Home > So Sánh > So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng
So Sánh

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng

Ra mắt vào giữa tháng 2, máy ảnh Fujifilm X-H1 trở thành chiếc máy ảnh cao cấp nhất tính đến thời điểm hiện tại trong series X, nâng cao kỳ vọng trước những gì X-T2, vốn là kẻ thống lĩnh vị trí hàng đầu trước đó, sở hữu.

Nhiều đánh giá cho rằng X-H1 là “X-T2 phiên bản có ổn định hình ảnh”. Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận hoàn toàn, đó là các cải tiến trên X-H1 giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm của người sử dụng.

X-T2X-H1 đều có những điểm chung như sau:

  • Cảm biến X-Trans III APS-C 24.2MP
  • Bộ xử lý X-Processor PRO
  • ISO 200-12800 (mở rộng 100, 25600, 51200) với ảnh tĩnh
  • Màn hình LCD xoay được 3 hướng
  • Joystick AF
  • Tốc độ chụp liên tục (8 fps / 11 fps với battery grip / 14 fps với màn trập điện tử)
  • Tốc độ màn trập (1/8000 giây với màn trập cơ học / 1/32000 giây với màn trập điện tử)
  • Tốc độ đồng nhất đèn flash 1/250 giây
  • Thẻ SD kép với UHS-II tương thích
  • Có battery grip ngang đi kèm để cải thiện hiệu suất (VPB-XH1 và VPB-XT2)

Ổn định cảm biến tích hợp trong body

X-H1 là chiếc máy ảnh đầu tiên trong series X của Fujifilm có hệ thống chống rung 5 trục tích hợp trong thân máy. Mức chống rung tối đa lên đến 5Ev (theo tiêu chuẩn CIPA), tuy nhiên hiệu suất có thể tùy biến phụ thuộc vào ống kính mà bạn sử dụng. Ví dụ, Fujifilm tuyên bố hiệu suất tăng đến 5.5Ev với ống kính XF 35mm f1.4, nhưng với XF 18-55mm, hiệu suất này ở mức 3.5Ev.

X-H1 sử dụng bộ xử lý kép để phân tích và tính toán các điều chỉnh cần thiết đề bù cho việc máy bị rung. Fujifilm khẳng định X-H1 là chiếc máy ảnh duy nhất trên thị trường tính đến hiện tại sử dụng nhiều hơn một bộ xử lý đơn, đồng nghĩa X-H1 sẽ chạy nhanh hơn.

Trên thực tế Fujifilm là tay chơi mirrorless cuối cùng tham gia vào cuộc chạy đua áp dụng công nghệ này, vậy nên cũng khá là thú vị khi chứng kiến X-H1 nổi bật trên các đối thủ khác của nó.

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng giống nhau, mà lại khác nhau

Về phần X-T2, vì không có phần ổn định tích hợp nên bạn chỉ có thể trông đợi vào bộ ổn định quang học của ống kính OIS Fujinon hoặc tripod để đạt được kết quả tốt nhất ở tốc độ màn trập chậm.

Video

X-H1 là chiếc máy ảnh video cao cấp nhất đến từ Fujifilm tính đến hiện tại.

X-H1 có thể quay phim 4K lên đến 30fps và 200Mbps, ngoài ra còn có quay mô phỏng điện ảnh Cinema 4K / DCI (4096 x 2160) 24p. Ở 1080 máy có thể quay phim lên đến 120fps cho kết quả slow motion tốt hơn.

X-T2 cũng có khả năng quay 4K, tuy nhiên tốc độ bit chỉ 100Mbps. Ở chế độ Full HD, tốc độ khung hình không đạt đến 60fps.

Cả hai máy đều cắt cảm biến 1.17x khi quay phim 4K.

Có một số điểm khác biệt cần lưu ý để đạt được thời lượng tối đa mỗi video: chiếc X-H1 có thể quay 4K lên đến 15 phút hoặc Full HD trong 20 phút, ngược lại X-T2 bị giới hạn còn 10 phút khi quay 4K hoặc 15 phút Full HD. Hai máy đều có kèm battery grip ngang, đồng thời tăng thêm tối đa 30 phút ở mỗi định dạng.

X-H1 bao gồm các tính năng bổ sung được thiết kế cho video như Movie Silent Control, giúp tắt đĩa phơi sáng và vòng khẩu độ, cho phép bạn thiết lập tùy chỉnh bằng cách sử dụng màn hình cảm ứng, joystick AF hoặc bảng điểu khiển 4 điều hướng để tránh gây tiếng động do các đĩa cơ.

Một tùy chọn được hoan nghênh khác dành cho các nhà làm phim là khả năng thiết lập tốc độ màn trập tương đương cho các góc màn trập 360, 180 và 90 độ (1/24, 1/48, 1/96, 120 và 1/240) khi quay ở 24, 30 và 60fps.

Điểm cuối là X-H1 có một bước cải thiện ISO ở chế độ movie, là 25600 thay vì 12800.

F-Log

X-H1 là máy ảnh đầu tiên của Fujifilm quay F-Log internal trên thẻ SD, thay vì chỉ trích xuất thông qua cổng HDMI như X-T2. Quay phim internal recording duy trì ở tỉ lệ 4:20 8 bit, nhưng cả hai máy X-H1 và X-T2 đều có thể xuất output tỉ lệ 4:2:2 8 bit qua cổng HDMI.

F-Log cho phép bạn quay được hình ảnh phẳng hơn, trung tính hơn với dải nhạy sáng rộng hơn profile hình ảnh tiêu chuẩn.

Chế độ mô phỏng phim ETERNA và thiết lập DR  

Mỗi chế độ mô phỏng film mới lại được công bố cùng lúc với một chiếc máy ảnh Fujifilm mới. Trong trường hợp này, đó là ETERNA và X-H1.

Chế độ mới gọi tên là ETERNA và được thiết kế riêng biệt cho video. Chế độ này mô phỏng lại nước phim điện ảnh với độ bão hòa màu và các tông highlight/shadow nhẹ nhàng, giúp sản phẩm đầu ra linh hoạt hơn so với các chế độ mô phỏng khác. ETERNA cũng mang đến một điểm nữa là tổng số khung hình/phút có thể lên tới 16.

Không như X-T2, bạn có thể điều chỉnh thiết lập DR cho video của mình trên X-H1. Theo Fujifilm, sự kết hợp của ETERNA và DR400% sẽ mang mở rộng khả năng của dải nhạy sáng lên đến 12 stop và có thể sánh được với F-Log.

Kính ngắm điện tử và màn hình LCD

Mặc dù cả X-H1X-T2 đều sở hữu kính ngắm điện tử OLED, kính ngắm của X-H1 lại có độ phân giải cao hơn với 3.69 triệu điểm ảnh, trong khi của X-T2 là 2.36 triệu điểm ảnh. Tuy nhiên độ mở của kính ngắm X-T2 lại cao hơn với 0.77x, trong khi của X-H1 là 0.75x.

Cả hai kính ngắm đều có thời gian phản hồi cực ngắn là 0.005 giây, tốc độ khung hình tối đa 100fps, tránh được trường hợp bị giật (lag). X-H1 có thời gian blackout ngắn hơn 100ms khi sử dụng cùng màn trập điện tử cửa trước.

Màn hình LCD phía sau máy vẫn là loại kích thước 3.0” với 1,040,000 điểm ảnh phân giải và 3 hướng xoay cơ học. Tuy nhiên, màn hình của X-H1 có thêm chức năng cảm ứng, nghĩa là bạn có thể di chuyển điểm lấy nét bằng ngón tay của mình hay kể cả trong lúc nhìn vào kính ngắm.

Trên đỉnh máy, bạn cũng sẽ thấy thêm một màn hình LCD đơn màu phụ hiển thị các thông số quan trọng và tương đồng với GFX 50S, LCD này cũng có thể tùy chỉnh dễ dàng.

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng

Ngoại hình chất lượng

Theo Fujifilm, có thể trông đợi vào 19 cải tiến cơ học trên thân máy X-H1 so với X-T2.

Một trong những điểm khác biệt nổi bật nhất là chiếc grip mở rộng ở phía trước, với mục đích làm chiếc máy ảnh dễ cầm hơn khi sử dụng thêm các ống kính telephoto lớn.

Grip lớn này chịu trách nhiệm một phần cho trọng lượng của máy.

  • X-H1: 139.8 x 97.3 x 85.5mm; 673g (đã gồm pin và thẻ SD)
  • X-T2: 132.5 x 91.8 x 49.2mm; 507g (đã gồm pin và thẻ SD)

 

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng

Ngoài ra lý do cho trọng lượng của X-H1 còn nằm ở bộ khung chất liệu hợp kim magiê 25% dày hơn của X-T2. Chất liệu này cũng giúp X-H1 chắc chắn hơn và chống trầy xước hiệu quả. Ngàm ống kính cũng được củng cố hơn.

Các nút trên mặt sau của máy mở rộng, phần grip của đĩa điều khiển được cải tiến. Bổ sung mới trên máy là nút AF-ON, ứng dụng kích hoạt lấy nét tự động tốt nếu bạn không thích dùng nút cửa trập. Nút bấm cửa trập có tích hợp lá nhíp cơ học khiến nó nhạy hơn, chạy mượt hơn khi nhấn quay phim.

So sánh X-H1 và X-T2: Tưởng không khác mà khác không tưởng

Cả hai máy sở hữu chỗ cắm thẻ SD kép, nhưng chỉ X-H1 mới cho phép quay chuyển tiếp từ thẻ này sang thẻ khác, sau khi thẻ trước đã đầy.

X-H1 và X-T2 đều có battery grip đi kèm (VPB-XH1 and VPB-XT2), không hoán đổi được. Ngoài tăng tuổi thọ của pin, các grip này cũng giúp tăng tốc độ chụp liên tục, tốc độ khung hình, thời gian phản hồi của máy ảnh và thời gian quay phim 4K.

Thuật toán lấy nét tự động nâng cấp

Mặc dù cả hai chiếc máy ảnh sở hữu hệ thống lấy nét tự động tương tự nhau, X-H1 có lợi thế từ thuật toán lấy nét tự động được nâng cấp, giúp cải thiện độ chính xác và tốc độ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.

So với X-T2, độ nhạy lấy nét tự động theo pha được cải thiện bằng 1.5 stop (từ 0.5 EV đến -1.0 EV), phạm vi mở rộng tăng từ f/8 đến f/11. Điều này đồng nghĩa khi sử dụng XF 100-400mm với TC 2.0x, máy ảnh có thể áp dụng lấy nét theo pha cho kết quả ấn tượng hơn.

Một cải thiện khác là chế độ lấy nét liên tục cho phép hiệu suất chụp tốt hơn khi zoom.

Cuối cùng, thuật toán lấy nét tự động có thể dò được chủ thể đang di chuyển với vận tốc lớn ổn định hơn, như chim chóc, động vật, bởi chiếc máy ảnh mới có thể trích xuất và phân tích nhiều dữ liệu hơn cùng lúc từ những điểm lấy nét tự động.

Mọi đặc tính của hệ thống lấy nét tự động trên X-H1 được duy trì như cũ từ chiếc X-T2, bao gồm:

  • Lựa chọn giữa lưới 13×25 (325 điểm) và 7×13 (91 điểm)
  • Lấy nét tự động đơn, lấy nét tự động theo vùng, tùy chọn Wide/Tracking

Màn trập điện tử cửa trước

X-H1 trở thành chiếc máy ảnh thứ hai của Fujifilm sau chiếc GFX có tích hợp màn trập điện tử cửa trước (EFCS).

Mục đích của EFCS là để làm giảm các xung động màn trập do màn trập cơ học gây ra. Nó đặc biệt hữu ích khi tác nghiệp với marco hoặc telephoto, hoặc với ổn định hình ảnh khi chụp ở tốc độ màn trập chậm. Đồng thời nó cũng giúp nâng tốc độ chụp liên tục thấp CL đến 6fps. (Với màn trập cơ học, tốc độ màn trập thấp CL được quy 5fps cho cả hai máy.)

Ngược lại, trên X-T2 chỉ có hai tùy chọn màn trập: một màn trập điện tử hoàn toàn và một màn trập cơ học.

Theo Fujifilm, X-H1 còn được nâng cấp bộ đệm cơ học chống xung động màn trập, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ rung máy để tối ưu hiệu ứng ổn định hình ảnh đầu ra.

Flicker Reducing Mode

Ánh sáng nhân tạo tạo ra nhiều cường độ và bước sóng khác nhau, dẫn đến các biến đổi liên tục về độ sáng và nhiệt độ màu sắc.

Để tránh hiện tượng này, X-H1 được trang bị chế độ giảm chớp sáng (Flicker Reducing Mode), giữ độ phơi sáng ổn định trong suốt quá trình chụp liên tục, kể cả trong điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang và đèn thủy ngân.

Kết nối Bluetooth

Không như X-T2 chỉ có kết nối WiFi, X-H1 sở hữu kết nối Bluetooth 4.0 cho hiệu suất truyền hình ảnh nhanh chóng và đơn giản hơn đến thiết bị smartphone (iOS hoặc Android). Kết nối Bluetooth giúp duy trì độ ổn định giữa máy ảnh và thiết bị nhận, cũng như tiết kiệm năng lượng đáng kể.

Tuổi thọ pin

Một điểm nhỏ nhưng cũng đáng lưu ý chính là tuổi thọ pin. Theo tiêu chuẩn CIPA, X-T2 có thể chụp tới 340 bức/lần sạc, tuy nhiên trên X-H1 con số này chỉ là 310 bức.

Khi quay 4K, X-H1 quay được xấp xỉ 35 phút, trong khi X-T2 có thể quay được thêm 5 phút nữa.

Có thể làm tăng tuổi thọ pin cả hai máy bằng cách lắp thêm battery grip đi kèm.

 

(Theo mirrorlesscomparison)