Home > So Sánh > So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già
So Sánh

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Fujifilm mới đây vừa cho ra mắt chiếc máy ảnh thế hệ tiếp theo của series máy ảnh X: X-T100.

Điều này không thể tránh khỏi việc “lính mới” được đặt lên bàn cân so sánh với thế hệ đi trước của nó, cụ thể ở đây là một cái tên có tiếng của Fujifilm: X-T20. Trong khi X-T100 phù hợp cho người mới bắt đầu với mức giá khá rẻ, thì đàn anh X-T20 lại là mẫu máy ảnh tầm trung dành cho các tay chơi chuyên nghiệp.

fujifilm-xt100-vs-xt20

X-Trans vs Bayer

Mặc dù đều cùng sở hữu xuất phát điểm là bộ cảm biến CMOS APS-C với khoảng 24 triệu điểm ảnh, X-T100 sử dụng loại cảm biến Bayer cơ bản, trong khi X-T20 lại sử dụng cảm biến X-Trans III truyền thống của Fujifilm.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Ở công đoạn chỉnh ảnh hậu kỳ với các phần mềm chỉnh sửa, có vẻ hình ảnh của X-T100 sẽ được ưu ái hơn, bởi có rất ít phần mềm mặn mà trong khâu kết xuất các tiểu tiết từ file X-Trans RAW của X-T20.

Thiết kế thân máy

Chiếc máy ảnh Fujifilm X-T100 mang tiếng dành cho người mới chơi nhưng lại có kích thước thân máy lớn hơn và nặng hơn, so với người đàn anh tầm trung X-T20. Có thể thấy rõ khác biệt này qua thông số cụ thể:

  • X-T100: 121 x 83 x 47.4 mm, 448g đã gồm pin và thẻ SD
  • X-T20: 118.4 x 82.8 x 41.4 mm, 383g đã gồm pin và thẻ SD

Tất nhiên là kích cỡ của X-T100 sẽ còn tăng lên khi bạn lắp thêm grip (kèm trong hộp). Trong khi X-T20 đã có sẵn grip ngay trên thân máy, mà trọng lượng cũng chỉ loanh quanh của X-T100 thôi.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Về cơ bản, X-T20 được nhắm cho người chơi chuyên nghiệp nên nó cũng có bố trí vòng xoay khác hẳn: điều khiển tốc độ màn trập, chụp bù phơi sáng, chế độ chụp liên tiếp, chụp chênh sáng (bracketing mode), và các vòng điều khiển đôi ở trước và sau máy. Còn có một vòng focus lever chỉnh tay ở phía trước cho phép bạn chuyển đổi giữa các chế độ lấy nét tự động: lấy nét bằng tay, lấy nét một lần hay lấy nét liên tục.

X-T100 thì có bộ vòng xoay ít phức tạp hơn. Vẫn là một vòng PSAM tuyền thống trên đầu máy, hai vòng xoay chức năng để sử dụng các thiết lập tùy chọn của chính bạn và một vòng điều khiển trên thân máy. Buồn một nỗi là máy không có vòng focus lever ở phía trước.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Một điểm sáng giá khác của X-T100 là sự đa dạng phiên bản màu sắc. “Lính mới” của Fujifilm có ba lựa chọn màu là đen, màu bạc xỉn và màu vàng đồng. X-T20 thì khiêm tốn hơi, chỉ có hai phiên bản màu là đen và bạc truyền thống.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Cả hai đều có bọc giả da và plate kim loại. Nếu X-T100 có plate trên làm từ anodized aluminum (nhôm anode hóa), thì X-T20 lại có plate trên và đế làm từ magnesium alloy (hợp kim magiê).

Màn hình LCD

X-T100 X-T20 đều sở hữu màn hình LCD có khớp nối nhưng hoạt động theo các phương thức khác nhau.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Fujifilm X-T20 chỉ có hai cách lật màn hình cơ bản là lật lên và lật xuống.

X-T100 thì linh hoạt hơn một chút khi có ba cách lật màn hình, gồm hai chiều lật lên – xuống cơ bản và một chiều lật sang bên cạnh. Đây là lợi điểm sáng giá cho các tín đồ của chụp hình selfie và làm vlog.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Kích thước màn hình đều là 3”, phân giải 1.040k điểm ảnh, đồng thời nhờ có cập nhật phần cứng trên X-T20 mà cả hai máy có chung khả năng cảm ứng như Touch Shooting, lấy nét tự động, lướt và pinch hình ở chế độ xem lại. Bạn cũng có thể điều chỉnh điểm AF bằng vừa cách chạm màn hình vừa ngắm qua EVF.

Thiết lập video

Cả hai máy đều có khả năng quay phim 4K. Tuy nhiên,  phiên bản X-T20 rõ ràng có lợi thế hơn khi tốc độ khung hình tối đa lên đến 30 fps, gấp đôi những gì X-T100 sở hữu – chỉ 15 fps. Ở chế độ Full HD, hai máy có tốc độ khung hình tối đa 60 fps.

Điểm cứu rỗi X-T100 là thời lượng quay phim tối đa, lên đến 30 phút kể cả quay 4K hay Full HD, lần này hơn gấp đôi X-T20 sở hữu 15 phút Full HD và chỉ 10 phút quay 4K. Một sự thật thú vị là: X-T100 là chiếc máy ảnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của Fujifilm có tiêu chuẩn quay 30 phút, vượt trội hơn cả X-H1 cao cấp trừ khi lắp thêm grip đi kèm.

Một tính năng khác nữa của Fujifilm X-T100 là chế độ quay phim tốc độ cao (High Speed). Đúng như tên gọi, bạn có thể quay HD lên đến tốc độ quad cho các đoạn phim slow motion.

X-T100 và X-T20 có jack cắm mini 3 cực 2.5 mm cho phép bạn cắm microphone.

Tốc độ chụp liên tục và bộ đệm

X-T20 phù hợp hơn khi chụp thể thao hay chụp hành động. Với màn trập điện tử (ES) hoạt động, tốc độ tối đa đạt đến 14 fps, mà khi chuyển sang màn trập cơ học (MS) tốc độ sẽ giảm xuống 8 fps tạm chấp nhận. Ngoài ra có ba mức tùy chọn thấp hơn khác là 5 fps, 4 fps và 3 fps.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Với X-T100, bạn chỉ được quyền chọn giữa hai mức tốc độ là 6 fps và 3 fps.

Về độ sâu của bộ đệm, nhìn chung X-T20 linh hoạt hơn. Bạn có thể chụp 42 bức JPG hoặc 23 bức RAW liên tục ở tốc độ 14 fps, nhưng X-T100 sẽ chỉ chịu được 26 JPG ở mức 6 fps mà thôi.

Hệ thống lấy nét tự động

X-T100X-T20 sử dụng cùng một hệ thống lấy nét tự động lai thông minh. X-T100 có 91 khoảng trên lưới 13 x 7, thì X-T20 lại có đến 325 khoảng trên lưới 25 x 13. Tuy nhiên, lưới này chỉ tồn tại ở chế độ lấy nét đứng.

X-T100 có hệ thuật toán lấy nét tự động được phát triển mới, thiết kế riêng cho các dòng sản phẩm flagship của series X. Chiếc X-A5 cũng dùng chung hệ thống lấy nét tự động lai với X-T100 (ngoại trừ hệ thuật toán mới) nhưng thực tế không gây ấn tương lắm, nhất là khi thêm ống kính kit. Bởi vậy hy vọng thuật toán mới trên X-T100 sẽ giúp cải thiện hiệu suất chụp.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Hiệu suất của X-T20 được đánh giá là có điểm tương đồng X-T2, và đúng là thế thật, kể từ khi X-T20 được cập nhật thêm vài phần mềm thích hợp kết hợp với phần cứng. Thứ duy nhất có thể tìm thấy trên X-T20 là thiết lập tùy chọn AF-C, được thiết kế riêng cho hệ thống AF để chụp trong những trường hợp đặc biệt.

Đèn flash pop-up

Cả hai chiếc máy ảnh của Fujifilm được trang bị đèn flash pop-up built-in, nằm trên EVF. Điểm khác biệt duy nhất là X-T20 có thông số dẫn 7 trên ISO 100, cao hơn một chút so với 5 của X-T100.

Kết nối Bluetooth

Bắt kịp xu hướng, X-T100 cũng tích hợp kết nối Bluetooth. Còn X-T20, vốn là thế hệ cũ, an phận với WiFi là lẽ thường tình.

Phải hiểu là Bluetooth khác WiFi: Bluetooth cho phép duy trì kết nối giữa máy ảnh và thiết bị thông minh ít hao năng hơn và có thể dùng để ghi lại dữ liệu định vị, trong khi WiFi thì không.

Tính năng khác

Cả hai máy X-T có các tính năng bổ sung khá là hợp lý, gồm có timelapse, nhận diện khuôn mặt và mắt, các filter nâng cao, đa phơi sáng và chụp chênh sáng.

Riêng X-T100 còn sở hữu các chế độ mới như chụp liên tục 4K và lấy nét đa điểm. Bạn có thể chụp hàng loạt ảnh 4K ở các khoảng lấy nét khác nhau, hoặc quay timelapse 4K ở mức 15 fps. Đồng thời X-T100 cũng có nhiều tùy chọn timer riêng có lợi cho các tín đồ selfie, gồm có Smile, Buddy, Group, và Face Auto Shutter.

So sánh Fujifilm X-T100 và X-T20: Khi măng non gặp tre già

Về phần X-T20 cũng có sở hữu riêng cho mình chế độ quay phim mô phỏng trắng đen Acros, cho phép bạn áp dụng filter vàng/xanh/đỏ hoặc hiệu ứng Grain. Máy cũng có thêm hai filter nâng cao mới là Fog Remove và HDR Art. Đồng thời X-T20 mang đến chất lượng hình ảnh mãn nhãn nhất trên file RAW 14 bit.

Cùng với mức giá trung bình rẻ hơn, Fujifilm X-T100 vẫn được xem là lựa chọn tiềm năng cho những người chơi mới hoặc có nhu cầu tìm kiếm các máy có mức giá hợp túi tiền. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn cần bỏ qua X-T20, khi mà bản thân máy đã chứng minh và được kiểm chứng được các tính năng xuất sắc và nhất là mọi đầu tư đều có ý nghĩa.

Cùng xem video so sánh thông số của X-T100 vs X-T20

 

(Theo mirrorlesscomparison)