầu hết những người tiền nhiệm của nó khi có thể quay video 4K đến 60p, 1080p đến 120 fps. 4K/60p sẽ bị crop nhẹ 1.07x.
Bất ngờ là tốc độ khung hình cao nhất trên R5 ở Full HD chỉ là 60p. Nhiều người dùng kỳ vọng con số 240 fps khi mà máy đã có thể quay 120 fps ở 4K.
Trên R5, người dùng có thể chọn giữa các tùy chọn nén ALL-Intra và IPB, trong khi R6 chỉ có IPB (bitrate cao nhất là 340 Mbps).
All-intra trên R5 đi đôi với bitrate như sau:
- 1300 Mbps ở 8K (16:9 và DCI)
- 1800 Mbps ở 4K/120p
- 940 Mbps ở 4K/60p
- 470 Mbps ở 4K/30p
- 230 Mbps ở 1080p 60p
Dual Pixel CMOS AF vẫn hoạt động ở mọi độ phân giải và tốc độ khung hình trên cả hai máy. Giới hạn quay phim thông thường là 30 phút mỗi clip (tính cả 8K trên R5).
Bộ đôi này có thể quay 10-bit 4:2:2 trên máy (codec H.265) với các hồ sơ Canon Log hoặc HDR PQ. HDR PQ thì phức tạp hơn so với HLG, cho phép làm việc với các chuẩn Dolby Vision và HDR10. 10-bit 4:2:2 cũng hỗ trợ với đầu ra HDMI.
Cả hai máy có trang bị đầu vào microphone và đầu ra headphone, cũng như các thiết lập phụ trợ như Zebra, focus peaking Focus Guide và 4K Time-Lapse.
3. Dual Pixel RAW
Ra mắt trên mẫu DSLR EOS 5D Mark IV, chế độ Dual Pixel RAW sử dụng công nghệ của hệ thống Dual Pixel CMOS AF nhằm ghi một file RAW đặc biệt có chứa các thông tin chiều sâu được phân tích bởi các điểm ảnh nhận diện pha. Trang bị này cho phép người dùng thay đổi một số thứ ở khâu hậu kỳ như lấy nét, bokeh và lóa sáng, bằng cách sử dụng phần mềm Canon Digital Photo Professional.
Vốn người dùng chỉ có thể điều chỉnh rất ít, nhưng có vẻ như Canon đã cải thiện điều này trên EOS R5. Giờ đây bạn có thể điều chỉnh luôn độ rõ của hậu cảnh và ánh sáng trên mặt một người.
R6 không có Dual Pixel RAW.
4. Thiết kế và bộ điều kiển
EOS R5 và EOS R6 sở hữu ngoại hình na ná nhau xét về dáng máy và bố cục nút. Các thông số kích thước về cơ bản là giống nhau, nhưng R5 nặng hơn một chút.
- R5: 138 x 97.5 x 88.0mm, 738g (gồm pin và thẻ nhớ)
- R6: 138 x 97.5 x 88.4mm, 680g (gồm pin và thẻ nhớ)
Bộ đôi này có khung máy làm từ hợp kim magne, mặt trước được cải thiện độ cứng cáp bên trong. rigidity. Hai máy đều kháng thời tiết hoàn toàn, trang bị kháng thời tiết trên R5 có vẻ tương tự với mẫu DSLR EOS 5D IV. R5 trang bị màn trập có tuổi thọ 500,000 lần đánh, còn của R6 là 300,000.
Bố cục nút là giống nhau ở phía trước và sau. Tuy nhiên về mặt trên, R5 có một màn hình LCD phụ để kiểm tra thông số nhanh thay vì nút xoay chế độ truyền thống trên R6. Để thay đổi chế độ trên R5, người dùng sẽ bấm vào nút M kết hợp với nút xoay phía trước và phía sau, màn hình cảm ứng hoặc bánh xe phía sau.
5. Khung ngắm và màn hình phía sau
R5 có khung ngắm điện tử 5.76 triệu điểm. R6 có khung ngắm điện tử 3.69 triệu điểm. Các thông số khác đều giống nhau:
- Độ phóng đại 0.76x
- Tốc độ refresh 120 Hz
- Eyepoint 23mm
Cả hai máy đều trang bị màn hình cảm ứng LCD xoay lật đa góc ở mặt sau, nhưng có đặc điểm khác nhau. Trên R5 là màn hình 3.15 inch và có độ phân giải 2.1 triệu điểm, còn trên R6 là màn hình 3.0 inch và có độ phân giải 1.62 triệu điểm.
6. Thẻ nhớ
Tin vui đối với nhiều người là cả EOS R5 và EOS R6 đều có hai khay thẻ nhớ.
R6 sử dụng chuẩn thẻ nhớ SD đối với cả hai khay và tương thích với UHS-II.
R5 có một khay dùng thẻ nhớ CFexpress và một khay cho thẻ SD UHS-II. Thẻ CFexpress phải thuộc loại B cho phép nó tương thích với chuẩn XQD, tương tự trên bộ đôi của Z6 và Z7 của Nikon cũng như chiếc Lumix S1R của Panasonic.
Lưu ý là bạn không thể quay video 8K lên thẻ SD trên R5; mà cần dùng thẻ CFexpress.
7. Kết nối không dây
Ngoài Wi-Fi 2.4Ghz cũng trang bị trên R6, R5 còn có thêm protocol 5.0Ghz hỗ trợ nhiều hơn: cho phép kết nối với server FTP hoặc gửi ảnh đến thiết bị di động nhanh hơn nhiều.
Canon đồng thời cung cấp tùy chọn Bộ phát vô tuyến WFT-R10 trông như một phiên bản khác của Báng pin BG-R10 nhưng bao gồm hỗ trợ 5Ghz 802.11ac để tăng cường tín hiệu, cùng với một cổng Ethernet.
Bluetooth có trên cả hai máy, cho phép kết nối liên tục, kết nối tự động với một thiết bị được liên kết hoặc bổ sung thông tin GPS lên ảnh.
8. Thời lượng pin
Bộ đôi R mới sử dụng phiên bản mới của pin LP-E6 là LP-E6NH, tăng dung lượng từ 14Wh lên 16Wh.
R5 được đánh giá với 320 shot chụp bằng EVF hoặc 490 shot chụp bằng LCD. Nếu tăng live view lên 120 fps, con số sẽ rơi lần lượt vào khoảng 220 và 320 (CIPA).
R6 chụp được 380 shot với EVF hoặc 510 shot với LCD. Ở tốc độ 120Hz, con số sẽ rơi lần lượt vào khoảng 250 và 360.
Cả hai máy đều sạc USB nhưng bạn sẽ cần một bộ sạc công suất cao.
9. Voice Tagging
Một điểm khác biệt nhẹ nữa là R5 có chức năng ghi âm tích hợp; có riêng một nút để kích hoạt ở mặt sau, nằm phía trên bên trái của máy, bên cạnh nút menu.
Trang bị này hữu ích khi cho phép ghi memo nhanh trong lúc chụp người hoặc trong những tính huống cần thêm ghi chút cho một khung hình hoặc khoảnh khắc nhất định.
10. Giá bán
EOS R5 có giá khởi điểm $3900, trong khi của R6 là $2500. Đây là giá áp dụng cho thân máy lẻ, tính ở thời điểm tháng 7/2020.
Kết
Canon EOS R5 và EOS R6 ngay từ trên giấy tờ đã là những sản phẩm xuất sắc. Bộ đôi này cho thấy giờ đây Canon muốn thâu tóm thị trường mirrorless full frame đến mức nào.
Chúng ta sẽ còn phải chờ xem các cảm biến của cặp máy mới này so với các máy của Sony sẽ ra sao, cách chúng hoạt động với hệ thống AF mới, cũng như liệu có các vấn đề về quá tải nhiệt khi quay phim (nhất là trường hợp của R5). Đặc biệt với điểm thứ ba, theo một chia sẻ thú vị trên trang EOSHD chuyên chia sẻ các thông tin chính thức mà Canon cung cấp cho các nhà thỏa thuận: R5 dường như dễ bị sập sau 20 phút quay ở chế độ 8K.
Bên cạnh đó, Canon cũng dành nhiều nỗ lực cho phía ống kính. Tuy chúng ta vẫn cần nhiều tùy chọn có giá cả phải chăng hơn (nhất là dòng prime), nhưng bộ ba zoom f/2.8 thần thánh đã ra mắt đầy đủ, cũng như trong dòng f/1.2 cũng có vài cái tên sáng giá, và giờ thì ta còn có cả những ống telelphoto cực đại, bao gồm hai ống kính prime là 600mm f/11 và 800mm f/11.
Công nhận là f/11 không quá hấp dẫn nhưng các ống kính này lại nhỏ gọn và có giá khá ổn, thêm nữa đây là một nước đi mà chưa có ai từng đi tính tới thời điểm hiện tại trong phân khúc máy ảnh full frame, do đó chúng kích thích rất nhiều trí tò mò về khả năng ứng dụng thực tế của chúng.
Theo Mirrorless Comparison